Nếp xưa

Nếp xưa

Nghe đọc

Nếp nhà xưa trong 50 quy tắc trên mâm cơm của người Việt

50 quy tắc trên mâm cơm của người Việt dạy cách dùng đũa như thế nào, cần phải ý tứ khi ăn ra sao vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

50 quy tắc trên mâm cơm của người Việt

Người xưa có câu “học ăn, học nói, học gói”, học mở”, trong đó “học ăn” được xếp đầu tiên, hàm ý cần học những phép tắc lịch sự trong ăn uống trước, rồi mới học những điều khác tiếp theo. Người xưa cũng quan niệm nhìn vào nếp ăn của một người, có thể dễ dàng đoán định phần nào xuất thân của người đó, có được giáo dục trong môi trường tử tế hay không. Bởi vậy, dù trong thời đại xưa cũ hay hiện đại, việc dạy trẻ nhỏ cách ăn uống ý tứ luôn là điều được coi trọng.

50 quy tắc trên mâm cơm của người Việt sau đây, nếu nhìn thoáng qua sẽ tưởng là rắc rối và rườm rà nhưng thực chất đó vẫn là những điều mà các gia đình cố gắng lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Người Việt coi trọng những quy tắc này, không hề coi đó là điều phiền hà bởi từ bé đã được dạy rằng đó là phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn.

Sau đây là 50 quy tắc trên mâm cơm của người Việt vẫn được trân trọng đến ngày nay.

Người Việt rất coi trọng phép lịch sự trên bàn ăn.

1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải đổi đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay. Không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác như múc canh. Đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc phần quanh thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. Khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn.

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, súp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm, ngoại trừ trường hợp chủ nhà mời gắp trước.

25. Không chê món ăn chưa hợp khẩu vị mình.

26. Không gắp liên tục một món dù đó là món khoái khẩu.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh. Tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Khi dọn mâm cơm phải nhớ dọn thêm bát nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm.

30. Trẻ em quá nhỏ, dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt hơi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện.

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng (nếu có) khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/nep-nha-xua-trong-50-quy-tac-tren-mam-com-cua-nguoi-viet-82290.html

Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Tổng hợp tin bài trên Website

 

Nguyên tắc ứng xử tinh tế trong bữa cơm của người Việt

Những thói quen tưởng chừng như đơn giản của người Việt khi dùng cơm lại là thứ được hình thành, lưu giữ từ nghìn đời nay, thể hiện sự tinh tế trong ứng xử và là nét đẹp của nền văn hóa đề cao tính cộng đồng.

Người Việt từ xưa đến nay vốn coi trọng văn hóa ứng xử, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá phần nào trình độ, phẩm cách của một người. Trong bữa cơm gia đình cũng như vậy, người Việt đặc biệt tinh tế trong văn hóa ứng xử ở mỗi bữa ăn. Những nguyên tắc ứng xử được người lớn truyền dạy cho trẻ nhỏ, đều đặn trong từng bữa cơm. Cho dù cuộc sống sau này hiện đại hơn, những nguyên tắc ngầm này vẫn được lưu giữ và nâng niu.

Văn hóa dùng cơm của người Việt

Vì cơm là thành phần chính trong bữa ăn, không thể thay thế bằng nguyên liệu nào khác nên người Việt dùng từ “cơm” để gọi tên các khái niệm như bữa cơm trưa, cơm tối, mâm cơm, hay nấu cơm. Mâm cơm của người Việt cơ bản gồm các món cơm trắng, món rau, món canh và món mặn.

Mâm cơm của người Việt có hình tròn tượng trưng cho sự sum vầy và hạnh phúc. Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, mâm cơm hình tròn để mọi người trong gia đình có thể ngồi quây quần, tăng sự gắn bó giữa các thành viên. Trên mâm cơm hình tròn ấy, các món ăn được bày biện cẩn thận, bát đũa gọn gàng, và luôn có bát nước chấm ở giữa. Người Việt còn tinh tế hơn khi bày biện các đĩa rau, thịt xen kẽ nhau cho đẹp mắt.

Nếu có khách đến chơi nhà, chủ nhà cũng sẽ ý tứ đặt món mặn gần phía người khách, hoặc món họ thích ăn, để họ dễ dàng gắp chọn. Hành động nhỏ này vừa thể hiện sự mến khách, cũng hàm ý khách cứ tự nhiên như người nhà.

Văn hóa dùng đũa

Người Việt từ bao lâu nay cũng chỉ dùng đũa trong bữa ăn. Mặc cho sự du nhập của phong cách ăn bằng dao và nĩa, nếu được hỏi, người Việt nào cũng sẽ chắc chắn rằng mình ăn uống thoải mái nhất khi dùng đũa. Không ai biết người Việt Nam đã sử dụng đũa từ bao giờ, đũa bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng đó là nét văn hóa rất lâu đời.

Nhắc đến đôi đũa ăn cơm hàng ngày, sẽ có rất nhiều câu chuyện để kể. Từ tấm bé, chắc hẳn ai ai cũng được ông bà, bố mẹ dạy cách “so đũa”, chuẩn bị đũa cho người lớn.

Nói về cách cầm đũa, với người nước ngoài thì đây hẳn là một “thử thách”, còn với người Việt, thì đó là tập hợp của nhiều bài học nhỏ.

Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, lúc sử dụng chỉ động tới cạnh trên của đũa, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa.

Khi ngồi vào mâm cơm, trẻ con sẽ làm việc so đũa cho người lớn, chú ý đầu đũa có đúng hướng hay không. Sau bữa ăn, mọi người đặt đũa xuống ngay ngắn, không nên để đũa bị so le hay xô lệch. Đây là một nét tinh tế trong văn hóa dùng cơm của người Việt, nhưng sâu xa hơn đó thể hiện thái độ trân trọng với đôi đũa – vật dụng dân dã gắn bó với biết bao thế hệ người Việt.

Chưa hết, trong khi dùng đũa, không phải cứ vô tư dùng là được. Có những nguyên tắc ngầm mà bạn cần tuân theo như không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng, mà đặt vào bát riêng trước. Ngoài ra cũng cần ý tứ khi ăn chung mâm với mọi người. Không dùng đũa khuấy vào bát canh chung, không dùng đũa xới lộn đĩa thức ăn lên, cũng không cắm đầu đũa dựng đứng, không mút đũa, không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm, muốn gắp thức ăn cho người khác phải dùng đầu đũa khác.

Tục lệ mời cơm

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt có tục lệ mời cơm. Thậm chí vào nhiều dịp quan trọng, trước khi bắt đầu bữa cơm, chủ nhà còn “tuyên bố lý do” một cách rất trang trọng. Trẻ nhỏ thường được dạy trước khi ăn phải mời cơm người lớn, theo thứ tự lớn nhất trong nhà. Có những gia đình đông con, mỗi lần đến khâu mời cơm là cả lũ trẻ nhao nhao tranh nhau, hoặc đồng thanh, tạo nên không khí vui vẻ.

Tiếng mời cơm trong bữa ăn của người người Việt không đơn thuần là những lời mời vô thức mà mang ý nghĩa răn dạy con cháu về lòng biết ơn, kính trọng người lớn và cũng là biết trân trọng hạt thóc người nông dân làm ra.

Ứng xử trong ăn uống

Người Việt đề cao sự thoải mái và ấm cúng trong bữa ăn, nhưng bên cạnh đó cũng đề cao sự lịch sự. Bởi thế, những nguyên tắc ứng xử trong ăn uống luôn được áp dụng triệt để.

Khi ăn không nên ngồi quá sát mâm hay quá xa mâm cơm. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cũng không được thổi đồ ăn nóng mà phải múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn. Ngoài ra cách chấm chấm đồ ăn cũng phải ý tứ, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

Dù là người trong gia đình hay khách đến chơi nhà, cũng không nên chê món ăn chưa hợp khẩu vị với mình. Bởi bất cứ câu chê nào cũng khiến người đã bỏ công sức nấu nướng cảm thấy thất vọng. Trẻ nhỏ cũng được dạy dỗ rất kỹ nguyên tắc này trong bữa cơm. Tuyệt đối không cho phép mình có quyền chê bai, phán xét, không trân trọng sức lao động của người khác.

Bữa cơm gia đình của người Việt có rất nhiều nguyên tắc. Người Việt thường cho đó là thói quen nhưng với những nền văn hóa khác, thì đây lại là nét ứng xử tinh tế. Điều đáng mừng là trải qua bao nhiêu năm tháng, xã hội có nhiều đổi thay nhưng những nguyên tắc trên bàn ăn vẫn được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thể hiện sự trân trọng các giá trị truyền thống của người Việt.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/nguyen-tac-ung-xu-tinh-te-trong-bua-com-cua-nguoi-viet-82105.html

Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Tổng hợp tin bài trên Website

15 thoughts on “Nếp xưa

  1. A powerful share, I just given this onto a colleague who was doing slightly evaluation on this. And he in fact purchased me breakfast as a result of I found it for him.. smile. So let me reword that: Thnx for the treat! However yeah Thnkx for spending the time to discuss this, I really feel strongly about it and love studying more on this topic. If attainable, as you turn out to be experience, would you thoughts updating your blog with extra particulars? It’s highly helpful for me. Huge thumb up for this blog post!

  2. We stumbled over here by a different web page and thought I might as well check things out. I like what I see so now i’m following you. Look forward to looking into your web page for a second time.

  3. Very nice post. I just stumbled upon your weblog and wished to say that I’ve really enjoyed browsing your blog posts. After all I’ll be subscribing to your rss feed and I hope you write again very soon!

  4. I would like to thnkx for the efforts you’ve put in writing this site. I am hoping the same high-grade web site post from you in the upcoming also. In fact your creative writing abilities has encouraged me to get my own site now. Actually the blogging is spreading its wings fast. Your write up is a good example of it.

  5. fantastic points altogether, yyou simplpy received a neww reader.
    What mmay yyou suggest inn rewgards to yojr putt
    uup thhat yyou made a few dawys in thhe past? Anyy positive?

  6. Hi my famiily member! I wannt tto say that this article is amazing,
    gresat writyen aand come ith almst aall significant infos.
    I wouldd lime to see extfra posts llike this .

  7. Throughout this grand pattern of things you actually get a B+ for effort. Exactly where you confused us was in your details. As as the maxim goes, details make or break the argument.. And that could not be much more correct here. Having said that, allow me say to you what exactly did work. Your article (parts of it) is actually rather persuasive and this is probably why I am making the effort in order to opine. I do not really make it a regular habit of doing that. Next, although I can notice a jumps in reason you come up with, I am not really confident of just how you seem to unite your points which in turn make the conclusion. For the moment I shall subscribe to your position but hope in the foreseeable future you connect your facts better.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *