SÁCH ĐỌC HÀNG NGÀY VÀ KHO SÁCH 5
Xứ Đông Dương (tên tiếng Pháp là L’Indo-Chine francaise: Souvenirs) là hồi ký của Joseph Athanase Paul Doumer (1857 – 1932). Tác giả là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 tới 1902, là Tổng thống Pháp từ 1931 tới 1932.
Cuốn hồi ký ghi lại lịch sử năm năm Paul Doumer cai quản Đông Dương qua bảy chương sách. Ở chương đầu, tác giả kể hành trình nhậm chức từ Paris tới Sài Gòn bấy giờ. Các chương tiếp theo đặt theo tên những địa danh: Tổng quan về Đông Dương, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên, Ai Lao. Bằng con mắt quan sát, tác giả dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế mỗi vùng. Ở chương cuối – Sự trỗi dậy của Đông Dương – tác giả tổng kết sứ mệnh toàn quyền Đông Dương của mình. Ông tự nhận đã tạo ra “một nền hòa bình vững chắc”, “một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng hệ thống giao thông cơ bản”.
Theo ngòi bút của Paul Doumer, độc giả được du ngoạn qua các vùng miền khác nhau với bản sắc riêng cùng những điểm yếu của Xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX.
Nhận định
“Cuốn sách truyền tải rất nhiều thông tin về xứ Đông Dương, nhất là về một giai đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt về nhận thức trong xã hội Việt Nam lúc đó. Những năm tháng này cùng những sự kiện diễn ra mang đậm dấu ấn lịch sử cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, tránh những thành kiến và phê phán một chiều”.
(Phó Giáo sư Dương Văn Quảng – Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp)
SÁCH – MỤC LỤC – ĐỌC VÀ TẢI VỀ
- Xứ đông dương – Paul Doumer (Toàn quyền đông dương 1897-1902)
- Văn vật ẩm thực đất thăng long – Lý Khắc Cung
- Tuyển tập thơ đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam
- Tục ngữ ca dao Việt Nam tuyển chọn
- Trông giòng sông vị văn chương và thân thế Trần Tế Xương – Trần Thanh Mại
- Tôi tự học – Nguyễn Duy Cần
- Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng
- Món lạ miền nam – Vũ Bằng
- 84 món nhậu độc đáo nhất của Việt Nam – Vua Đầu Bếp
- Học ăn học nói học gói học mở – Phạm Đức
- Hà Nội Văn Hóa Và Phong Tục – Lý Khắc Cung
- Đời viết văn của tôi – Nguyễn Hiến Lê
- Để thành nhà văn – Nguyễn duy Cần
- Con Trâu – Trần Tiêu
- Bàn về Văn Minh – Fukuzawa Yukichi
Hoặc, chọn và bấm trên máy tính, chạm trên điện thoại (vào ảnh bìa) những cuốn sách dưới đây; Để đọc và tải về!!!!!!!
XEM GIỚI THIỆU VÀ NGHE ĐỌC MỘT SỐ CUỐN SÁCH
Đời Viết Văn Của Tôi – Nguyễn Hiến Lê
Nguyễn Hiến Lê (ngày 8 tháng 1 năm 1912 – ngày 22 tháng 12 năm 1984) là học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, v.v.
Trong bộ Hồi Ký dầy trên bảy trăm trang ông viết về gia đình, đời sống, đời viết văn của mình và ghi những nét chính về xã hội Việt Nam từ sau thế chiến thứ nhất tới nay…
Viết về cuộc đời viết văn của mình; Ông viết, “đời tôi tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi viết để học, và học để viết. Cho nên chép về đời văn của tôi, tôi phải nhắc trước hết đến việc tự học, mà hai môn quan trọng nhất tôi tự học là Hán tự và Anh ngữ, nhờ đó tôi mới có những chìa khoá để mở mang thêm kiến thức, mới viết được nhiều và được độc giả chú ý tới”…
Xem thêm về học giả Nguyễn Hiến Lê Tại đây!!!!!!
Để Thành Nhà Văn và Tôi Tự Học – Nguyễn Duy Cần
Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà văn, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20.
Ông làm nghề viết sách, dạy học, lương y, nghiên cứu Đạo học, Kinh Dịch, với các biệt hiệu: Thu Giang, Hoàng Hạc, Bảo Quang Tử, Linh Chi… Ông sống cùng thời với các học giả và nhà văn như: Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Hoàng Xuân Việt, Phạm Cao Tùng…
Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.[1]
Sách “Tôi Tự Học” của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp.
Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”. Cuốn sách này tuy đã được xuất bản từ rất lâu nhưng giá trị của sách vẫn còn nguyên vẹn.
Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.
Để Thành Nhà Văn là cuốn sách hướng dẫn người đọc cách trở thành nhà văn, không chỉ giỏi về kỹ thuật viết mà còn về nhân cách, tinh thần của một nhà văn chân chính. Qua cuốn sách này, tác giả Nguyễn Duy Cần đã trao đổi với bạn đọc một cách chân tình những kinh nghiệm và bí quyết để trở thành nhà văn, nhà phê bình văn học đứng đắn và xứng đáng với tên gọi của nó.
***
Có lẽ vì đã viết được một vài quyển sách, thảo được một vài bài báo… mà có một vài bạn trẻ gán cho mình danh hiệu “nhà văn”, và đòi hỏi mách cho những bí quyết để trở thành “nhà văn”… Ôi, kinh nghiệm của đôi ba mươi năm cầm bút, lại cũng không do trường chuyên môn văn chương nào đào tạo cả, thì biết gì mà chỉ dẫn! Sự thực là thế. Lời nói đây là lời nói chân thành. Tôi chỉ viết khi nào tôi cảm thấy cần phải nói lên một điều gì thôi.
Tuy nhiên, phàm đã cầm bút, thì dù cho ai, cũng không thể không nghĩ về những mật pháp của một nhà văn. Kẻ cầm bút này cũng đã từng trải qua tâm trạng thắc mắc ấy của các bạn thanh niên hiếu học có cao vọng muốn thành nhà văn.
Những mật pháp của nhà văn, ta phải hỏi ai và hỏi đâu? Thiết tưởng không có cách nào hay hơn là hỏi những nhà văn tên tuổi và tài hoa đã được người người đủ mọi thế hệ nhìn nhận.
Thật vậy, một mình mình có thể lầm, một thế hệ có thể lầm, nhưng mọi thế hệ, mọi dân tộc ít khi lầm. Kinh nghiệm của họ, đối với ta sẽ vô cùng quý báu, đỡ cho ta những dò dẫm, vụng về, đã chẳng những mất rất nhiều thời giờ, lại có khi không mang đến cho mình bao nhiêu kết quả.
Ở đây, các bạn sẽ không tìm thấy những phương pháp cấu từ hay luyện văn như trong những quyển sách luyện văn gần đây mà phần nhiều dành cho học sinh hoặc cho những nhà văn trước giờ chưa từng biết qua những nguyên tắc căn bản đã được dạy ở nhà trường. Đây chỉ là một số ý kiến và kinh nghiệm của một số nhà văn có tiếng đã khám phá trong khi họ cầm bút. Bởi vậy, họ sẽ chỉ có ích cho những ai đã cầm bút, nghĩa là đã có được ít nhiều kinh nghiệm trong nghề viết văn. Nên nhớ rằng “đã cầm bút” chưa ắt “đã là nhà văn”, một nhà văn xứng đáng với danh từ của nó.
Những gì sẽ trình bày sau đây, thực ra cũng không có chi là tân kỳ cả… nhưng đều là những vấn đề thiết yếu mà bất cứ một nhà văn chân chính nào cũng không thể bỏ qua không nghĩ đến được trong khi thừa hành sứ mạng của mình. Rất có thể các bạn sẽ không đồng ý với tác giả, – điều không mấy quan trọng, – nhưng chắc chắn, đó là những vấn đề mà các bạn sẽ không thể không lưu ý được đề tìm cho mình một đường lối hợp lý đối với mình. Nói thế là vì tác giả tin rằng không có ai giúp ai được, bởi một lẽ rất giản dị là không ai giống ai cả, từ tinh thần đến thể chất, và như vậy, không có thể lấy ai dùng “làm mẫu” cho ai được cả.
Để chấm dứt, tác giả xin mượn lời của một văn sĩ nọ để thưa với các bạn:
(…) “Đây cũng chỉ là những điều mà từ trước đến giờ người ta đã nói đi nói lại có cả trăm nghìn lần rồi, nhưng lại là những điều mà thỉnh thoảng ta cần phải lặp đi lặp lại mãi mà không bao giờ có thể gọi rằng thừa…”
Tập sách nhỏ này, khi viết ra, tôi đã nghĩ dến việc bổ túc một phần nào quyển Tôi Tự Học mà tôi thấy còn nhiều thiếu sót… Tập làm văn là một phương pháp tự học hết sức cụ thể và nhiều hiệu quả nhất vì nó bắt buộc mình phải lo học mãi mà không thôi, và tự bắt buộc phải phô diễn ra bằng lời nói những gì mình đang thầm nghĩ trong tâm tư. Đó là một trong những cách tự học. “Cái gì mình biết thì biết là mình biết; còn những gì không biết thì cũng biết rõ là không biết”. Không nói hay viết ra được một cách rõ ràng là mình chưa thật hiểu, chưa thật biết. Bởi vậy, mỗi khi nói hoặc viết ra là một phương pháp để kiểm soát lại và nhận thức rõ hơn những hiểu biết của mình về một vấn đề nào.
Còn một đề nghị nữa: Các bạn không nên quan tâm lắm đến những gì tôi trình bày, vì đó là những ý kiến riêng tư của một cá nhân, xin hãy chú ý đến những gì tôi đã khêu gợi được ở các bạn mà thôi. Được thế thì việc làm hôm nay sẽ không nỗi uổng.
Thu Giang
GIỚI THIỆU SÁCH – TÔI TỰ HỌC
Xem thêm về Nguyễn Duy Cần Tại đây!!!!!!
Con Trâu – Trần Tiêu
Trần Tiêu (1900 – 1954) là một nhà văn Việt Nam. Ông là em ruột của Khái Hưng và là “cộng tác viên thân tín” của Tự Lực văn đoàn.
Trần Tiêu sinh tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi đậu bằng thành chung, ông mở trường dạy tư. Trần Tiêu không có ý định viết văn nhưng được sự khuyến khích của Khái Hưng nên cũng bước vào nghề văn khi đã 36 tuổi, và có một vài tiểu thuyết như Con trâu, Chồng con.
Ông mất ở Hà Nội năm 1954, có tài liệu ghi ông mất tại Hải Phòng. Ông là cha của giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng và ông nội của diễn viên, đạo diễn Trần Lực.
Tác phẩm Con Trâu của Trần Tiêu được xem là thành công nhất của tác giả là một bức tranh chân thực, tỉ mỉ về làng quê Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20. Và bản thân gia thế của Trần Tiêu (cả bên vợ) cũng ở trong một truyền thống rất ưu tú, kết hợp được cả Nho học, Phật học và Tây học. Nên khi viết Con trâu và các tác phẩm khác, ông đã thể hiện được các nét đặc trưng của các truyền thống này.
Xem thêm về nhà văn Trần Tiêu Tại đây!!!!!!
Hà Nội – Văn Hoá Và Phong Tục – Lý Khắc Cung
Cuốn sách “Hà Nội – Văn Hoá Và Phong Tục” được ví như cuốn cẩm nang vô cùng hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về những nét đặc trưng văn hóa – văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần của Thăng Long – Hà Nội. Tác phẩm ghi dấu ấn bằng sự kết hợp giữa tư liệu và trải nghiệm riêng của tác giả, phản ánh khá đầy đủ những phong tục, thú chơi, lề thói, cách ăn mặc, và cả những bộ môn nghệ thuật vốn của đất Hà thành. Đâu đâu cũng thấy những nét kiến trúc độc đáo, tạo nên những trung tâm tinh thần để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc và trở nên một Việt Điện Thăng Long – Thăng Long có ca trù, có tranh Đông Hồ, có những thú vui chơi dân dã làm say đắm lòng người, tỏa sang những yếu tố chân – thiện – mỹ…
Xem thêm Nhà văn hóa Lý Khắc Cung nói về văn hóa Việt Nam, Tại đây!!!!!!
Những Ngày Thơ Ấu – Nguyên Hồng
Người ta hay giấu giếm và che đậy sự thật, nhất là sự đáng buồn trong gia đình. Có lợi ích gì không?
Những ngày thơ ấu mà Nguyên Hồng kể lại, không biết là có nên hay không, chỉ thấy trong những kỉ niệm cứ đau đớn ấy sự rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn.
Trên những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của con người.
NGHE ĐỌC – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 1
NGHE ĐỌC TIẾP: NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 2 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 3 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 4 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 5 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 6 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 7 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 8 – NHỮNG NGÀY THƠ ẤU PHẦN 9
Xem thêm về nhà văn Nguyên Hồng, Tại đây!!!!!!
Trông Giòng Sông Vị – Văn Chương Và Thân Thế Trần Tế Xương
Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (陳濟昌) 5 tháng 9 năm 1870 – 29 tháng 1 năm 1907, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua) là một nhà thơ người Việt Nam.[1]
Vào khoảng năm 1895 -1900, Nam định là một thành phố phồn thịnh, nhờ cái địa thế ở chỗ trung tâm điểm của miền hạ du Bắc Việt Nam định là chỗ phân phát sản vật của một xứ đất đai phì nhiêu, cái thị trường giao dịch với các nước ngoài. Nam định, thành phố thương mại, cũng như Hà nội, thành phố quan lại. Duy chỉ sau khi lập ra hải cảng Hải phòng, Nam định mới thấy uy linh của mình mất dần đi, cho đến lúc cùng đứng ngang hàng với các thành phố lân cận.
Mà nếu như Thăng Long là « đất nghìn năm văn vật », Nam thành lại chính là đất gầy dựng nền văn vật ấy. Nam thành chính là chỗ lựa lọc anh tài, kén chọn hiền sĩ, để ra trị nước, trị dân : đó là chỗ, ba năm một lần, người ta mở khoa thi cử.
Năm đinh dậu, niên hiệu Thành thái thứ 9 (1879), khoa thi Hương có phần náo nhiệt hơn cả. Quan Toàn quyền Armand Rousseau tạ thế năm trước (1896). Quan Toàn quyền Paul Doumer mới qua nhận chức. Ở Bắc Việt, vừa nổi lên một phong trào đảo chính mà động lực lại ở trong tay bọn văn thân. Thủ lĩnh cuộc bài ngoại ấy là một tên thiếu niên sĩ tử, tự xưng là Kỳ Đồng.
Tuy cuộc cách mệnh bị đàn áp ngay lập tức, người ta vẫn ngờ rằng luồng không khí quá khích kia còn phảng phất nơi đám sĩ phu, bấy giờ đang tụ họp ở Nam thành chờ ngày ứng thí.
Số thi sinh khoa ấy đông ngót vạn rưỡi người, trù cho mỗi người đem theo một tên gia đinh coi việc nấu nướng, và một người bà con (có nhiều học trò đem cả cha, mẹ, vợ, con, bầu bạn theo nữa, nhưng ta chỉ lấy số ít nhất ; cả thảy tính đến bốn mươi lăm nghìn người, cộng với số dân sẵn có trong thành phố, tất cả có thể làm một đạo binh mà chẳng ai dám khinh thường.
Vì thế, ngay khi những sĩ phu đầu tiên lục tục mang yên trại đến Nam thành, thì các đội binh bộ Pháp ở các tỉnh, cũng kéo về đóng phòng ngữ và luôn tiện tiếp rước quan Toàn quyền mới, ngài đã định đến chứng kiến cuộc thi.
Dưới sông hai chiếc pháo thuyền để hiệu « L’Avalanche » và « Le Jacquin » kéo cờ tam tài, chở súng đại bác. Chung quanh là ghe đò của những kẻ đã dùng đường thủy mà đến trường văn. Hai bên bờ, quán xá tấp nập. Trên dưới trông rợp trời, khuất nước : một quang cảnh hùng tráng náo nhiệt lạ thường.
Trong khi đợi ngày khai mạc, thí sinh và bà con bầu bạn ăn chơi vui vẻ : nơi ngâm vịnh, xướng họa ; nơi cờ kiệu, rượu chè ; nhất là ở mấy hàng thịt, lại càng ồn ào, đông đúc. Họ sắp hàng những con cầy quay vàng ngời, béo phệ ; mùi thơm bay lên ngát mũi. Lại trong những quán sang trọng, người ta bày nhiều chiếc thống sành xưa, to rộng, ở trong lội đầy những con cá giếc vừa chài dưới nước lên. Những cá ấy, không phải để chưng diện như cá thia tàu, mà chính để ăn tươi với nước lèo rau sống. Khách ăn dùng vải tây điều, nắm cá mà cắn, cho huyết khỏi dính tay, hoặc để khỏi thấy sắc hồng ghê tởm.
Các sĩ tử đã lần lượt dựng – hay nói cho đúng, đã cậy người nhà dựng cho, vì văn thân, không bao giờ được làm việc gì khó nhọc bằng tay – những lều trại khum tròn, thấp, hẹp, vào phải co ro như con tò vò chui vào tổ đất. Dẫu sao, đứng trên cao trông xuống, giữa trường thi rộng mấy trăm mẫu, lúp xúp kề nhau, chỉ vừa lọt lưng người, những lều tránh tí hon, vàng xám, như một đàn bò vô số con ấy, đủ bày ra một cảnh tượng hùng vĩ uy nghiêm ; càng hùng vĩ, càng uy nghiêm, vì nó yên tĩnh, lẳng lặng, mơ màng, như cả cái tinh thần Đông phương vậy.
Khoa thi ấy, như trên đã nói, chính phủ nghiêm phòng dữ lắm. Ban đêm, sĩ tử ai phải ở nhà trọ nấy, không được ra phố tụ họp ; hoặc giả người nào có việc cần, còn phải lang thang ngoài đường, khi đã quá tám giờ tối, tất phải bị bắt, hỏi thẻ và khuấy rầy nhiều lắm.
Chính trong những ngày ấy mà người ta khẩu truyền bài thơ « DẶN HỌC TRÒ ĐI THI », các thí sinh, nơi cụm năm, nơi lũ bảy, thì thầm đọc cho nhau nghe bằng một vẻ bí mật, lạ lùng, xong rồi đồng cười rộ lên, vì bài thơ chẳng qua là một bài trào phúng của một tên học trò quán ở làng Vị xuyên, nhân cái tình hình lúc ấy mà đặt ra. Chúng ta hãy xem đây :
« Đi thi, đi cử, các thầy nho,
Ta dặn điều này phải nhớ cho.
Ra phố, khăn ngang quàng lấy mặt,
Vào trường, quần rộng xắn lên khu.
Câu văn đắc ý đừng ngui ngủi,
Chén rượu mềm môi chớ gật gù.
Nghe nói khoa này nghiêm cấm lắm,
Đêm hôm phải sợ phép quan Cò ! »
Cái « quan cò » ấy, thật không bao giờ được lòng yêu chuộng của các sĩ phu, và có khi lại bị khinh thường nữa. Bằng cách gì, chúng ta sẽ thấy ở một mục sau.
Ngày khai hội, trời chưa sáng, người ta đã đổ xô cả lại bờ sông, để xem quan Toàn quyền đến. Các quan cai trị Tây Nam, các bậc thân hào phú hộ ở Nam thành đều đi xe kéo, bánh sắt lộp cộp, lạt cạt, cao khấp khênh như cặp cà khêu, tấp nập ra chực sẵn ở bến đò để tiếp ngài. Không bao lâu thì những pháo thuyền của ông Paul Dourner, phu nhân và các bộ văn phòng võ giá, thủng thẳng rẽ làn nước vào bờ. Các đội lính bộ, bồng súng, giắt lưỡi lê chói lọi dưới những ngọn đuốc chưa tàn, và ánh sáng lờ mờ của mặt trời sắp mọc, đứng làm hai hàng rào chắc chắn, ngăn những người tò mò muốn thấy mặt quan Toàn quyền. Súng thần công 90 li, ở hai chiếc chiến hạm L’Abalanche và Le Jacquin, nổ lệnh liên thanh, thì các súng đại bác nhỏ ở mấy chiếc pháo thuyền hộ tùng cũng phát hiện trả lời, nghe vang trời dội đất, giữa đám đông mười mấy vạn người, ai nấy đều yên lặng, hiền lành, cung kính, không tỏ vẻ gì khả nghi. Phải chăng cái uy vệ của súng thần công nó sai khiến được nên thế ? Mà sự sợ súng, hay nói cho đúng hơn, là sợ sức mạnh, sợ cách tổ chức và cách dụng binh vẫn có thật. Chính Tú Xương cũng đã thú nhận điều đó trong bài « VỊNH LÊN ĐỒNG » :
« Đồng giỏi sao đồng không giúp nước,
Hay là đồng sợ súng thần công ? »
Tuy vậy, luồng không khí bất bình vẫn còn chứa chất trong lòng sĩ tử. Bọn văn nhân rủ nhau vây kín… lấy tên học trò làng Vị xuyên, bảo phải cho nghe bài thơ vịnh khoa thi, mà anh ta mới kín đáo đọc cho vài bạn thân. Bài thơ như thế này :
« Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thì lẫn với trường Hà,
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ ;
Ậm ọe quan trường miệng thét loa ».
NGHE ĐỌC – THƠ TÚ XƯƠNG
NGHE ĐỌC THÊM VỀ THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG, Tại đây!!!!!!!!!!!!
Xem thêm về thân thế Trần Tế Xương, Tại đây!!!!!!
Văn Vật Ẩm Thực Đất Thăng Long
Văn vật là cả một phạm trù lớn. Nó bao gồm tất cả những vật thể, trạng thái vật thể tiêu biểu, đại diện cho một nền văn hóa vật chất hòa vào nền văn hóa tinh thần để trở nên nền văn hóa tổng hợp.
Văn vật cũng còn một nhánh nữa của nó là Ẩm thực. Mảnh đất Thăng Long có biết bao di vật, chứng tích thiêng liêng. Những đình, chùa rêu phong, những mảng điêu khắc, những chiếc trống đồng, những mũi tên cổ Loa, những pho tượng, những di chỉ chiến trường… đang được các thế hệ sau nâng niu, giữ gìn. Nghệ thuật ẩm thực của người Hà Thành đã đạt đến sự thăng hoa của nó, mang cái đẹp, cái thanh cao riêng của người Thăng Long – Tràng An. Tìm hiểu Văn vật – Ẩm thực đất Thăng Long giúp bạn thêm yêu và tự hào về miền đất ngàn năm văn hiến
Xem thêm về ẩm thực đất Việt, Tại đây!!!!!!
Học ăn học nói học gói học mở
Nội dung cuốn sách khá phong phú, đa dạng. Đi từ ý nghĩa của những câu chuyện cổ, những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca và cả những kỷ niệm, những nghĩ suy của chính mình, tác giả từ từ diễn giải để rồi rút ra những nhân định, bài học mang tính giáo dục sâu sắc một cách nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu,…; hướng người đọc tới cái hay, cái đẹp, tránh cái dở, cái xấu; mang lại sự hiểu biết về những giá trị mang tính nhân loại, khơi gợi tình yêu và lòng tự hào về tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự suy tư, trăn trở đầy trách nhiệm và tâm huyết với con người, với cuộc sống, với đất nước, dân tộc của tác giả.
Xem thêm về học ăn, học nói Tại đây!!!!!!
84 món nhậu độc đáo nhất của Việt Nam
Cuốn sách 84 Món Nhậu Độc Đáo Nhất Của Việt Nam sẽ dạy cho chúng ta cách chế biến các món nhậu đặc sắc, từ các món đơn giản như món nộm, đến các món phức tạp như lẩu,gỏi,tái chanh… đều được hướng dẫn một cách rõ ràng cẩn thận, giúp chúng ta chủ động thiết kế các món nhậu ngon đẹp mắt cho các buổi tiệc của mình.
Xem thêm về những món nhậu độc, lạ Tại đây!!!!!!
Món Lạ Miền Nam
Suốt những năm tháng ròng rã vật lộn mưu sinh tại miền Nam, của ngon vật hiếm nơi đất khách đã giúp Vũ Bằng vơi đi nỗi buồn hoang hoải hướng về cố hương.
Món lạ miền Nam đã ra đời như vậy, cuốn tùy bút độc đáo của Vũ Bằng về những trải nghiệm hương vị ẩm thực mà mới nghe tên thôi người ta đã cảm thấy thích thú.
Công bằng mà nói, món ngon hay không là do khẩu vị mỗi người. Mỗi miếng ngon có thể sẽ thay đổi, biến chuyển theo từng giai đoạn để vừa lòng ông thần khẩu. Nhưng đồ ăn miền Nam thì không đổi thay. Thứ hương vị làm người xa quê cảm thấy ngon lành, khang khác, nhận thức được lòng thương yêu của cõi nhân sinh ở chung quanh vì thế mà tự nhiên rõ rệt đậm đà.
Xem thêm về món ăn lạ Miền Nam, Tại đây!!!!!!
Sách tục ngữ ca dao Việt Nam tuyển chọn
Tục ngữ, ca dao luôn gắn liền với sinh hoạt, hoạt động văn hóa, vui chơi truyền thống của người dân Việt Nam. Nó có giá trị bổ trợ kiến thức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và thẩm mỹ cho thanh thiếu niên, nhi đồng. Không những thế, bất kể nơi đâu, trong tình huống nào người ta cũng có thể sử dụng tục ngữ, ca dao để bày tỏ tình cảm hay giãi bày một vấn đề nào đó khi cảm thấy khó nói.
Thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản cuốn sách Tục ngữ, ca dao Việt Nam – Tuyển chọn do ThS. Bùi Văn Vượng, Huy Linh (Sưu tầm, biên soạn). Kho tàng tục ngữ, ca dao ở nước ta là vô vận, nhưng trong giới hạn cuốn sách nhỏ này chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát, với số lượng rất hạn hẹp các câu tục ngữ, ca dao.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
1. Tục ngữ và giải nghĩa
2. Ca dao
Tục ngữ, ca dao phản ánh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, thể hiện một cách sâu sắc, thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thời xa xưa cho đến sau này. Ca dao, tục ngữ là sự kết tinh, lắng đọng vốn sống và những kinh nghiệm quý báu trong dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Trải qua bao biến thiên cuộc sống, trong thời đại ngày nay, ca dao, tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Tục ngữ, ca dao là một phần của kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc ta, rất cần được bảo tồn, khai thác, sử dụng lâu dài, vì vậy cuốn sách nhỏ này cũng là góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Xem thêm về tục ngữ ca dao Việt Nam, Tại đây!!!!!!
Tuyển tập thơ đồng dao và các trò chơi dân gian
Trên cơ sở tuyển chọn một số bài thơ, bài đồng dao và trò chơi dân gian, cuốn sách đem lại cho độc giả, đặc biệt là những độc giả nhỏ tuổi một không gian văn hóa dân gian với những bài thơ về cảm xúc trước thiên nhiên, tình yêu quê hương, xóm làng, trong đó gần gũi và sâu sắc nhất là tình cảm gia đình: thương yêu bố mẹ, ông bà, anh em, bạn bè…
13 thoughts on “SÁCH ĐỌC HÀNG NGÀY VÀ KHO SÁCH 5”
Cool. I spent a long time looking for relevant content and found that your article gave me new ideas, which is very helpful for my research. I think my thesis can be completed more smoothly. Thank you.
Thank you for visiting and sharing, good luck. Good bye and see you again.
NVT
I visit every day some webswites and websites too read posts, hoever this wbsite offders
feature based writing.
Thanks for shening. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/en/register?ref=P9L9FQKY
Thanhks for a marvelous posting! I genuineely enjoyed reading it,
yoou could bee a gdeat author. I willl ensue thuat I bookmarrk you blog and mayy coje bback someday.
I want to encourage continuee yourr great writing, have a nice morning!
Wondedrful oods from you, man. I have bbe awaqre your stuff prior
to annd you’re simply extrekely excellent. I really like whyat you have bougyt
here, resally like what you’re sahing annd the way inn which throough whixh you
saay it. You’re making it enteretaining aand you continhue
to take care of tto keep it sensible. Iccant wait to learn faar more from you.
That iis really a wonderful website.
Hey I knpw this iss off topic bbut I was wonbdering iff you kndw off any widgets I could add tto myy blog thgat automatically tweet myy newest
twittesr updates. I’ve ben looiking foor
a plug-in lijke this ffor quute some time annd wwas hoping masybe
youu woul have some exxperience with somethingg like this.
Plrase let me knmow if youu run imto anything.
I truly enjoy reading your blog annd I loopk forwarrd too yiur neew updates.
I think tyis is one oof thee moswt vital information ffor
me. Annd i aam glad reading your article.But wabna remark oon soome gewneral things, Thee
website style iss ideal, thhe articles iis eally excellejt : D.
Good job, cheers
I’ve read slme goo stuff here. Cerainly value bookmarking foor revisiting.
I woknder hhow so much aattempt you put to mazke the sort of exceplent informativve
website.
Highly descriptive article, I liked that bit. Will there be a part
2?
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://www.binance.info/id/join?ref=DB40ITMB
Its lioke youu read my mind! You seem tto know
a lot about this, likee you wrrote thhe book in iit oor something.
I tthink that you could doo with ssome pihs tto drive thhe message hom a little bit, butt instead oof that, this iss excellent blog.
A great read. I will definitely be back.
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?