Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong Lịch sử

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong Lịch sử

HAI BÀ TRƯNG

Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng, cả một đội ngũ đông đảo phụ nữ Việt Nam tham gia phong trào kháng Hán, góp phần tạo nên truyền thống anh hùng bất khuất cho giới mình và cho cả dân tộc mình. Nguyên lý Mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc – dân gian Việt Nam đến nỗi nhiều học giả cho rằng đấy là điểm vượt trội không còn phải bàn cãi gì nữa của Việt Nam so với Trung Quốc và phương Tây.

Tổng thống Mỹ – Donald Trump:

“… trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình”

Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư:

“Trưng TrắcTrưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.

Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy!”

Lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn năm 1961

Hai Bà Trưng (chữ Nôm: ?婆徵) là thời kỳ xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đây là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), là anh hùng dân tộc của người Việt, những thủ lĩnh khởi binh chống lại nhà Đông Hán của Trung Quốc, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương.

Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn – Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Nguồn gốc, tên gọi

Quận Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay. Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là Đại Việt sử lược. Theo sách này, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Trưng Trắc là vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên. Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng1 .

Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội2 .

Mẹ Hai Bà là Man Thiện, được thần phả ghi tên là Trần Thị Đoan.

Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người Hán gọi2 . Còn tên của hai Bà, có nguồn gốc từ nghê dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị3 4 . Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau4 . Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”5 .

Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi6 .

Khởi nghĩa

Do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời7 8 , các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà HánTrưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.

Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn huyện Phúc Thọ Hà Nội9 . Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ10 11 . Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu.

Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).

Cai trị

Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm. Thời gian cai trị ngắn ngủi và phải toan tính chuẩn bị chống lại cuộc chiến của nhà Hán khiến Hai Bà Trưng không có hoạt động gì đáng kể trong việc xây dựng lãnh thổ mà mình cai quản.

Hành chính

Do thời gian cai trị của Hai Bà Trưng không dài và không còn tài liệu để khôi phục lại hệ thống tổ chức bộ máy thời Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các sử gia căn cứ trên các sử liệu liên quan đến sự cai trị của nhà Hán trước và sau thời Hai Bà Trưng cho rằng, về cơ bản Hai Bà Trưng vẫn duy trì hệ thống quản lý của nhà Hán trước đó, do người Việt nắm giữ12 .

Các quận, huyện do nhà Hán lập ra trên đất Âu Lạc và Nam Việt cũ, trên cơ sở các “bộ” thời Văn Lang và Âu Lạc được kế thừa. Sử sách xác nhận Hai Bà đóng đô ở huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ1 .

56 huyện thành mà Hai Bà Trưng giành được trong các quận:

Quận Giao Chỉ

Quận Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau:

  1. Góc miền núi tây bắc ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán.
  2. Góc tây nam Ninh Bình thuộc về huyện Vô Công, quận Cửu Chân
  3. Vùng duyên hải từ tỉnh Thái Bìnhđến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khi đó chưa được bồi đắp thành đất liền (vẫn là biển)13 .

Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện (縣) như sau14 :

  1. Liên Lâu(羸婁 hoặc 羸? hoặc ??): tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh. Địa danh này hay bị dịch lầm là “Luy Lâu” hoặc “Liên Lâu”.
  2. An Định(安定): tương đương miền Hải Dương và Hưng Yên, ở giữa sông Thái Bình và sông Hồng.
  3. Câu Lậu(苟漏 hoặc 笱屚 hoặc 句屚): tương đương tỉnh Nam Định và Ninh Bình, không kể vùng đông nam Nam Định và phía nam Ninh Bình lúc đó vẫn là biển, chưa được bồi đắp.
  4. Mê Linh(麊泠 hoặc 麋泠): gồm khu vực tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, tây bắc tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Yên Bái.
  5. Khúc Dương(曲昜): tương đương huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều và Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh trải lên phía bắc tới vùng Khâm châu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.
  6. Bắc Đái(北帶): tương đương huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.
  7. Kê Từ(稽徐): tương đương huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
  8. Tây Vu(西于): tương đương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình.
  9. Long Uyên(龍淵): Tức Long Biên (龍編) về sau, tới thời thuộc Đường kiêng húy Đường Cao Tổ là Lý Uyên (李淵) mới đổi là Long Biên. Địa bàn tương đương gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên), huyện Thuận Thành, huyện Quế Võ và Yên Phong tỉnh Bắc Ninh trở lên phía bắc, bao gồm cả các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là huyện lớn nhất mà các đời sau còn chia tách để lập ra các quận, huyện khác.
  10. Chu Diên(朱鳶): tương đương phía nam tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam.

Quận Cửu Chân

Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay15 .

Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau16 :

  1. Vô Thiết(無切): tương đương với Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình hiện nay.
  2. Vô Biên(無編): tương đương huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
  3. Tư Phố(胥浦): địa bàn tương đương huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và bắc Diễn Châu tỉnh Nghệ An
  4. Cư Phong(居風): tương đương phía tây nam tỉnh Thanh Hóa
  5. Dư Phát(餘發): tương đương các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
  6. Đô Lung(都龐): tương đương vùng thượng lưu sông Mã
  7. Hàm Hoan(咸驩 hoặc 咸懽 hoặc 鹹驩): tương đương Nghệ An và Hà Tĩnh, là huyện lớn nhất ở cực nam Cửu Chân.

Quận Nhật Nam

Vị trí Nhật Nam được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay17 .

Nhật Nam gồm có 5 huyện như sau18 :

  1. Tây Quyển(西卷): vùng sông Gianh, bắc Quảng Bình.
  2. Chu Ngô(硃吾): khoảng sông Thạch Hãntỉnh Quảng Trị.
  3. Lô Dung(盧容): miền Thừa Thiên, lưu vực sông Hương và sông Bồ.
  4. Ty Ảnh(比景): nam Quảng Bình, khoảng từ sông Nhật Lệ đến sông Bến Hải.
  5. Tượng Lâm(像林): từ đèo Hải Vân đến mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên).

Quận Hợp Phố

Quận Hợp Phố gồm 5 huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖).

Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông.

Quận Thương Ngô

Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵).

Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thị xã Tín Nghi tỉnh Quảng Đông.

Quận Uất Lâm

Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞).

Uất Lâm được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây.

Quận Nam Hải

Quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽).

Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.

Như vậy tổng số huyện thành đương thời chỉ có 54 huyện. Ngô Sĩ Liên dẫn thêm 2 huyện mới đặt trong quận Giao Chỉ là Vọng Hải và Phong Khê do Mã Viện mới tách đặt sau thời Hai Bà Trưng, được chép gộp vào danh sách các huyện thuộc Giao Chỉ lúc đó, tổng cộng là 56 huyện thành19 .

Quân đội

Đội ngũ các cánh quân mới tập hợp của các Lạc hầu, Lạc tướng, thủ lĩnh địa phương chưa có điều kiện tổ chức theo kiểu chính quy thành các đơn vị, quân thứ kiểu hệ thống, cấp bậc quy củ như các triều đại sau này. Thành phần họ gồm bình dân trong kẻ, chạ… gia nô, nô tỳ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh vùng. Các sử gia nhìn nhận lực lượng mới họp này chưa được tổ chức chặt chẽ nên có những yếu điểm bộc lộ trong cuộc chiến chống Mã Viện sau này20 .

Kinh tế

Sử sách chỉ ghi lại một sự kiện duy nhất liên quan tới kinh tế thời Hai Bà Trưng là Trưng vương cho xá thuế trong 2 năm cho dân chúng21 22 .

Luật pháp

Luật pháp chưa có văn bản chính thức. Các sử gia xác định luật thời Hai Bà Trưng là một thứ “tập quán pháp”, “luật tục” của nhiều đời trước được khôi phục và sử dụng điều hành xã hội21 .

Hậu Hán thư của Phạm Việp dẫn lời tâu báo của Mã Viện lên Hán Quang Vũ Đế rằng luật Việt khác với luật nhà Hán đến hơn 10 điều23 24 .

Chống Hán

Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.

Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)25 đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).

Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thế cô bị thua, đều tử trận26 .

Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mã Viện thu gom, phá hủy nhiều trống đồng và đúc rồi dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)27 làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: “Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt” (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt)28 .

Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn 3 năm.

Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, chế độ giao quyền cai quản cấp huyện ở Bộ Giao Chỉ cho các Lạc tướng không còn, quyền lực của các Lạc tướng, Lạc hầu bị thủ tiêu. Theo như cách gọi của sử gia Madrolle thì chế độ bảo hộ chấm dứt, bắt đầu chế độ cai trị trực tiếp. Nhà Hán đặt quan lại cai trị đến cấp huyện29 .

Đánh giá

Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư1 :

Trưng TrắcTrưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy

Theo sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng30 :

Trưng Vương là dòng dõi bậc thần minh, nhân lòng dân oán hận, nổi giận, khích lệ người cùng chung mối thù. Nghĩa binh đi đến đâu gần xa đều hưởng ứng, 65 thành ngoài miền Ngũ Lĩnh một buổi sớm đều thu phục được, người dân chịu khổ từ lâu, không khác gì đã ra khỏi vực thẳm được thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng khí khái hơn người. Tuy rằng quân mới tập hợp, bị tan rã khi đã thành công, cũng làm hả được lòng căm phẫn của thần dân một chút… Khi đất nước bị chìm đắm, thì hầu như lại được khôi phục do một nữ chúa ở Mê Linh. Lúc đó bậc con trai mày râu phải cúi đầu ngoan ngoãn tuân theo không dám làm gì, chẳng đáng thẹn lắm sao?

Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục31 :

Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !

Góc nhìn qua sử liệu của Trung Quốc

Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn Hậu Hán Thư viết vào thế kỷ thứ 5 (sau Công nguyên) bởi học giả Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến 189 AD. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến 2 chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong 2 chương của Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của 2 bà thời kỳ nhà Tây Hán. Ở chương 86 của Hậu Hán Thư, với tiêu đề: “Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam” (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians) có viết:

Vào năm thứ 16 Hán Vũ Đế (40 AD), ở quận Giao Chỉ có hai người đàn bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi loạn và tấn công thủ phủ của quận. Trưng Trắc là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh, bà là vợ của Thi Sách. Bà ta là 1 chiến binh tàn bạo. Tô Định Thái Thú của quân Giao Chỉ đã dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Nhưng bà ta lại càng hung dữ và chống đối hơn. Những tộc trưởng Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố gia nhập với bà ta, và bà ta đã đoạt được 65 thành trì và trở thành Nữ vương. Chính quyền của quận Giao Chỉ và các quận khác chỉ có thể phòng thủ để tự bảo vệ mình. Hán Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu chuẩn bị xe kéo, thuyền bè phục vụ cho xây dựng cầu đường, để mở lối đi qua núi nhằm cải thiện công tác vận lương. Năm thứ 18 (42 AD), Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện và Phù Lạc hầu Lưu Long dẫn hơn 1 vạn quân từ quận Trường Sa, Quý Dương, Nam Ninh, Thương Ngô. Vào mùa hè năm 43, Mã Viện tái chiếm Giao Chỉ và diệt Trưng TrắcTrưng Nhị, và những kẻ khác ở những vùng rải rác. Khu vực biên giới đó vì vậy đã được bình định

Di sản

Voi diễn hành nhân ngày Lễ Hai Bà Trưng 7 tháng 3 năm 1957 tại Sài Gòn

  • Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng tại Xã Hát Môn, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưngở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là Mê Linh, Hà Nội – quê hương của hai bà. Theo ghi nhận của sử gia Ngô Thì Sĩ, từ nhiều thế kỷ trước khi đền thờ Hai Bà được lập ra, vì Hai Bà chết do binh đao nên đền thờ kiêng màu đỏ là màu máu: hương án đều sơn màu đen, không có màu đỏ; người dân địa phương cũng không dám mặc áo đỏ, kể cả người đến viếng thăm nếu mặc áo đỏ phải cởi bỏ để bên ngoài theo lệ cấm32 .
  • Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam(Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương (miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng33 .
  • Các danh xưng của hai bà (Trưng TrắcTrưng NhịTrưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, phường, xã, quận… ở Việt Nam.
  • Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ (hay còn gọi là chế độ mẫu hệ), trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.
  • Nhiều tác phẩm, sách, kịch, nhạc,… viết hoặc dựa vào hai bà làm nhân vật chính. Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh về cuộc khởi nghĩa của hai bà là một vở cải lương kinh điển tại Việt Nam.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn Tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục hai là Bá Vương

Uy danh động tới Bắc Phương

Hán sai Mã Viện lên đường tấn công

Hồ Tây đua sức vẫy vùng

Nữ nhi địch với anh hùng được sao!

Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo

Hai Bà thất thế cùng liều với sông!

Trước là nghĩa, sau là trung

Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai Bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.

Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng

Theo nhiều nguồn tài liệu, thì hai bà có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập Thành hoàng làng ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh34 .

  • Thánh Thiên – Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái – Bắc Giang. Tài kiêm văn võ, được Trưng Vươngphong làm Thánh Thiên công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải (Hải Nam). Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh (Việt Nam) và ở cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.
  • Lê Chân – Nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong làm Đông Triều công chúa, giữ chức Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải. Hiện có đền Nghè ở An Biên, Hải Phòng thờ bà.
  • Vũ Thị Thục: Khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong làm Bát Nạn đại tướng, Uy Viễn đại tướng quân, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình).
  • Vương Thị Tiên: được Trưng Vương phong làm Ngọc Quang công chúa, được thờ ở đền Sầy và miếu thờ ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tương truyền, bà có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc và gieo mình tự vẫn tại xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộcphủ Thiên Trường, Nam Định. Sau này đến đời vua Lý Thái Tông có năm hạn hán lớn, nhà vua lập đàn cầu mưa, bà còn hiển linh giúp dân chống hạn. Nhà vua giáng chỉ cho dân địa phương thờ phụng theo nghi lễ đầy đủ hơn và tặng thêm hai chữ trong duệ hiệu, thành: Ngọc Quang Thiên Hương công chúa.35
  • Ba vị tướng Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang của Hai Bà Trưng: Hi sinh trong trận Bồ Lăng, đánh với quân Hán tại khu vực nay là ngã ba sông Trường Giangvà Ô Giang, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hiện ở đây có miếu thờ. Để tưởng nhớ công ơn của ba anh em họ Đào, nhân dân Đa Tốn đã lập miếu thờ (Đào Đô Thống thờ ở miếu Sén Tóc, thôn Ngọc Động. Đào Chiêu Hiển thờ ở Nghè Ông Hai, thôn Lê Xá và Đào Tam Lang thờ ở nghè cũ sau chuyển về nghè Lê Xá). Về sau, từ thế kỷ XVII trở đi, dân làng Ngọc Động và Lê Xá đã thờ ba ông làm thành hoàng làng 36 .
  • Nàng Nội – Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), được Trưng Vương phong làm Nhập Nội Bạch Hạc Thủy công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ bà.
  • Lê Thị Hoa – Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa), được Trưng Vương phong làm Nga Sơn công chúa, giữ chức Bình Nam đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.
  • Hồ Đề – Phó nguyên soái: Khởi nghĩa ở động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong làm Đề Nương công chúa, giữ chức Phó nguyên soái, Trấn Viễn đại tướng quân. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.
  • Xuân Nương, chồng là Thi Bằng – em trai Thi Sách, trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Nhập Nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.
  • Nàng Quỳnh và Nàng Quế – Tiên Phong phó tướng: Khởi nghĩa ở châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm Nghi Hòa công chúa, giữ chức Hổ Oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nhật Nam trấn thủ vùng bắc Nam Hải. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.
  • Đàm Ngọc Nga – Tiền Đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Nguyệt Điện Tế Thế công chúa, giữ chức Tiền Đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
  • Trần Thị Phương Châu: Tuẫn tiết ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) năm 39 sau Công nguyên, được Trưng Vương phong làm Nam Hải công chúa. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang. Sử cũ có chép vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền thờ bà.
  • Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương: Quê ở động Hoa Lư (Ninh Bình), theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được thờ ở đình Đông Ba thuộc thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Thiều Hoa – Tiên Phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Tiên Phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ bà.
  • Quách A – Tiên Phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Khâu Ni công chúa, giữ chức Tiên Phong tả tướng, tổng trấn Luy Lâu. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).
  • Vĩnh Huy – Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Vĩnh Hoa công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân. Bà có trận đánh thần kỳ dẹp tan quân của đại tướng nhà Hán là Ngô Hán ở các vùng Độ Khẩu (nay thuộc Vân Nam), Khúc Giang (nay thuộc Quảng Đông) và đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày nay. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Huy.
  • Lê Ngọc Trinh – Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, được Trưng Vương phong làm Ngọc Phượng công chúa, giữ chức Chinh Thảo đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo quân Quế Lâm. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
  • Lê Thị Lan – Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm, Sơn Tây, được Trưng Vương phong làm Nhu Mẫn công chúa, giữ chức Trấn Tây tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Hán Trung. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ bà.
  • Phật Nguyệt – Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Phật Nguyệt công chúa, giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân, Chinh Bắc đại tướng quân, tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Bà hình như không được ghi vào sử Việt Nam mà lại được ghi vào sử Trung Quốc. Bà có trận đánh kinh hồn chiến thắng Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí ở hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Hiện di tích về bà còn rất nhiều: tại chùa Kiến Quốc thuộc thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh. Bà là nữ tướng gây kinh hoàng cho nhà Hán nhất.
  • Trần Thiếu Lan: Hiện có miếu thờ tại cửa Thẩm Giang chảy vào hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Cả ngàn năm qua, mỗi lần sứ thần của Việt Nam đi ngang qua đều vào tế lễ bà. Hiện nay cũng còn một ngôi mộ mang tên bà.
  • Phương Dung: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh), được Trưng Vương phong làm Đăng Châu công chúa, giữ chức Trấn Nam đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Giao Chỉ.
  • Trần Năng – Trưởng lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm Hoàng công chúa, Vũ Kỵ đại tướng quân, giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ bà.
  • Trần Quốc hay nàng Quốc – Trung Dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm, Hà Nội, được Trưng Vương phong làm Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, giữ chức Đô đốc, trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Bà có trận thuỷ chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Việt Nam) và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam của Trung Quốc có nhiều đền thờ nàng Quốc. Dân ở các vùng này đã tôn bà là Giao Long tiên nữ giáng trần vì bà rất hiển linh.
  • Tam Nương – Tả Đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương. Trưng Vương phong Hồng Nương làm An Bình công chúa, Thanh Nương làm Bình Xuyên công chúa, Đạm Nương làm Quất Lưu công chúa, giao cho chức Kỵ binh Lĩnh Nam. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.
  • Quý Lan – Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm An Bình công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân (Lễ bộ Thượng thư). Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Quý Lan.
  • Bà Chúa Bầu: Khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch, Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của bà.
  • Sa Giang: quê Trường Sa, người Hán, sang giúp Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Lĩnh Nam công chúa. Bà là một nhân vật lịch sử. Hiện ở ngoại ô huyện Phong Đô tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) có đền thờ bà.
  • Đô Thiên: người Hán, ứng nghĩa theo Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Động Đình công, giữ chức Trung Nghĩa đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Hán Trung, tổng trấn Trường Sa. Hiện vùng Lưỡng Quảng của Trung Quốc có rất nhiều miếu, đền thờ ông.
  • Phùng Thị Chính: Tuấn Xuyên, Vạn Thắng, Ba Vì, được Trưng Vương Phong làm “Trưởng nội thị tướng quân”, nổi tiếng với trận đánh ở Lãng Bạc, sinh con giữa trận chiến, một tay ôm con, một tay giết giặc. Có đền thờ bà tại thôn Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội
  • Ngoài ra còn có các thủ lĩnh người Tày, Nùng và Choang (Quảng Tây) lãnh đạo nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Nhận định

Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng, cả một đội ngũ đông đảo phụ nữ Việt Nam tham gia phong trào kháng Hán, góp phần tạo nên truyền thống anh hùng bất khuất cho giới mình và cho cả dân tộc mình. Nguyên lý Mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc – dân gian Việt Nam đến nỗi nhiều học giả cho rằng đấy là điểm vượt trội không còn phải bàn cãi gì nữa của Việt Nam so với Trung Quốc và phương Tây37

“… trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình”

Tổng thống Mỹ – Donald Trump38

Nguồn: https://nguoikesu.com/nhan-vat/hai-ba-trung


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

101 thoughts on “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong Lịch sử

  1. who proposed to redefine VietMuong as referring to a subbranch of Vietic containing only Vietnamese and Muong. The term ” Vietic ” is used, among others, by Gerard Diffloth, with a slightly different proposal on subclassification, within which the term “VietMuong” refers to a lower subgrouping (within an eastern Vietic branch) consisting of Vietnamese dialects, Muong dialects, and Ngu?n (of Qu?ng Binh Province ).

  2. I hqve been exporing foor a liittle forr aany hig uality articles or
    wweblog posts iin this sorrt off pace . Exploring in Yahoo
    I ultimately stumbled ulon this weeb site. Reading
    thius info So i aam happy tto show that I’ve a very judt ight uncaanny
    feelimg I came upin exactly wwhat I needed.
    I moost indisputably wiol make suire to do not omit this web site
    and provides iit a liok regularly.

  3. Thanks forr sopme other excfellent post. Thhe plawce ele may anyboddy
    get that tpe of info in such a perfectt
    approach of writing? I’ve a presentation ndxt week, and I’m at the search for sujch information.

  4. Hello there! Thiss is myy first visit to your blog!

    We are a group of volubteers aand stazrting a neww prroject
    iin a community in tthe swme niche. Youur bog provided us benefiial information to work
    on. You have done a outstanding job!

  5. Hi there! I could have sworn I’ve been to this blog before but after checking through some of the post I realized it’s new to me. Nonetheless, I’m definitely happy I found it and I’ll be bookmarking and checking back frequently!

  6. Heyaa i aam ffor thhe first tume here. I came across this boartd andd I find It truly ueful & iit
    helped mee outt a lot. I hopoe tto give something back aand aid others
    like yyou heled me.

  7. I have been browsing onine mmore than 2 hours today, yeet I neve
    found any interesting article like yours. It is pretty woorth enough forr me.
    In myy opinion, iif alll web owners andd bloggers made
    god contgent ass youu did, thhe internet wil
    be a loot mopre useful than ever before.

  8. wonderful put up, very informative. I’m wondering why thee otheer specalists oof this sector ddo nnot realize this.
    Yoou must proceed your writing. I am sure, yoou hzve a huge readers’ base already!

  9. Howdy are using WordPress for your blog platform? I’m new to the blog world but I’m trying to get started and set up my own. Do you require any html coding knowledge to make your own blog? Any help would be greatly appreciated!

  10. Good day! This post could not be written any better! Reading through this post reminds me of my good old room mate! He always kept talking about this. I will forward this article to him. Pretty sure he will have a good read. Many thanks for sharing!

  11. Woah! I’m really loving the template/theme of this blog. It’s simple, yet effective. A lot of times it’s very difficult to get that “perfect balance” between user friendliness and visual appearance. I must say you have done a great job with this. In addition, the blog loads super fast for me on Firefox. Exceptional Blog!

  12. Great goods from you, man. I have take into accout your stuff prior to and you are just extremely magnificent. I actually like what you’ve bought here, really like what you’re saying and the way through which you assert it. You’re making it entertaining and you continue to care for to keep it smart. I can not wait to read far more from you. This is really a terrific website.

  13. I simply couldn’t go away your web site before suggesting that I actually loved the standard info an individual provide in your guests? Is going to be again continuously to check out new posts.

  14. My brother recommended I may like this web site. He was once totally right. This publish truly made my day. You cann’t believe just how much time I had spent for this information! Thanks!

  15. Hello, I think your blog might be having browser compatibility issues. When I look at your blog site in Chrome, it looks fine but when opening in Internet Explorer, it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up! Other then that, terrific blog!

  16. Cool blog! Is your theme custom made or did you download it from somewhere? A design like yours with a few simple tweeks would really make my blog jump out. Please let me know where you got your design. Kudos

  17. A person essentially help to make seriously posts I would state. This is the very first time I frequented your website page and thus far? I amazed with the research you made to make this particular publish amazing. Great job!

  18. I was wondering if you ever considered changing the layout of your blog? Its very well written; I love what youve got to say. But maybe you could a little more in the way of content so people could connect with it better. Youve got an awful lot of text for only having 1 or 2 pictures. Maybe you could space it out better?

  19. Hiya very nice site!! Man .. Excellent .. Wonderful .. I’ll bookmark your web site and take the feeds additionallyKI’m glad to seek out so many useful info right here within the submit, we need develop extra techniques in this regard, thanks for sharing. . . . . .

  20. Thank you for sharing superb informations. Your web site is very cool. I am impressed by the details that you have on this web site. It reveals how nicely you perceive this subject. Bookmarked this website page, will come back for more articles. You, my pal, ROCK! I found just the info I already searched all over the place and just couldn’t come across. What a perfect web site.

  21. Hey there! This is kind of off topic but I need some guidance from an established blog. Is it tough to set up your own blog? I’m not very techincal but I can figure things out pretty fast. I’m thinking about setting up my own but I’m not sure where to begin. Do you have any ideas or suggestions? Cheers

  22. I’ll right away take hold of your rss feed as I can not find your email subscription link or newsletter service. Do you’ve any? Kindly permit me recognise so that I may subscribe. Thanks.

  23. Hi! I just wanted to ask if you ever have any problems with hackers? My last blog (wordpress) was hacked and I ended up losing a few months of hard work due to no backup. Do you have any methods to prevent hackers?

  24. I have been browsing online more than three hours nowadays, yet I by no means found any fascinating article like yours. It is pretty worth enough for me. In my view, if all webmasters and bloggers made just right content material as you probably did, the web will be much more useful than ever before.

  25. Thanx for the effort, keep up the good work Great work, I am going to start a small Blog Engine course work using your site I hope you enjoy blogging with the popular BlogEngine.net.Thethoughts you express are really awesome. Hope you will right some more posts.

  26. I’d have to examine with you here. Which is not one thing I usually do! I take pleasure in reading a post that may make folks think. Additionally, thanks for permitting me to comment!

  27. I am glad for writing to let you know what a notable encounter our child gained studying your blog. She picked up a wide variety of details, including how it is like to have an amazing giving heart to get certain people without hassle fully understand specified extremely tough subject areas. You actually surpassed her expected results. Thank you for giving the great, trusted, edifying and in addition easy guidance on that topic to Ethel.

  28. Wonderful blog! I found it while browsing on Yahoo News. Do you have any suggestions on how to get listed in Yahoo News? I’ve been trying for a while but I never seem to get there! Thanks

  29. Admiring the time and effort you put into your blog and in depth information you offer. It’s nice to come across a blog every once in a while that isn’t the same out of date rehashed material. Great read! I’ve bookmarked your site and I’m adding your RSS feeds to my Google account.

  30. Hiya, I am really glad I have found this information. Nowadays bloggers publish just about gossips and internet and this is really annoying. A good site with exciting content, that’s what I need. Thanks for keeping this web site, I will be visiting it. Do you do newsletters? Can’t find it.

  31. I know this if off topic but I’m looking into starting my own weblog and was curious what all is needed to get set up? I’m assuming having a blog like yours would cost a pretty penny? I’m not very web savvy so I’m not 100 sure. Any recommendations or advice would be greatly appreciated. Cheers

  32. There are some attention-grabbing closing dates in this article however I don’t know if I see all of them middle to heart. There may be some validity however I’ll take hold opinion till I look into it further. Good article , thanks and we wish more! Added to FeedBurner as effectively

  33. I’m not sure where you’re getting your information, but great topic. I needs to spend some time learning much more or understanding more. Thanks for magnificent information I was looking for this information for my mission.

  34. Greetings from Colorado! I’m bored to tears at work so I decided to browse your website on my iphone during lunch break. I love the info you present here and can’t wait to take a look when I get home. I’m amazed at how quick your blog loaded on my phone .. I’m not even using WIFI, just 3G .. Anyways, great blog!

  35. I loved as much as you’ll receive carried out right here. The sketch is tasteful, your authored material stylish. nonetheless, you command get got an shakiness over that you wish be delivering the following. unwell unquestionably come further formerly again since exactly the same nearly very often inside case you shield this hike.

  36. Thanks, I have recently been searching for info approximately this topic for a long time and yours is the greatest I’ve discovered till now. However, what about the bottom line? Are you certain concerning the supply?

  37. Hello! I could have sworn I’ve been to this site before but after reading through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely happy I found it and I’ll be book-marking and checking back often!

  38. Woah! I’m really loving the template/theme of this website. It’s simple, yet effective. A lot of times it’s very difficult to get that “perfect balance” between user friendliness and appearance. I must say that you’ve done a excellent job with this. Also, the blog loads very fast for me on Opera. Outstanding Blog!

  39. of course like your website however you need to check the spelling on several of your posts. A number of them are rife with spelling issues and I to find it very troublesome to tell the reality nevertheless I¦ll definitely come again again.

  40. I am often to blogging and i really appreciate your content. The article has really peaks my interest. I am going to bookmark your site and keep checking for new information.

  41. Its such as you learn my thoughts! You appear to grasp a lot approximately this, like you wrote the e book in it or something. I believe that you simply could do with a few p.c. to force the message house a bit, but other than that, this is great blog. A great read. I’ll definitely be back.

  42. Great – I should certainly pronounce, impressed with your website. I had no trouble navigating through all tabs as well as related info ended up being truly easy to do to access. I recently found what I hoped for before you know it in the least. Reasonably unusual. Is likely to appreciate it for those who add forums or anything, website theme . a tones way for your customer to communicate. Nice task.

  43. Attractive component to content. I just stumbled upon your weblog and in accession capital to say that I acquire actually enjoyed account your blog posts. Anyway I’ll be subscribing for your augment or even I fulfillment you get admission to consistently quickly.

  44. Hiya very cool website!! Man .. Excellent .. Superb .. I’ll bookmark your website and take the feeds additionallyKI am happy to seek out numerous useful info here in the submit, we’d like develop more strategies in this regard, thanks for sharing. . . . . .

  45. Hello would you mind letting me know which hosting company you’re utilizing? I’ve loaded your blog in 3 different web browsers and I must say this blog loads a lot quicker then most. Can you recommend a good web hosting provider at a fair price? Thank you, I appreciate it!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *