Chuyện học hành ngày xưa

Chuyện học hành ngày xưa

Chuyện học hành ngày xưa (kỳ 1)

Lê Nguyễn

Sau thời kỳ đầu lập quốc, nước ta chìm đắm trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc đầy tăm tối (111 trước CN – 938 CN).

Đó là chặng đường mất nước dài nhất, chỉ những dân tộc có một bản chất bất khuất, một lòng kiên trì kỳ diệu mới không bị đồng hóa, vẫn bảo tồn được sự độc lập của mình.

Do những biến động lịch sử, nền văn hóa nước ta (trong đó có việc học hành và thi cử) mới thật sự bắt đầu kể từ thế kỷ X, XI thời nhà Lý.

Trường học đầu tiên của Việt Nam mở vào năm 1076 đời vua Lý Nhân Tông, với tên Quốc Tử Giám, là loại trường công duy nhất mở tại kinh đô dành cho con cái quan lại triều đình.

Từ ấy về sau, danh xưng tuy có thay đổi, khi thì “nhà Thái học” (1483), khi thì “nhà Quốc học” (1803) nhưng mục đích và chức năng của loại trường công này cũng chỉ nhằm đào tạo con cháu giai cấp quyền quý ở kinh đô, thảng hoặc con cháu thường dân học hành xuất sắc cũng được cho vào học (nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt).
Trong lúc các bậc hiển nho có thể bước thấp bước cao trên hoạn lộ gập ghềnh, thấp cũng Tri huyện, cao có thể đến Tổng đốc, Thượng thư, thì công việc dìu dắt thế hệ con cái thường dân được mặc nhiên dành cho các bậc ẩn nho là những người có tài, đỗ đạt nhưng không chịu ra làm quan, chỉ thích sống ẩn dật, và hạng hàn nho là những người tương đối có tài nhưng năm lần bảy lượt lều chõng đi thi vẫn không gặp vận may, đành lấy nghề dạy học làm kế sinh nhai (Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu – Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục – Sài Gòn 1968 – trang 80).
Nếu nhà thầy tương đối khang trang, có sân trước, sân sau, có bể cá, ao bèo thì nhà thầy sẽ kiêm luôn nhà học. Nhưng nếu nhà thầy chật hẹp quá, vợ thầy thuộc dạng phụ nữ “lặn lội bờ ao” thì thầy sẽ quảy một gánh sách Thánh hiền đến nương náu ở một nhà điền chủ hay một phú hộ nào đó để vừa dạy dỗ đám quý tử của chủ nhà, vừa kết nạp thêm học trò từ làng trên xóm dưới. Nhưng dù điều kiện nào, trong cái nhìn của xã hội xưa, các thầy đồ vẫn luôn là một tầng lớp được kính nể, trọng vọng, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “ không thầy đố mày làm nên”…
Ở thôn quê, khi trẻ em được 6,7 tuổi, các bậc cha mẹ dẫn chúng đến xin thầy cho thụ giáo để có được dăm bảy chữ Thánh hiền. Thầy hỏi ý kiến gia chủ và thông thường chủ nhà ưng thuận luôn, coi đây cũng là một vinh dự cho nhà mình. Thế là lễ nhập môn được tổ chức vào một ngày lành tháng tốt với mâm xôi, con gà, be rượu… Trong cái ngày trọng đại đó, cha mẹ cậu bé được mời ở lại nhâm nhi cùng thầy và gia chủ, nhân tiện bàn về tướng mạo, tuổi tác, tính tình tương lai của cậu học trò mới (Nguyễn Duy Diễn – Việc học và việc thi chữ nho ngày trước – Nguyệt san Gió Mới số 6, 7 – tháng 9 & 10/1961).
Thực hành đúng phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” trong những tháng đầu tiên, cậu học trò chỉ được dạy chủ yếu cách khoanh tay, cúi đầu, chào hỏi, bẩm thưa… cho đúng lễ phép, đồng thời làm những việc vặt: quét sân, quét lớp, mài mực cho thầy… Những sai sót trong cung cách ăn ở, cư xử đã được hướng dẫn phải trả giá bằng các trận đòn roi mây tím thịt. Sau giai đoạn học lễ, học trò mới được học chữ thánh hiền. Trong trường lớp, chỗ ngồi của thầy là một chiếc giường trải chiếu hoa, trên có đầy đủ những tiện nghi thời thượng: tráp, bút, nghiên, điếu… Học trò ngồi trên những chiếc phản kê sát nhau, đối diện với thầy.Tuổi tác học trò rất chênh lệch nhau: từ cậu bé tóc còn để chỏm đến anh chàng có vợ, chuẩn bị thi Hương, tất cả tập trung trong một lớp, thầy hết giảng cho nhóm này thì quay sang giảng cho nhóm kia. Ở những lớp học đông, thầy chỉ định hai anh trưởng trường để giúp thầy coi sóc mọi việc. Anh trưởng trường nội lo những công việc trong phạm vi trường lớp, thay thầy giải quyết công việc chung. Anh trưởng trường ngoại lo những việc từ cổng trường trở ra, gặp những việc rắc rối thì anh bàn với anh trưởng trường nội để cùng giải quyết.
Giờ học trong ngày thời xưa cũng khác bây giờ nhiều lắm. Sáng sớm, khoảng 6 giờ, học trò lục đục đến nhà thầy để trả bài, xong rồi mới về ăn cơm sáng và trở lại học vào khoảng 9 giờ, học một mạch đến 3 giờ chiều mới nghỉ. Số ngày học trong tuần là 7/7, không nghỉ thứ năm, chủ nhật hay ngày lễ như bây giờ. Thời gian nghỉ dài hạn trong năm cũng khác. Nhằm tạo điều kiện cho học trò có thể giúp đỡ cha mẹ trong cao điểm của việc đồng áng, hàng năm có ba kỳ nghỉ dài gọi là ba cái tết: Tết Đoan ngọ, nghỉ khoảng hơn một tháng để học trò phụ giúp cha mẹ gặt lúa, Tết cơm mới vào tháng 10, nghỉ khoảng một tháng cho vụ gặt và Tết Nguyên đán nghỉ khoảng hai tháng.
Việc đền đáp công sức thầy dạy được thể hiện dưới hai hình thức:
-Tiền học phí: Mỗi năm nộp cho thầy làm một hay hai lần, tất cả khoảng 4 quan tiền. Riêng chủ nhà (nơi thầy ăn ở để dạy học) thì mỗi năm may cho thầy 2 quần, 2 áo dài, ba áo cộc.
-Tiền tết thầy vào các kỳ nghỉ: tùy hảo tâm của cha mẹ học trò để thầy có chút tiền mua sắm và về quê thăm nhà. Thuở ấy, các học trò lớn thường kính cẩn tiễn chân thầy về, có trường hợp đưa thầy bình yên về đến quê nhà rồi học trò mới xin phép quay trở lại.
Ngoài hai khoản tiền trên, còn có một khoản đóng góp bất thường mà bản thân thầy cũng như thân nhân thầy đều không muốn thu nhận. Đó là “tiền đồng môn” đóng trong trường hợp cha mẹ thầy, vợ thầy hay chính thầy chết. Lúc đó, anh Trưởng trường nội sẽ căn cứ vào danh sách tất cả học trò (từ lớp đầu tiên) và tùy vào hoàn cảnh mỗi người mà định khoảnđóng góp. Những học trò cũ của thầy dù đang làm quan to cỡ Tổng đốc, Tuần phủ, cũng không thoát ra ngoài bảng danh sách do anh Trưởng trường nội lập. Danh sách lập xong, được giao cho anh Trưởng trường ngoại thi hành. Ngày xưa hành vi trốn thuế Triều đình còn được dư luận châm chước chứ hành vi trốn đóng góp tiền đồng môn bị coi là một vi phạm luân lý nặng nề, một hình thức vong ân bội nghĩa không thể tha thứ được!
Thời vua Minh Mạng (1820 -1841), có những năm bị mất mùa hoặc ở những địa phương nghèo, sự chăm sóc của cha mẹ học sinh cho thầy dạy không được chu đáo. Triều đình phải chuẩn cho các địa phương trích ruộng công đặt làm “ruộng hương học” để dành nuôi thầy dạy các em trong làng. Sự quan tâm của triều đình, sự kính trọng, chăm sóc chu đáo của dân làng đối với thầy dạy là cả một niềm an ủi và tự hào dành cho tầng lớp sĩ phu đem sở học và cái đạo làm người truyền cho đời sau.
Về chương trình học, trong hơn một thiên niên kỷ, hầu như hai bộ sách căn bản mà thầy phải dốc công dạy và trò phải dốc tâm học là Tứ thư và Ngũ kinh. Tứ thư gồm 4 quyển: Đại Học, Luận Ngữ, Trung Dung, Mạnh Tử, chủ yếu ghi lại những lời nói, những câu trao đổi với người đồng thời, những lời khuyên dạy học trò của Khổng Tử (kèm theo những lời giảng giải của các môn sinh xuất sắc của ông). Còn Ngũ kinh gồm có Kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu cũng là những công trình sưu tập hoặc san định của Khổng Tử dành cho đời sau (Nguyễn Duy Diễn – bđd; – Paul Cordier – Notions d’Administration Indochinoise – Hanoi 1911 – trang 160)

Nguồn: FB Lê Nguyễn

Chuyện học hành ngày xưa (kỳ 2)

Lê Nguyễn

Sau một thời gian rút kinh nghiệm về việc dạy học không thấy sách sử ghi rõ vào năm nào – cổ nhân đã soạn ra một số sách giáo khoa cho học trò mới nhập môn học trước khi vào hai bộ sách lớn kể trên. Đó là các sách sau:

* Nhất Thiên Tự: gọi là “một nghìn chữ” nhưng thực ra có đến 1.015 câu, toàn lục bát, mỗi chữ Hán đều có kèm theo nghĩa bằng chữ Nôm:
Thiên trời, Địa đất, Vân mây
Vũ mưa, Phong gió, Trú ngày, Dạ đêm….
* Tam Thiên Tự: Sách có tất cả 3.000 chữ, từng cặp chữ kế tiếp nhau và bắt vần cho nhau: Thiên trời, Địa đất, Cử cất, Tồn còn, Tử con, Tôn cháu, Lục sáu, Tam ba, Gia nhà, Quốc nước, Tiền trước, Hậu sau …
* Ngũ Thiên Tự: có 5.000 chữ, cũng ghép theo thể lục bát như Nhất thiên tự nhưng ghép riêng từng đề mục như: thiên văn, địa lý, quốc chính, luân thường…
* Sơ học vấn tân: tóm tắt lịch sử Trung Quốc, lịch sử nước Nam và cách xử thế.
* Ấu học ngũ ngôn thi: Nói về lạc thú của việc học, mơ ước đỗ đạt của người học trò.
Phương pháp sư phạm thời ấy không đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp mà ngay từ đầu, học trò đã gặp những bài hóc búa bởi vì mục đích quan trọng của việc dạy học khi xưa là truyền đạt cho học trò đạo nghĩa, cương thường theo đúng câu “tiên học lễ, hậu học văn”.
Về văn bài để luyện thí có thơ phú, kinh nghĩa (bài văn giải thích một câu trích trong kinh truyện) văn sách (bài văn trả lời những câu hỏi ở đầu đề bài để tỏ rõ kiến thức của mình), chiếu (lời vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân), chế (lời vua phong thưởng công thần), biểu (bài văn của thần dân dâng lên vua). Trừ thi, phú thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày, các loại văn khác chỉ dùng trong kỳ thi (Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu)
Vào thời nhà Nguyễn, mỗi địa phương có một chức quan coi về giáo dục: Cấp Tỉnh có Đốc học, cấp Đạo (tỉnh nhỏ) có Điển học, cấp Phủ có Giáo thụ (Cao Bá Quát từng làm Giáo thụ Phủ Quốc Oai – Sơn Tây) và cấp Huyện có Huấn đạo. Các vị này có nhiệm vụ coi sóc việc dạy học ở các làng xã và tổ chức các cuộc sát hạch chuẩn bị cho kỳ thi Hương.
Để luyện cho học trò quen với văn bài, thường một năm trước kỳ thi Hương, quan Đốc học ra đầu bài hàng tháng, cho niêm yết ở dinh Đốc học. Học trò đến nơi chép lấy đề bài về nhà làm và khoảng nửa tháng sau mang lên nộp. Đến cuối tháng, quan Đốc học cùng các vị khoa bảng có tiếng trong tỉnh họp nhau chấm bài và tổ chức buổi bình văn. Học trò trong tỉnh lũ lượt kéo về dự. Những bài văn hay được đọc lên toàn bài hoặc trích đoạn, nêu tên tuổi, quê quán tác giả. Ai được xướng danh và bình văn sẽ rất hãnh diện với bạn bè và xóm làng. Loại hình sinh hoạt này tạo không khí sôi nổi trong học tập và kích thích học trò rất nhiều trong việc cố gắng đèn sách.
Các buổi bình văn không chỉ được tổ chức dưới triều Nguyễn mà đã định hình từ thời Lê –Trịnh. Trong tác phẩm Vũ Trung Tùy Bút, danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) có bài viết “Cuộc bình văn trong nhà Giám”, kể lại một buổi bình văn diễn ra tại trường Quốc tử giám, Hà Nội, với sự chủ trì và tham dự của các quan Tham tụng, Bồi tụng thuộc phủ chúa Trịnh, quan Tri Quốc tử giám (Hiệu trưởng) và đông đảo học trò tại kinh đô (Phạm Đình Hổ – Vũ Trung Tùy Bút – Bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến – NXB Trẻ 1989 – trang 81- 82)
Mỗi năm một lần, quan đầu tỉnh (Tổng đốc hoặc Tuần phủ) và quan Đốc học tổ chức tại tỉnh một kỳ thi gọi là Khảo khóa với số đề bài giới hạn gồm: thi, phú, văn sách. Những người đậu kỳ thi này được gọi là “thầy Khóa” và được miễm làm công tác phu đài, tạp dịch trong một năm. Quan trọng hơn cả đối với học trò là kỳ Tỉnh hạch mở khoảng 4, 5 tháng trước kỳ thi Hương. Chỉ những người thi đỗ trong kỳ thi này mới được quan Đốc học lập danh sách và gởi về bộ Lễ để bộ này phân phối đi các trường thi. Những người đậu đầu trong kỳ thi Tỉnh hạch được gọi là “Đầu xứ” (Paul Cordier – sđd – trang 160-161 – xem thêm truyện “Báo oán” trong tập “Vang Bóng Một Thời” của nhà văn Nguyễn Tuân)
Xem như thế, ta thấy trong cái học ngày xưa, phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” và tinh thần tôn sư trọng đạo được đề cao và thực hiện triệt để. Bên cạnh đó, ta cũng dễ nhận ra những mặt lạc hậu của nền học vấn từ chương khoa cử đang cần chỉnh đốn, đổi mới. Triều đình nhà Nguyễn cũng thấy điều đó. Tháng 1 AL năm 1824 nhân lúc bàn luận với quần thần về việc học, vua Minh Mạng có nói: “… Văn cử nghiệp chỉ câu nệ lối hủ lậu mà khoe với nhau, mỗi nhà lập riêng mỗi cách học, cao hay thấp, khoa trường lấy hay bỏ đều theo nề nếp ấy, vì lối học như thế nên nhân tài ngày càng kém dần đi. Nhưng thói quen đã lâu, đổi ngay cũng khó, vài năm sau sẽ lần lần đổi lại…” (Minh Mạng Chính Yếu – tập III NXB Thuận Hóa – Huế 1994, tr.81)
Tháng 8 AL năm 1835, triều đình nhà Nguyễn đã cho lựa những người trẻ tuổi, lanh lợi, thông minh cấp lương tiền cho học “tiếng các nước xa gần”, để xét dùng về sau. Đến tháng 6 năm sau thì “định ra chương trình dạy học trò ở quán Tứ Dịch, học tập văn tự ngoại quốc. Mấy tháng đầu thời học chữ Tây, mỗi ngày 2 – 3 chữ Xiêm mỗi ngày 7- 8 chữ; đến năm tháng sau, mỗi ngày học chữ Tây 6 – 7 chữ, chữ Xiêm mỗi ngày 11 – 12 chữ…” (Quốc Triều Sử Toát Yếu – NXB Văn Học – Hà Nội 2002, tr. 259-260). Song song với việc học ngoại ngữ, vào thời kỳ này, những môn toán pháp, đo lường, địa lý… cũng bắt đầu được dạy xen vào chương trình học cũ.
Khi thực dân Pháp chiếm Nam kỳ, họ nhận thấy sự quảng bá đường lối, chính sách cho dân thuộc địa bằng chữ Hán là một việc khó khăn, vì tầng lớp cai trị (quan lại Pháp) và tầng lớp bị trị (dân nghèo) đều không rành chữ Hán. Ngay từ năm 1863, Pháp đã ban hành quyết định số 44 ngày 31.3.1863 qui định việc học tại Nam Kỳ, theo đó vẫn giữ lại các chức quan Đốc học, Giáo thụ, Huấn đạo, nhưng đưa thêm vào chương trình học tiếng Việt viết bằng chữ La tinh (Bulletin Officiel de l’Expédition de Cochinchine (BOEC)- No4/1863 –trang 310-313).
Tuy nhiên, vào thời kỳ mới mẻ này, chương trình học tiếng Việt la tinh hóa (chữ Quốc ngữ) chỉ có tính cách nhiệm ý, chưa có tính bắt buộc. Mười sáu năm sau, các nghị định của Thống đốc Nam kỳ ký ngày 17.3.1879 và 14.6.1880 tổ chức lại nền học chính ở Nam kỳ, qui định việc dạy và học song hành cả hai thứ chữ: chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Đến năm 1911, theo thông tư số 86 ngày 23.11.1911 của quyền Khâm sứ Trung kỳ, các thí sinh dự kỳ thi Hương năm 1912 phải hiểu biết chữ Quốc ngữ, do đó các nhân viên học chính phải thiết lập bên cạnh trường dạy chữ Hán một trường dạy chữ Quốc ngữ cho thí sinh các kỳ thi Hương.
Năm 1918, là năm mở kỳ thi Hương cuối cùng trong lịch sử học và thi chữ Hán trên đất Việt Nam. Kỷ nguyên chữ Quốc ngữ thật sự bắt đầu từ đó. Ý đồ của thực dân Pháp trong việc cổ xúy, cưỡng bách một nền văn hóa giáo dục chữ Quốc ngữ là điều đã được các nhà văn hóa, sử học thảo luận, tranh cải nhiều. Nhưng dù với ý nghĩa nào, thực tế cuộc sống đã đưa chữ Quốc ngữ trở thành một phương tiện truyền thông giúp nhân dân ta sớm tiếp thụ những tiến bộ văn hóa, khoa học kỹ thuật của thế giới.
Thập niên 1930-1940, người ta đã không còn nghe tiếng ê a của thầy đồ dạy học sau lũy tre xanh và hoàn cảnh cuộc sống đã đẩy một lớp sĩ phu cửa Khổng sân Trình trôi dạt ra ngoài phố thị:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua… 
(Ông Đồ- Vũ Đình Liên)

Cách học xưa đã mai một, mực tàu thay bằng bút bi, giấy đỏ thay bằng giấy trắng, nhưng nền học cũ vẫn còn để lại tinh thần tôn sư trọng đạo sống mãi trong truyền thống đạo lý Việt Nam.

Nguồn: FB Lê Nguyễn


Đọc thêm

Hệ Thống Chức, Tước và chế độ Khoa Cử thời Lê Nguyễn


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

33 thoughts on “Chuyện học hành ngày xưa

  1. magnificent submit, very informative. I’m wondering why the othher specialists of this
    sector do not reallize this. Yoou hould continue your writing.
    I’m sure, you’ve a geat readers’ base already!

  2. When I originally commented I clicled thhe “Notify me when new comments are added” checkbkx and now ach time
    a omment iss added I get several e-mails wwith the same
    comment. Is therre any way yoou ccan remove people fdom thhat service?

    Bless you!

  3. It’s a pity youu don’t hhave a donate button! I’d without a doubt
    donate too his superb blog! I suppoose forr now i’ll
    settle for book-marking andd dding you RSS feed to myy Google account.
    I look forward too fressh updates and willl talk about this siute ith my
    Facbook group. Chat soon!

  4. Hey I knhow this iss off topic but I wass wonderting
    iff you knew oof any wwidgets I could aadd to my blog tyat automatically
    teet myy newest twittwr updates. I’ve been looking for a plug-in like this for quite some time and wwas hopijng maybe you would hasve some experienhe wit something like this.
    Please let mee kknow if you run innto anything.
    I truly enjoy reading yoiur blog annd I lok forward
    too your nnew updates.

  5. After reading your article, it reminded me of some things about gate io that I studied before. The content is similar to yours, but your thinking is very special, which gave me a different idea. Thank you. But I still have some questions I want to ask you, I will always pay attention. Thanks.

  6. Heya! I just wanted to ask if youu ever have anny issues wth hackers?
    My lastt bloig (wordpress) waas hacfked andd I eended up
    losimg manny months oof hartd work due too noo daa backup.
    Do yoou have any metfhods tto prevnt hackers?

  7. I have bedn surfing online moe thhan three hours
    today, yett I never fund anny interesting article like yours.

    It’s pretty orth enough for me. In my opinion, if alll web
    ownefs and bloggeres made goodd cotent as yoou did,
    the net wil be a lot mpre ueful than ever
    before.

  8. What’s Happening i aam new to this, I stumbled uupon thi
    I’ve discovered It positively helpful and iit has aided
    me out loads. I hope too contrinute & aiid other customefs like its
    aided me. Great job.

  9. Hmmm is anyone elwe havingg probleems with the pictures on tthis
    blog loading? I’m trying too find out if itss a
    problesm on my eend or iff it’s thee blog. Any subgestions wohld bbe greatly appreciated.

  10. Hello there! I know this iss kid of offf tlpic but I wass ondering iff yyou knww where I could find a captcha pougin for
    my comment form? I’m using the same blog platfor ass yyours annd I’m having troube finding one?

    Thanks a lot!

  11. Normally I don’t learn article on blogs, butt I woupd like tto ssay that this write-up very pressured me tto try aand doo so!

    Your writing style has been surprisdd me. Thank you, very nice post.

  12. Hi! I juust wanted tto assk iff yyou ever
    hsve any trouble with hackers? My last blog (wordpress) waas hacked annd I ended upp losing several weeks off hhard wor
    due to no backup. Do yyou have any solutions tto stop hackers?

  13. Howdy! Do you usee Twitter? I’d like tto foollow yoou iif tht
    would be ok. I’m definitely enjjoying yolur blog and look forwward too new posts.

  14. I’ve been browsing on-line greater than three hours nowadays, yet I by no means discovered any attention-grabbing article like yours. It is beautiful price sufficient for me. In my view, if all webmasters and bloggers made just right content as you did, the web will be a lot more useful than ever before.

  15. Atualmente, o software de controle remoto é usado principalmente na área de escritório, com funções básicas como transferência remota de arquivos e modificação de documentos.

  16. I’ll right awsy graep yoour rss aas I can’t fnd your
    email subgscription hyperlink or newsletter service.
    Do youu have any? Kindly leet me recogniee so hat I
    mayy subscribe. Thanks.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *