Tử vi và 12 con giáp

Tử vi và 12 con giáp

Tử Vi: Khoa Học hay Mê Tín.

Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị.

Tử vi – khoa học mà huyền bí

Trong những kiểu bói toán, Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Quốc đã có nhiều hình thức bói toán khác như “64 quẻ bói” do Chu Vãn Vương dựa trên Hà Đồ tạo thành. Sau đó, nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết, như thuyết âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tổ cơ bản nhằm giải thích đời sống và tuỳ từng cặp yếu tố kết hợp với nhau, nó sẽ ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tử vi sau đó .

Về phạm trù số mệnh được đề cập đến ở vị trí trung tâm của Tử vi, thực ra trước đó đã có nhiều nhà triết học có những cái nhìn khác nhau về nó. Khổng Phu Tử nói: “Tận nhân lực, tri thiên mệnh” nghĩa là hay cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Triết gia Trang Tử thì cho rằng, con người thành bại, nghèo hèn hay giàu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Còn học giả Tuân Tử thì phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng, tất cả hoạ phúc của con người đều do chính hành động của họ tạo thành.

Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Tử vi tuy ra đời chậm nhưng nó đã tổng hoà được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ học thuật riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn áp dụng trong đời sống hàng ngày như áp dụng thuyết âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, nhiều nhà khoa học ngày nay xem Tử vi như là một bước hển về nhân học Trưng Hoa thời Trưng đại.

Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học sơ kỳ. Tử vi dừng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hoá dựa trên nền tảng của triết lý âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 Can, 12 Chi dịch chuyển và biển đổi theo thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết âm Dương Ngũ Hành.

Vậy Tử vi là gì và ai là người đã có công hình thành và phát triển nên dạng thức khoa học thô sơ này?

Di Hi -Trần Đoàn lão Tổ

Ông tổ của Tử vi là một đạo sĩ tu trên núi Hoa Sơn có tên hiệu là Di Hi và tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống. Dựa vào Kinh dịch cùng những khai triển về thuyết âm Dương Ngũ Hành của Đổng Trọng Thư, một triết gia thời Hán, ông đã lập ra Tử vi với mục đích tìm hiểu con người và số phận con người, dựa trên hệ thống quy luật biến hóa của thuyết về Vũ trụ thời đó. Bằng cách tích hợp những biến số của đời sống dựa trên ngày sinh tháng đẻ Trần Đoàn đã tìm ra nguyên tắc viết nên “lá số Tử vi” rất gọn gàng với 12 Cung và hơn 100 vì sao nhằm tiên đoán số phận của con người. Lá số Tử vi gồm 10 Chính tinh và nhiều Phụ tinh an định trên 12 Cung nằm trên một Thiên Bàn. Những vì sao và cung mệnh có mối quan hệ tương tác rất phức tạp, có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bản mệnh. Trong những ngôi sao bản mệnh, sao Tử vi là ngôi sao quan trọng nhất (Tử vi là màu tím huyền diệu) . Tử vi là tên ngôi sao Chủ tinh của con trưởng Vua Văn Vương đời Chu: Trung cung Tử vi đại đế cai quản hai cung Nam Tào, Bắc Đẩu, nắm giữ chuyện sinh tử của thiên hạ trong tay. Các vua chúa ngày xưa cũng coi Tử vi chính là sao tướng tinh của mình và cho rằng, cung sao Tử vi trên bầu trời tương ứng vào chính Hoàng cung.

Tương truyền Trần Đoàn là một đạo sĩ kỳ dị. Ông ngủ suốt ngày và giấc ngủ đầu đời của ông dài tới 4ọ năm. Theo truyền thuyết thì sau này, Trần Đoàn lão tổ có gặp và dâng cho Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cuốn Tử vi chính nghĩa kinh để nhà vua dựa vào đó mà biết cách lựa chọn người tái giúp quốc thái dân an. Sau này, nhà Tống dựa trên cuốn đó mà soạn thành Triệu thị minh thuyết Tử vi (Sách của họ Triệu giảng giải minh bạch về thuyết Tử vi) Ngoài ra, cũng có những học giả nổi tiếng khác viết về Tử vi như Tử vi âm dương chính nghĩa của Lã Ngọc Thiềm và Tử vi đẩu số toàn thư do học giả La Hồng Tiên biên soạn. Đến đời Minh, có thêm tử vi thiển thuyết của Lưu Bá Ôn và Lịch số Tử vi Toàn thư của Hứa Quang Hy. Dưới triều nhà Thanh, tất cả những nghiên cứu nhỏ lẻ về Tử vi đã được .tập hợp vào thành Tử vi đại toàn.

Trong một lá số Tử vi, nhiều nhất có 118 sao. Mỗi ngôi sao có một ý nghĩa. Sao này khi tương tác với sao khác lại có ý nghĩa khác Cho dù sự chính xác của Tử vi còn phải bàn cãi, nhưng việc “mã hoá” và “sơ đồ hoá” số mệnh của con người vào một lá số Tử vi đã cho thấy tham vọng lớn lao của Tử vi. Ngày nay, dưới con mắt của các nhà khoa học, Tử vi được coi là một loại hình khoa học huyền bí kết hợp với nhân học và sự phân tích độc đáo trong việc tiên đoán số mệnh con người. Thực tế, để xem chuẩn một lá số Tử vi là một điều không thể vì nó là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau. Nếu coi các nguyên tắc tương tác giữa các sao là một hàm số, thì lá số Tử vi của một người là một hàm số có tới hơn 100 biển số. Đây là một hàm số quá phức tạp và không có lời giải thấu triệt. Cũng nhiều người cho rằng, thực ra, Di Hi Lão tổ Trần Đoàn không phải là người sáng tạo ra Tử vi mà ông chỉ là người hệ thống hoá lại Tử vi mà thôi. Tử vi cũng không nên được coi là một khoa học độc lập mà nên coi nó là sự kết hợp của nhiều nguyên lý khoa học khác trong triết học Trung Hoa.

Khoa học hay mê tín?

Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê, vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, Tử vi kgông có tính lập luận và lôgích học rõ ràng, từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một ” đa hàm số” với nhiều biến đổi rất phức tạp. Điều đó cũng phần nào thể hiện Bản mệnh của con người cũng thật phức tạp.

Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào. Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là “sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội”. Tử vi không tách rời các phương diện và xem xét con người ở một thể giới quan tổng hợp có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể.

Tuy nhiên, ông có những thiếu hụt trong Tử vi khiến nhiều người cho rằng, Tử vi không phải là một khoa học, nhưng vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng nhũng ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy, tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm. Cách tính giờ của tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa, người ta tính giờ dựa vào Mặt trời. Nhưng từ khi chịu ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm 24 múi. Quy ước này khác với quy ước của Tử vi chia một ngày làm 12 múi. Tử vi cũng có hạn chế là coi người tu hành không nằm trong vòng cung mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến việc một số gia đình cho mổ lấy thai nhi vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt, đây là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học.

Lời kết

Chính vì tính phức tạp trong Tử vi nên cón lúc cách nhìn trái ngược nhau về hiện tượng lý thú này. Nhiều người quan niệm Tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên, giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Tử vi có thể tiên liệu được mọi biến cố, kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản… của con người. Chỉ cần nhìn vào lá số Tử vi là có thể biết mọi việc trong quá khứ và tương lai. Thiết nghĩ đây là một quan niệm sai lầm, đề cao quá đáng vai trò của Tử vi, cho nó một giá trị lớn quá tầm vóc vốn có của nó.

Cũng có nhiều người cho rằng, Tử vi là một loại hình mê tín dị đoan, chỉ dựa vào vài điều xằng bậy để lừa đảo bằng những tà thuật với động cơ trục lợi. Những suy đoán dựa trên lập luận và lôgíc của Tử vi đều là vô giá trị. Thiết nghĩ đây cũng là một nhận định vội vàng.

Thực chất, đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người. Tử vi cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng đầy khiếm khuyết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự suy đoán kết hợp với những kinh nghiệm quan sát từ thực tế đời sống khiến Tử vi có một sức hấp dẫn thú vị.

Thiết nghĩ, Tử vi là một ngành nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự trong tác qua lại giữa chúng, nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán đã được thống kê về số phận và tính cách con người.

Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của Tử vi thì đây chính là một trong nhưng vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.

SƠ LƯỢC VỀ KHOA TỬ VI 12 CON GIÁP

Tại Việt Nam, lịch được lập theo các chu kỳ thay đổi đều đặn của mặt trăng. Hầu hết người dân Việt Nam kể cả người thành thị cũng như kiều bào sống ở nước ngoài cũng đều dùng lịch âm này trong nhà để xem ngày lễ hay các ngày tháng tốt lành. Vì sử dụng theo lịch âm nên các ngày chính xác của một năm mới luôn thay đổi theo từng năm. Ðiểm phân và điểm chí đánh dấu sự khởi đầu các mùa ở châu Âu được xem là điểm giữa theo lịch châu Á và kết quả là mỗi mùa ở Việt Nam thường bắt đầu sớm hơn mùa tương tự ở châu Âu đến 6 tuần.

Mỗi năm đều được” hộ trì” bởi một trong số mười hai con vật theo cung Hoàng đạo của người Việt, trong đó con đầu tiên là chuột (Tí), sau đó là trâu (Sửu) và tiếp đến theo thứ tự là hổ (Dần), mèo (Mão), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất) và cuối cùng là lợn (Hợi). Trong số các con giáp này thì Thìn (con rồng) là con vật thần thoại và Tí, Dần, Tỵ, và Thân là những con vật sống hoang dã và thường tránh gặp con người. Bảy con còn lại là những vật nuôi trong nhà. Cứ mỗi chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ. Ví dụ: năm Thìn thuộc vào các năm 1976, 1988, 2000, 2012.

Ngoài ra, người Việt còn theo chu kỳ 60 năm. Chu kỳ này được lập theo sự kết hợp của mười hai con vật là các biểu tượng cụ thể theo cung hoàng đạo của người Việt và 10 dấu hiệu của Bầu trời. Lịch của người Châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm tương đương với chu kỳ một thế kỷ 100 năm của người châu Âu. Mỗi năm ảnh hưởng đối với con người tùy theo những biểu tượng của họ là hội tụ hay phân kỳ. Sau đây là 12 con vật đại diện 2 giờ đồng hồ trong một ngày 24 tiếng.

Năm Tí được cho là năm có nhiều hỗn loạn. Người mang tuổi này rất duyên dáng và hấp dẫn người khác phái. Tuy nhiên, họ rất sợ ánh sáng và tiếng động. Người mang tuổi này rất tích cực và năng động nhưng họ cũng thường lắm chuyện vặt vảnh. Người mang tuổi Tí cũng có mặt mạnh vì nếu chuột xuất hiện có nghĩa là phải có lúa trong bồ. Vì chuột là con vật sống về đêm nên giờ Tí bắt đầu từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.

Trâu tượng trưng cho sự siêng năng và lòng kiên nhẫn. Năm này có tiến triển vững vàng nhưng chậm và một sức mạnh bền bỉ; Người mang tuổi Sửu thường có tính cách thích hợp để trở thành một nhà khoa học. Trâu biểu tượng cho mùa xuân và nông nghiệp vì gắn liền với cái cày và thích đầm mình trong bùn. Người mang tuổi này thường điềm tỉnh và rất kiên định nhưng rất bướng bỉnh. Giờ Sửu bắt đầu từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng.

Những người mang tuổi cọp thường rất dễ nổi giận, thiếu lập trường nhưng họ có thể rất mềm mỏng và xoay chuyển cá tính cho thích nghi với hoàn cảnh. Cọp là chúa tể rừng xanh, thường sống về đêm và gợi lên những hình ảnh về bóng đen và giông tố. Giờ Dần bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ sáng khi cọp trở về hang sau khi đi rình mò trong đêm.

Mèo tượng trưng cho những người ăn nói nhẹ nhàng, nhiều tài năng, nhiều tham vọng và sẽ thành công trên con đường học vấn. Họ rất xung khắc với người tuổi Tí. Người tuổi Mão có tinh thần mềm dẻo, tính kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Giờ Mão bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng khi mèo bắt đầu đi kiếm ăn

Con rồng trong huyền thoại của người phương Ðông là tính Dương của vũ trụ, biểu tượng uy quyền hoàng gia. Theo đó, rồng hiện diện ở khắp mọi nơi, dưới nước, trên mặt đất và không trung. Rồng là biểu tượng của nước và là dấu hiệu thuận lợi cho nông nghiệp. Người tuổi Rồng rất trung thực, năng nổ nhưng rất nóng tính và bướng bỉnh. Họ là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, thịnh vượng và của hoàng tộc. Có một câu tục ngữ nói rằng” vào năm Thìn, mọi người phải dự trữ lương thực cho mình” . Vì vào những năm Thìn nạn đói kém thường xảy ra. Giờ Thìn bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.

Người tuổi rắn nói ít nhưng rất thông thái. Họ thích hợp với vùng đất ẩm ướt. Rắn tượng trưng cho sự tiến hóa vĩnh cửu của tuổi tác và sự kế vị, sự phân hủy và sự nối tiếp các thế hệ của nhân loại. Người tuổi rắn rất điềm tĩnh, hiền lành, sâu sắc và cảm thông nhưng thỉnh thoảng cũng hay nổi giận điên cuồng. Họ rất kiên quyết và cố chấp. Giờ Tỵ bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.

Người tuổi Ngọ thường ăn nói dịu dàng, thoải mái và rộng lượng. Do đó, họ dễ được nhiều người mến chuộng nhưng họ ít khi nghe lời khuyên can. Người tuổi này thường có tính khí rất nóng nảy. Tốc độ chạy của ngựa làm người ta liên tưởng đến mặt trời rọi đến trái đất hàng ngày. Trong huyền thoại, mặt trời được cho là liên quan đến những con ngựa đang nổi cơn cuồng nộ. Tuổi này thường được cho là có tính thanh sạch, cao quý và thông thái. Người tuổi này thường được quí trọng do thông minh, mạnh mẽ và đầy thân ái tình người. Giờ Ngọ bắt đầu lúc giữa trưa khi mặt trời lên cao nhất (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).

Người mang tuổi Mùi thường rất điềm tĩnh nhưng nhút nhát, rất khiêm tốn nhưng không có lập trường. Họ ăn nói rất vụng về và vì thế họ không thể là người bán hàng giỏi nhưng họ rất cảm thương người hoạn nạn và thường hay giúp đỡ mọi người. Họ thường có lợi thế vì tính tốt bụng và nhút nhát tự nhiên của họ. Giờ Mùi khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ chiều.

Người tuổi Thân thường là một nhân tài có tính cách thất thường. Họ rất tài ba và khéo léo trong các vụ giao dịch tiền bạc. Người tuổi này thường rất vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến nhưng họ lại nói quá nhiều nên dễ bị người khác xem thường và khinh ghét. Khuyết điểm của họ nằm trong tính khí thất thường và không nhất quán. Giờ Thân thường bắt đầu từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.

Năm Dậu tượng trưng cho một giai đoạn hoạt động lao động cần cù siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối. Cái mào của nó là một dấu hiệu của sự cực kỳ thông minh và một trí tuệ bác học.

Người sinh vào năm Dậu được xem là người có tư duy sâu sắc. Ðồng thời, Gà được coi là sự bảo vệ chống lại lửa. Người sinh vào năm Dậu thường kiếm sống nhờ kinh doanh nhỏ, làm ăn cần cù như” một chú gà bươi đất tìm sâu” Giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.

Năm Tuất cho biết một tương lai thịnh vượng. Trên khắp thế giới, chó được dùng để giữ nhà chống lại những kẻ xâm nhập. Những cặp chó đá thường được đặt hai bên cổng làng để bảo vệ. Năm Tuất được tin là năm rất an toàn. Giờ Tuất bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ đêm lúc này những người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thường đi ngủ và giao nhà cửa lại cho những chú chó trông coi.

Lợn tượng trưng cho sự giàu có vì loài lợn rừng thường làm hang trong những khu rừng. Người tuổi Hợi rất hào hiệp, ga – lăng, tốt bụng và dũng cảm nhưng thường rất bướng bỉnh, nóng tính nhưng siêng năng và chịu lắng nghe. Giờ Hợi bắt đầu từ 9 giờ đến 11 giờ đêm.

******

12 Con Giáp và những đặc tính

Theo Hữu Ngọc và Barbara Cohen

Tuổi Tí (Con Chuột)

Lẹ lắm, thấy mồi là Chuột không tha! Khôn ngoan lại nhanh trí. Tuổi Chuột tận hưởng của dư thừa dù hư hỏng, tệ hại và lại rất rất mực hài lòng về việc nầy.

Tuổi nầy mê hương vị ngon ngọt và còn khoe ra cho mọi người biết nếu gặp dịp. Ngoài tật nầy ra, tuổi Chuột chơi với ai cũng được và kết bè với nhiều bạn trung thành. Thật lạ! Tuy bề ngoài cười cười nói nói ngọt ngào nhưng trong bụng thì không hiền gì. Muốn làm gì thì đã tính toán trước kỷ lưỡng, chỉ tội tánh ham muốn làm ảnh hưởng trong lúc thực hành. Có lẻ vì vậy mà tuổi Chuột hay ra vẻ dễ thương và nài nỉ  –  trong bụng đã tính chuyện có lợi ($$$) cho mình! Thích của” chùa” nhưng lại rất rộng rải với người cùng” loại” (ám chỉ bạn bè và người nhà tỏ ra trung thành). Người khác thoạt nhìn vào Tuổi nầy thì nghĩ là người tánh khí bất thường, miệng lưỡi, nhưng không phải là hạng tồi tệ. Tội nghiệp! Ðấu khẩu là nghề của chàng hay nàng, khiến cho người chung quanh hoặc thương hoặc ghét tức khắc. Tuổi Chuột thích đứng ngoài nhìn vào trong để học hỏi, ít nhất cũng được đôi ba điều hay. Tánh tò mò có sẳn nên cũng thích thử thách để vươn lên. Không như vậy thì đâm chán nản Tính tìm tòi mạo hiểm nầy tạo nhiều ưu điểm cho tuổi Chuột, trong đó phải nói đến khả năng đấu trí nhạy bén. Bằng không thì quả là phí tài ba suất sắc của tuổi chuột. Tuổi Chuột cần phải biết cung kính người khác Tỏ ra tự giác, tự trọng và đừng đụng chạm người khác trong đời sống Tuổi nầy mới hưởng hạnh phúc thật sự.

Tam Hạp:

Tuổi Chuột hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Thân (con Khỉ).

Tứ Xung:

Tuổi Chuột khắc/kỵ tuổi Mẹo (con Mèo), tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).

******

Tuổi Sửu (Con Trâu)

Là con bò mộng trong tiệm đồ sứ chớ không phải là con bò thường đâu! Mặc dầu chậm chạp cứng chắc như thế, tuổi Trâu không phải là con bò sửa ngoài đồng.

Con vật khõe mạnh nầy sinh ra đã là bậc lãnh đạo, đáng tin cẩn, và có khả năng tự nhiên làm nên việc lớn. Dầu vậy, tuổi Trâu rù rề và nguyên tắc  –  theo những dự toán từng bước một và không hề mất hướng. Thiên hạ thấy tuổi Trâu quá nghiêm khắc và khó nới nẩm. Phẩm tính bền chặc tự nhiên làm mất tình xả giao và trở thành ngượng ngập giữa đám đông Tệ hơn nữa là Tuổi nầy không màng tới người khác suy nghĩ ra sao mà chỉ thích làm điều gì họ nghĩ là tốt cho họ. Tuy làm mặt lạnh nhưng tuổi Trâu cũng không tránh khỏi chịu đau lòng, cô đơn, và mất thân ái với người khác. Bạn bè và gia đình là nguồn an ủi lớn lao cho Tuổi này ngay cả khi họ cũng không hiểu họ đã làm gì cho tuổi Trâu nổi sùng nữa. Cứng đầu và độc đoán, tuổi trâu có khuynh hướng càn lên, xông xáo không biết thối lui. Nếu Tuổi nầy bị dồn ép vào chân tường thì có nước là Ðất cũng phải rung lên theo! Nói tóm tắt là tuổi Trâu không quan tâm đến chuyện bị dồn đẩy lắm, bởi vì Tuổi nầy nghĩ là họ là người tốt trong thiên hạ. Lý thuyết nầy cũng đúng, bởi lẻ tuổi Trâu thông minh, đáng tin cậy lo cho người, và đáng kính. Nếu bạn cần lời khuyên chân thật như nhất, và không thiên vị thì cứ hỏi tuổi Trâu. Cái khó nhất cho tuổi Trâu là làm sao khắc phục mình khỏi phải tật thiên kiến đã khiến họ khó làm thân với người khác. Nếu Tuổi nầy biết đánh giá những phẩm tính tốt của riêng mình, họ sẽ mở rộng tấm lòng ra để đón tha nhân vào.

Tam Hạp:

Tuổi Sửu hạp với tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Dậu (con Gà).

Tứ Xung:

Tuổi Sửu khắc/kỵ tuổi Thìn (con Rồng), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).

******

Tuổi Dần (con Cọp)

Cọp có thể chẳng là chúa sơn lâm nhưng mấy con mèo rằn nầy cũng không dễ bị ăn hiếp! Tuổi Cọp sanh ra đã là lãnh đạo, quyến rũ và kiêu hảnh.

Tuổi nầy có tướng mạo oai phong khiến người khác phải tuân phục, đúng như tuổi nầy muốn. Hơn thế nữa, tuổi cọp thích kiếm ăn một mình thích chính tay rình chụp con mồi. Rất nóng này! Thời gian là điều cốt yếu cho tuổi Cọp, thà tới trước ngồi đợi chớ không chịu trể tràng. Gan dạ thì không ai sánh lại. Tuổi Cọp thường tiên phuông trong chiến trận không kể trong phòng họp hay trên giường ngủ. Ở khu vực của phái đẹp hoặc chổ riêng tư thì tuổi Cọp tuyệt nhiên là Vua! Quí phái và săn đón Tuổi Cọp khiến cho người khác phái phải mê mệt tức khắc Thấy chuyện trái tai chướng mắt, Tuổi nầy đổ máu cho lẻ phải tới cùng. Ðịch thủ chỉ nghe thấy Tuổi nầy thôi, cũng đã sợ trước. Gần tuổi Cọp cũng phải cẩn thận một tí, bởi vì Tuổi nầy chụp bất tử đở không kịp Tuổi Cọp thường thay đổi tánh khí bất thường, lại thêm tánh căng thẳng hơn người khác nên có khi tốt, có khi xấu. Cũng vì thế nên nếu bị áp lực, Tuổi nầy lại đáp ứng không hữu hiệu nên dễ để lộ cảm xúc mãnh liệt cho người khác biết. Chính các tật hơi hàm hồ nầy làm cho bạn cũng như thù đều phải né xa ra. Tuổi Cọp nên tập tánh” điều hòa hóa” mọi chuyện. Nếu tuổi Cọp tập trung làm chủ chính mình và hướng năng lực dồi dào của mình vào những việc xứng đáng (thay vì phải chạy trong suốt cuộc sống) thì sẽ làm nên việc lớn.

Tam Hạp:

Tuổi Cọp hạp với tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Tuất (con Chó).

Tứ Xung:

Tuổi Cọp khắc/kỵ tuổi Tỵ (con Rắn), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).

******

Tuổi Mẹo (con Mèo)

Tuổi Mèo chân tướng lại là con Thỏ, muốn sửa lại cũng chẳng được. Rụt rè mà lại thu hút người khác Gặp Tuổi nầy là bạn cứ thích nâng chìu giống như một con gấu bông của bạn. Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy người tuổi Mèo được nhiều người biết đến và bạn bè, bà con,dính líu không kể xiết. Bản tính thương người khiến Tuổi nầy khi yêu ai thì yêu người ấy như chính bản thân mình vậy Khi đã mê ai rồi thì cảm xúc lấn lướt mọi chuyện, đâm ra lý tưởng hóa mối quan hệ, nên thiệt thòi về mặt tình cảm, vì mình đã đi xa rời hiện thực. Nhưng tuổi Mèo bảo:” Có mất mát gì đâu!” . Khi thua trận phải rút quân, tuổi Mèo biết tập họp cơ sở bạn bè nòng cốt, điều chỉnh lối sống và phục hồi lại như thường. Người tuổi Mèo rất xúc cảm nếu không muốn nói là yếu lòng, nên cần phải có một chổ tựa vững chắc mới sống được. Mất sự an ủi đó và gặp ngang trái là họ phát khóc ngay, hay ngã ra bệnh. Không cần phải nói, tuổi Mèo không ưa cải vả, chịu nhục cho qua cơn. Tuổi nầy cũng tỏ ra tiêu cực và bất động  –  cốt để che dấu tâm sự bất an, hay oan ức của mình. Coi vậy chớ, bảo Tuổi nầy thay đổi chuyện gì theo ý bạn khuyên thì không được đâu, vì trời sinh Tuổi nầy có nhịp sống và suy nghĩ khác người, tự họ tìm đường giải quyết. Niềm hạnh phúc của Tuổi nầy là được vui chơi trong chính căn nhà trang thiết bị đầy đũ theo ý họ. Thể diện cũng quan trọng đối với Tuổi nầy. Ðó là lý do khiến họ lúc nào cũng trông nổi bật hơn người khác. Bỏ tiền chơi sang ? Không sai! Tuy nhiên, điều tuổi Mèo cần nhất là biết đánh giá mình Biết mình không đến nổi tệ thì đâu còn lo âu gì nữa. Biết người biết ta cộng thêm một ít can đảm nữa là đạt tới thành công.

Tam Hạp:

Tuổi Mèo hạp với tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Hợi (con Heo).

Tứ Xung:

Tuổi Mèo khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Ngọ (con Ngựa) và tuổi Dậu (con Gà).

******

Tuổi Thìn (Con Rồng)

Hạ thủ con Rồng ? Không được đâu! Con Rồng là một trong những con giáp hùng mạnh nhất. May thay tuổi Rồng vị tha, thông minh, và bền bĩ. Biết chắc mình muốn gì và quyết tâm đạt cho bằng được.

Hơn thế nữa, tuổi Rồng tạo ảnh hưởng trên bạn bè dễ dàng và thường là trung tâm điểm gây chú ý trong những cuộc họp mặt giao tế. Như thế chưa đũ, tuổi Rồng lại đào hoa nữa! Bạn bè lúc nào cũng chú tâm lắng nghe theo Tuổi nầy xúi giục và khi tới lúc cho ý kiến, tuổi Rồng nắm phần chủ thắng. Rồng thì lúc nào cũng mô tả lớn hơn sự thật. Tuổi Rồng kiêu hãnh bao nhiêu thì lại xuất sắc bấy nhiêu về mặt khởi công cũng như đốc thúc cho công việc được trôi chảy. Tuổi Rồng nghĩ rằng mình sinh ra là để dẫn đầu! Cả đời cũng không nghèo, nếu không muốn nói là khá giả hơn người, mặc dầu chẳng bao giờ Tuổi nầy bị mãnh lực đồng tiền kích động. Tuổi Rồng thà ôm súng bắn không đạn chớ không chịu buông súng. Nói vậy có nghĩa là tuổi Rồng biết lợi dụng thời cơ, luôn luôn tìm cách củng cố sức mạnh đã là đáng kể của mình Dũng mãnh như vậy cho nên khi lâm cảnh bực bội thua thiệt, tuổi nầy vẫn vùng vẫy không biết chịu thua là gì. Cần vấn quan ? Hỏi tuổi Rồng! Thật ra Tuổi nầy chỉ muốn có một vai trò: lãnh đạo, làm vua, ra lệnh. Họ là người lãnh đạo thật sự, tự biết mình làm gì để được ngồi cao hơn hết. Qua mặt tuổi Rồng thì không nên làm  –  coi chừng bị con nầy phun lửa phỏng da! Lời khuyên cho tuổi Rồng: khôn ngoan là nên hấp thu những nguyên tắc về tùy thời, cảm thông và tha thứ. Cao hơn, mạnh hơn, tưởng như được người trọng nể, nhưng cũng khiến Tuổi nầy sống một cuộc sống không trọn vẹn. Nếu như tuổi Rồng biết cân bằng giữa ước vọng thành công và biết tán thưởng chuyện nhỏ nhặt, họ sẽ sống một cuộc sống đáng sống hơn.

Tam Hạp:

Tuổi Rồng hạp với tuổi Tí (con Chuột) và tuổi Thân (con Khỉ).

Tứ Xung:

Tuổi Rồng khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Mùi (con Dê) và tuổi Tuất (con Chó).

******

Tuổi Tỵ (con Rắn)

Tuổi rắn nói một cách đơn giản là hên! Có tài ngoại giao và được biết tiếng. Tuổi nầy toàn gặp may mắn về tiền bạc và thường dư dã hơn mức cần thiết, dẫu cho tiền bạc đối với Tuổi nầy không phải là mục tiêu sau cùng để theo đuổi, họ vẫn có dư.

Ðặc tính duyên dáng và rộng rải sẳn có khiến cho Tuổi nầy thu hút người khác phái. Tưởng rằng mắt Rắn trông là ghê lắm. Tuổi Rắn quyến rũ nên có nhiều kẻ mê theo. Tuổi nầy khó bị chinh phục, hơi nguy hiểm và khôn ngoan không ngờ được. Con giáp nầy ngã nhiều về triết lý hơn. Tính mộng mơ khiến cho Tuổi nầy bị ảnh hưởng của cảm xúc và trực giác khi phải quyết định làm việc gì. Tuổi rắn không mấy tin vào ý kiến của người khác mà chỉ tin vào chính trực giác và ý riêng của mình. Mặc dầu bề ngoài trông năng động và hoạt bát. Tuổi Rắn hay cảm thấy bất an đến nổi đôi khi lộ ra ghen tức và có tính chiếm hữu. Kết quả là người thân hóa thành kẻ lạ mà đúng ra không đến nổi lạnh nhạt như vậy. Kẹt tiền ? Không sao, tuổi nầy vẫn nhờ vả gia đình, bè bạn được như thường. Chổ đông người, tuổi Rắn hay tô điểm thêm hay nói quá câu chuyện cốt ý để tự an ủi mình. Bị bỏ rơi ? Tuổi nầy tìm cách chinh phục lại vị thế tình cảm bằng mọi giá. Tuổi Rắn ít khi để ý đến những tiểu tiết mà chính những chuyện nhỏ nầy đã gây nên bảo táp liên hồi! Hơn thế Tuổi nầy cố ý làm mọi cách để để mọi người chú ý tới mình. Uyển chuyển là nghề của chàng hay nàng  –  có thể làm hai việc ngược nhau cùng một lúc mà vẫn chu toàn. Tuổi rắn không ưa những người làm ăn dỡ chừng. Tuổi Rắn muốn người khác cũng làm chạy việc rập khuôn như chính họ. Tuổi Rắn cần tập tánh kính trọng, khiêm tốn, cộng với tính tự chủ. Nếu tập tính huênh hoang cộng với tật cái gì cũng muốn làm cho bằng được thì phải sớm bạc đầu. Một khi tuổi nầy nhận thức rằng: niềm tin phát xuất tự chính bên trong bản thân mình, họ sẽ đạt được hạnh phúc thật sự.

Tam Hạp:

Tuổi Rắn hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Dậu (con Gà).

Tứ Xung:

Tuổi Rắn khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Hợi (con Heo).

******

Tuổi Ngọ (Con Ngựa)

May là trời cũng có chổ thênh thang cho ngựa chạy! Năng động, biết làm tiền, thích đi đây đi đó. Tuổi Ngọ là con Giáp du mục trong mười hai con giáp.

Tới lui từ chổ nầy, dự án nọ, sang chổ khác, chương trình khác. Giỏi là biết làm ra tiền. Làm ra tiền cốt để thỏa mản ước vọng ngầm là cũng có chút đỉnh với người ta. Tuy vậy Tuổi nầy vừa lo làm tiền mà vẫn giử được tính độc lập và tự do cho mình. Tuổi ngựa vừa tình tứ lại vừa kín đáo khiến nên thường kẹt trong tình thế khó xử. Thế nhưng ái tình đến với Tuổi nầy một cách dễ dàng, bởi lẻ tuổi Ngọ tự mình phô bày hoặc quyến rũ người khác phái. Cứ xem trong các buổi tiệc tùng, bạn thấy tuổi ngựa có lẻ là tuổi thường hay có mặt nhất. Mặc dù Tuổi nầy không có tính phô trương lắm nhưng cũng gắng tỏ ra là mình biết, mình khôn mình giỏi một phần nào đó. Ðiểm lạ là tuổi Ngựa hay cảm thấy mình hơi thua kém bạn bè chút đỉnh nên hay thay đổi nhóm bạn chỉ vì vô cớ cảm thấy mình có gì không hoàn chỉnh lắm. Tính thiếu kiên nhẫn nầy khiến cho tuổi Ngựa ít chú tâm đến nhu cầu của người khác. Tuổi nầy thà nắm chắc tình huống trong tay mình trước chớ không chờ đến kẻ khác tác động đến hoặc cho ý kiến vô. Tính” Một thân một ngựa” nầy khiến người khác phải né xa ra, nhưng lại khiến cho Tuổi nầy hùng dũng hơn và dễ thành công hơn. Tuổi Ngựa rất là tự tin và sẳn sàng làm bất cứ việc gì để tiến lên trước hơn người khác. Mặc dù tuổi Ngựa không có khuynh hướng nhìn xa một sự việc, nhưng lại rất nhạy bén biết điều gì là cần làm. Tuổi nầy hăng làm và làm được việc thật sự. Ðiều cần bổ túc lớn nhất cho tuổi Ngựa là phải tập cho tâm tính hòa nhã. Có như vậy mới không bị chao đảo và thấy rằng hạnh phúc trong đời là ngay đây, không phải đâu xa.

Tam Hạp:

Tuổi Ngựa hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Tuất (con Chó).

Tứ Xung:

Tuổi Ngựa khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Dậu (con Gà).

******

Tuổi Mùi (con Dê)

Mơ mộng? Ðúng là tuổi con Dê! Sáng tạo, bí hiểm và tự suy tự đoán. Những giáo điều không chính thống và cả những tuồng tích của tân trường phái cũng dễ dàng được tuổi này chấp nhận.

Tuy vậy tuổi Dê có nhiều năng khiếu và có dịp vẫn tiêu khiển ăn chơi như thường. Thiên tính tổ chức, công việc làm ăn hay bị trộn lộn với ước mơ, ảo vọng. Tìm một thợ thủ công hay một nghệ nhân thì cứ kiếm tuổi Dê,và đừng quyên rằng tuổi này cũng quyến rũ lắm. Có thể tại tánh khí nghệ sĩ nên tuổi Dê hay thấy mình bất ổn. Tuổi này muốn được người khác yêu thương và tán thưởng. Không được thì sinh ra ưu sầu, hoang mang. Tánh quá nhạy cảm khiến cho tuổi Dê cảm thấy bất an liên hồi vì những chuyện không đâu. Chính cái tính hoang mang sợ sệt mông lung nầy mà tuổi Dê phải chịu khổ trên đường tình. Một lần thất bại trong tình trường có thể khiến tuổi nầy ôm hận cô đơn suốt kiếp. Tại sao vậy ? Tuổi Dê tránh đụng chạm bằng mọi giá, kể cả phải hy sinh một mối tình cũng được. Tuy vậy, nếu đang yêu, tuổi Dê không ngần ngại nói cho người yêu những gì họ muốn  –  và năn nỉ về những điều đó không thôi Vậy thì tuổi Dê và Người tuổi nầy yêu: Ai” Dê” hơn! Thật ra bên kia chủ động cũng không có gì đáng cho Tuổi nầy quan tâm mà còn hạp với cái tính lơ đảng và mơ hồ của tuổi Dê hơn. Tuổi Dê cũng rất chú trọng diện mạo bên ngoài cho nên đừng lấy làm lạ khi khi thấy Tuổi nầy tốn nhiều thì giờ chải chuốt, ngắm nghía. Lời khuyên cho tuổi nầy là cứ tập tánh thư thả và để cho người khác có lúc chủ động. Khi mà Tuổi nầy nhận thức được là bạn bè cũng như người mình yêu không thể bỏ rơi mình nếu mình cởi mở và không vọng tưởng thì đời mình sẽ đẹp như một cánh đồng hoa, tha hồ tận hưởng!  

Tam Hạp:

Tuổi Dê hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Hợi (con Heo).

Tứ Xung:

Tuổi Dê khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tuất (con Chó).  

******

Tuổi Thân (con Khỉ)

Con Khỉ hay hờn là một con Khỉ tiệc tùng! Dễ thương và nhiệt tình, tuổi Khỉ thèm thú vui sinh hoạt, càng vui càng hay.

Tuổi này thường chuyển từ nhóm bạn này sang nhóm bạn khác kéo theo cả nhóm bạn tương phản nhau. Nhờ nhanh trí, khôn lanh và tươi nhuần, Tuổi nầy được người thân cận xếp vào hạng có tiếng tăm. Tuổi Khỉ cũng chịu khó nghe theo ý kiến của người khác và có khả năng giải quyết những tình huống phức tạp dễ dàng. Sanh ra đã là mang tính tò mò nên tuổi Khỉ biết nhiều chuyện lắm. Gặp bạn bè Tuổi nầy thế nào cũng lòe chút đỉnh kiến thức của mình.

Mặt yếu của tuổi Khỉ” quậy” là Tuổi nầy khó nhận nhận thức rõ ràng trắng đen phải trái. Hạnh phúc riêng mình mới là chuyện lớn, ngoài ra là lặt vặt bỏ đi cũng không sao. Cung cách này có lúc cũng được việc nhờ vào lanh lợi và biết chọn lời.

Không phải ai cũng bị tuổi Khỉ dẫn dụ được nhưng tuổi nầy có thật sự quan tâm đến điều đó không ? Người ta có thể bảo rằng: Người gì mà cứ thích đồn nhảm, bất cập  –  nhưng họ không hiểu là tuổi Khỉ trời sanh đã thích tò mò, cái gì cũng muốn thử một lần cho biết. Vì vậy quan hệ trong cuộc sống cũng hóa ra bình thường, đâu cũng vào đấy.

Ðặc tính thứ hai của tuổi Khỉ là mê chơi. Mê quá độ nên gặp rắc rối. Khó cầm lòng từ chối tham gia những cuộc vui, ăn nhậu. Kết quả của sự mê chơi là mệt mỏi và buồn lòng (người khác!) và Tuổi nầy mới thấy tỏ ra ân hận một chút. Tuổi Khỉ ít khi nhận lổi mình thẳng thừng nhưng ít ra cũng không tái phạm. Tuổi Khỉ nếu có lúc chịu nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến bản thân mình, người chung quanh sẽ không phiền trách và cuộc sống tuổi nầy mới được vẹn toàn. Nhớ kỷ!

Tam Hạp:

Tuổi Khỉ hạp với tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Tí (con Chuột).

Tứ Xung:

Tuổi Khỉ khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Tỵ (con Rắn) và tuổi Hợi (con Heo).

******

Tuổi Dậu (con Gà)

Trong 12 con giáp, tuổi Gà đáng ra là tuổi con Công xòe kênh kiệu! Nhanh trí mà lại thực tiển và phong phú, Tuổi nầy nhất quyết chỉ làm những gì họ có làm qua hoặc cho là phải.

Tài quan sát sắc bén, không thể nào làm điều dấu diếm hay qua mặt Tuổi nầy được, y như tuổi Gà có cặp mắt phía sau lưng vậy!Phẩm tính nầy làm cho nhiều người tưởng là tuổi Gà có” nghề” xũ quẻ hay bói toán. Tánh thẳng thừng nên trung thành tuyệt đối. Tuổi Gà không chao đảo, lay động, và chẳng cần rụt rè giử thể, họ là một cuốn sách đã mở sẳn, nói điều thật và giử lời. Tuổi nầy nghĩ rằng mình phải có ý kiến thì người khác mới tôn trọng mình. Nhưng cũng vì tính thẳng thắn quá nên dễ bị kẻ khích động dụ dẫn mà không hay. Nhớ là tuổi Gà không hề bay trong mộng mị, lúc nào cũng đề cao cảnh giác.

Tuổi Gà dày dạn nầy làm điều chi cũng phải làm hoàn hảo và qui cách, đặc biệt là việc chăm sóc diện mạo. Chải chuốt và ngắm nghía hoài cũng thấy chưa được! Một sợi tóc bung ra cũng không hài lòng. Nếu được lưu ý hay khen ngợi là cường tráng dầu chỉ là vài lời êm dịu, tuổi Gà sẽ chìu lòng hết mực.

Tuổi Gà thích đi xa nhà, đặc biệt đi với bạn bè yêu kính mình. Ở nhà ăn cơm một mình không xong, thà đi chơi thâu đêm với một bầy bạn hổn độn sướng hơn. Chưng diện thì có lẻ là nổi tiếng nhất xóm! Ðúng” mode” mới là vấn đề, tiền bạc tốn kém không quan trọng.

Nổi bật thì có nổi bật, nhưng khi ở một mình thì tuổi Gà lại thích rút về cuộc sống đơn giản, thủ cựu.

Mặt ngược lại của tuổi Gà là dễ hóa ra tư lự hay mơ mộng không thôi đến chuyện đại sự, nếu có tình cảm ảnh hưởng đến. Tuổi Gà có khả năng mộng tưởng tận cùng đến khi nào thực tại xâm lấn mới chịu thôi.

Nói vậy chứ tuổi Gà là một trong những người đồng hành trung thành và đáng tin cậy nhất, sẳn sàng chịu thiệt để làm vui lòng bạn. Tuổi Gà cần biết giá trị của tình cảm và linh hồn cũng không kém gì diện mạo. Mặt đẹp thì trí óc cũng phải bén nhạy và việc xử thế cũng phải tốt. Tất cả mới làm cho cuộc sống vuông tròn.

Tam Hạp:

Tuổi Gà hạp với tuổi Sửu (con Trâu) và tuổi Tỵ (con Rắn).

Tứ Xung:

Tuổi Gà khắc/kỵ tuổi Tí (con Chuột), tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Ngọ (con Ngựa).

******

Tuổi Tuất (con Chó)

Có phải con chó là bạn trung thành nhất của con người chăng ? Có thể lắm. Trung thành, trung tín trung trực.

Tuổi Chó có một đức hạnh vững vàng trong cách sống và đáng được trông cậy trong những lúc khó khăn. Ngoài ra Tuổi nầy rất kín miệng, nghe chuyện người không bao giờ để lộ. Tuổi Chó tinh ý nhận ra điều sai điều phải và giử vững trách nhiệm, làm trọn bổn phận cho tới cùng. Tuổi nầy có một triết lý để sống: Sống phải đạo, giúp đở người cô thế, và chống lại bất công bằng mọi cách. Nhớ rằng tuổi Chó một khi quyết định chuyện chi là quan trọng cho họ, Tuổi nầy theo đuổi chuyện đó tới cùng Tuổi nầy không thích truyện trò ruồi bu, chỉ chú tâm vào mấu chốt của sự việc mà thôi. Tuổi nầy cũng vui buồn bất chợt không lường trước được, ví như một con chó phóng ra gặp bạn không biết chắc là nó sẽ liếm chân mừng hoặc cắn bứt giò bạn. Tuổi Chó cũng có lúc làm việc liều mạng khi cảm thấy lo âu bồn chồn vô cớ. Cần có thời gian gần gủi để tìm hiểu, Tuổi nầy từ từ tin tưởng người đối diện được.

Thiếu sự tin cậy nầy, tuổi Chó đâm ra xét đoán phiến diện, chỉ trích và thô lổ với người khác. Hơn thế nữa, Tuổi nầy có chút đỉnh bất thường về phương diện tình ái, lúc thương lúc ghét khó lường, mà khi đã không thích ai rồi thì có thể ghét người ấy tận mạng.

Tuổi Chó có điểm hay là làm thương mại giỏi, lượm đồ vụn vặt cũng làm nên tài sản bạc triệu như chơi.

Nói về đường tình duyên thì ôi sao lận đận, tìm hoài cũng chẳng thấy ý trung nhân. Tuổi nầy có tánh độc tài về mặt tình cảm, thương yêu ai thì yêu cho bằng được và cũng bắt buộc người tình đáp lại tối đa! Ðiều khuyên cho tuổi Chó là hãy dẹp bỏ những nổi lo âu vô lý và những đòi hỏi xa vời thiếu thực tế, chỉ làm cho người mình thương tránh né một cách đáng tiếc.

Tam Hạp:

Tuổi Chó hạp với tuổi Dần (con Cọp) và tuổi Ngọ (con Ngựa).

Tứ Xung:

Tuổi Chó khắc/kỵ tuổi Sửu (con Trâu), tuổi Thìn (con Rồng) và tuổi Mùi (con Dê).

******

Tuổi Hợi (con Heo)

Chắc chắn là người tuổi con Heo sống trong màu hồng!Sang và trọng. Tuổi này dễ thứ tha và có cung cách hoàn chỉnh và tài thưởng ngoạn có một không hai. Tuổi Heo hoàn chỉnh cho đến nổi người khác nhìn vào tưởng họ là kẻ tự phụ. Những người đó đã lầm to. Tuổi Heo vị tha và không hề nghĩ mình là trên trước người khác. Tuổi này đùm bọc bạn bè và gia tộc, và chịu khổ nhọc để cho người khác được hạnh phúc. Giúp người là hạnh phúc thực sự của tuổi Heo, nhìn thấy người ta vui thì tuổi này mới vui. Nhưng thực tế phủ phàng cho tuổi Heo là không ai biết đến và tán thưởng việc này.

Tuổi Heo quá tử tế và rộng lượng như một vị thánh hiền nên dễ bị kẻ xấu làm hại hoặc lợi dụng! Tuổi Heo biết trọng người nên làm bạn với Tuổi này là hưởng trọn đức tính nổi bật đó của tuổi Heo. Mặc dù vui vẻ như đã nói, tuổi Heo cũng có lúc cau có nếu có ai bảo là họ đang có một điều gì dó trật. Nhưng cũng là đúng cho Tuổi này thôi! Tuổi Heo không ưa mấy kẻ làm tài lanh dạy khôn mình mà chỉ thích làm những gì mình thấy phải làm. Nếu bạn giử sao cho đừng chỉ trích tuổi Heo, Tuổi này phải phải là những người bạn chân tình và trung thành nhất trong thế gian. Ðã có tiếng tăm, tuổi Heo lại thông minh cực độ. Tuổi nầy vừa học vừa chơi, vừa tìm tòi để bổ sung kiến thức.

Tuổi nầy cũng mê ăn mê uống khiến cho người ta trêu là Tuổi mê ăn trong mười hai con giáp! Thức ăn thức uống phải là thượng hạng. Vì có tấm lòng vàng, Tuổi nầy là người bạn đời tuyệt vời của bạn. Tuy vậy, tuổi Heo có tính phân biện trong đối xử, ai thích họ thì họ đáp ứng lại vô vàn, người không thích họ thì họ giả lơ không nói tới. Ðiều khuyên cho tuổi Heo là nên mở rộng cuộc sống hoạt động ra hơn nữa. Càng đem bản thân mình hội nhập vào dòng người muôn dạng thì tuổi Heo lại càng nổi hơn.

Tam Hạp:

Tuổi Heo hạp với tuổi Mẹo (con Mèo) và tuổi Mùi (con Dê).

Tứ Xung:

Tuổi Heo khắc/kỵ tuổi Dần (con Cọp), tuổi Thân (con Khỉ) và tuổi Tỵ (con Rắn).  

******

Lịch sử và đôi điều về tử vi

Vào thời nhà Tống, văn hóa Trung Hoa thời đó rất thịnh đạt về nhân học. Cũng nhiều triết gia, tâm học, đạo học chuyên nghiên cứu con người để tìm giải đáp cho cuộc sống, tìm quy tắc cho việc xử thế ngõ hầu mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể. Nền triết học thời Tống thời đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương bên cạnh các học thuyết lớn như Nho Học, Đạo Học. Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xử thế…

Đứng về mặt bói toán mà xét, khoa Tử Vi xuất hiện tương đối chậm, vì đi sau khoa bói dịch, khoa nhân tướng, khoa độn giáp, khoa thiên văn… Nhưng Tử Vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được ngành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù vay mượn nơi sở học của người thời đại nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa Tử Vi vẫn giữ được nét đọc đáo nhờ ở một đường lối khảo sát khác lạ, có thể xem một cuộc cách mạng hoặc ít ra như một phát minh biệt lập trong phái học Tượng Số của thời đó, Thủy Tổ của Tử Vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa).

Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy vỏn vẹn chỉ có một trang, nhưng tổng kê hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, đồ biểu hóa một cách khúc chiết. Mặc dù công trình này không tránh được vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng cho một bộ môn bói toán hãy còn được tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học không gian này.

Trong thập niên 1960 trở lại đây, Việt Nam ở hoàn cảnh chiến tranh, biến cố diễn ra liên miên. Hôm nay thế này, ngày mai bừng mắt dậy đã khác, nên khiến con người muốn tìm hiểu số mệnh mình bằng các khoa học huyền bí. Trong các khoa học huyền bí, thì khoa Tử – vi được coi là có nhiều tính chất khoa học, giải đoán được mọi sự kiện của cuộc đời và mở rộng. Bởi vậy khoa Tử – vi được nghiên cứu rất nhiều. Từ những người cao niên, học thức uyên thâm, tới những sinh viên học sinh, thi nhau tìm hiểu khoa này. Cho đến năm 1973 – 1975, một bán nguyệt san được xuất bản với tên khoa học huyền bí do ông Nguyễn Thanh Hoàng sáng lập và làm chủ nhiệm. Tạp chí này mang tên Khoa học huyền bí nhưng gần như là nơi quy tụ những kết quả của các nhà nghiên cứu Tử vi. Người yêu khoa Tử vi thì nhiều, mà sách vở ấn hành không được là bao. Tựu trung có các bộ sau đây:  

–  Tử – vi đẩu số tân biên của Vân – Điền Thái – Thứ Lang.  

–  Tử – vi áo bí của Hà – Lạc Dã Phu.  

–  Tử – vi Hàm – số của Nguyễn Phát Lộc.  

–  Tử – vi đẩu số toàn thư của La Hồng Tiên do Vũ Tài Lục dịch nhưng chỉ có một phần ngắn.

Trong bốn bộ sách Tử – vi trên thì từ tính chất các sao, đến cách an sao, giải đoán hầu như quá khác biệt nhau, khiến cho người nghiên cứu không biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là sự thật mà đi theo. Thậm chí có sách đi vào những chi tiết thần kỳ chí quái, hoang đường trái hẳn với khoa Tử – vi nguyên thủy, đó là bộ Tử – vi Áo – bí của Hà – lạc Dã Phu.

Hiện (1977) khoa Tử – vi ở Việt – nam, bị coi là một khoa nhảm nhí bị cấm tuyệt, người coi Tử – vi bị kết tội ngang với những tội đại hình. Tuy nhiên trong dân chúng, vẫn nghiên cứu, và các thầy Tư – vi vẫn đông khách. Tại hải ngoại, người Việt lại tiếp tục nghiên cứu khoa này, số người nghiên cứu hầu như đông đảo hơn hồi 1975 về trước nữa.

Lý do, khi tiếp xúc với văn minh cơ giới Âu – Mỹ không giải quyết được lẽ huyền bí của con người với vũ trụ. Hơn nữa khoa Tử – vi nhiều tính chất khoa học hơn các khoa chiêm tinh khác. Lý do thứ ba khiến khoa Tử – vi được nhiều người nghiên cứu là, khi ra ngoại quốc, người Việt không ít thì nhiều đều tìm cách học thêm. Học nhiều thì kiến thức rộng. Kiến thức càng rộng thì việc nghiên cứu càng sâu rộng hơn. Một vài nơi như Pháp, Canada, Úc, Hoa – kỳ, họ đã thành lập những hội nghiên cứu Tử – vi, hơn nữa có nhiều bạn trẻ dùng vi tính lập lá số, giải đoán lá số; thực là một điều đáng khuyến khích.

  1. Thư tịch về khoa Tử – vi

Khoa Tử – vi bắt nguồn từ thời nào ? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử sách không ghi lại. Các Tử – vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử – vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử – vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường của tiểu thuyết Phong –  thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử – vi do một ông tiên tên Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức.

Kể từ khi khoa Tử – vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn – đức nguyên niên, đời vua Thái – tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.

  1. –  Tử – vi chính nghĩa

Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái – tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa – yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo – Đại chúng tôi sưu tầm được.

  • –  Triệu Thị Minh Thuyết

Tử – vi kinh Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa – yên tự. Một bản nữa của Cẩm – chướng thư cục Thượng – Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử – vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử – vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa – yên tự chép lại và lưu truyền tới nay.

  • –  Đông – a di sự

Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử – vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử – vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.

  • –  Tử – vi đại toàn

Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử – vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm – Chướng thư cục Thượng – hải xuất bản năm 1921.

  • –  Tử – vi đẩu số toàn thư

Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử – vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử – vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng – hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh.

Trên đây là 5 bộ Tử – vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.

  • –  Tử – vi Âm – dương chính nghĩa

Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử – vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc – tông để phân biệt với Nam – tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay.

  • –  Tử – vi Âm – dương chính nghĩa

Do Ma – y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử – vi gia thuộc Nam – phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam – tông để phân biệt với Bắc – tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang – Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

  • –  Tử – vi thiển thuyết

Bộ tổng luận về Tử – vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

  • –  Lịch số tử – vi toàn thư

Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.

  1. Nguồn gốc khoa Tử – vi

Về nguồn gốc khoa Tử – vi thì bộ Tử – vi kinh tức Tử – vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết:

“ Tiên sinh làu thông Dịch – lý, Thiên – văn, Hình – tượng, Lịch – số, Địa – lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử – vi kinh truyền cho đức Thái – tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử – vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên:  

–  Học thuyết Âm – dương ngũ hành của Dịch – lý.  

–  Từ Thiên – văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu.  

–  Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật.  

–  Từ Lịch – số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên – văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm.  

–  Địa lý, tức Phong – thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v….

1. –  Tiểu sử Hi – Di tiên sinh

Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy – Di, người đất Hoa – sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa – âm tỉnh Thiểm – Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.

Thân phụ tiên sinh là một nhà Thiên – văn, Lịch – số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh, khi tiên sinh yết kiến Tống Thái – tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn – đức nguyên niên có nói: « Ngô kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi.

Vậy có thể tiên sinh ra đời vào khoảng 888 – 893 tức niên hiệu Vạn – đức nguyên niên đời Đường Huy – Tông đến niên hiệu Cảnh – phúc nguyên niên đời Đường Chiêu – Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên – văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh thuật:

“ Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo:  

–  Con có thấy sao Tử – vi kia không ?

Đáp:  –  Thấy.

Lại chỉ lên sao Thiên – phủ mà hỏi:  

–  Con có thấy sao Thiên – phủ kia không ?

Đáp:  

– Thấy.  

–  Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử – vi và Thiên – phủ là bao nhiêu ?

Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa:  

–  Con đếm hết rồi. Đi theo Tử – vi có năm sao, như vậy chòm Tử – vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên – phủ có bảy sao, như vậy chòm Thiên – phủ có tám sao.

” Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa Thiên – văn và Lịch – số.

2. –  Truyền cho vua Tống

Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử – vi đều biết, đó là Hi – Di tiên sinh đã dùng khoa Thiên – văn và Tử – vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành vua. Bộ Tử – vi chính nghĩa phần Hi – Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau:

“ Một hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên – văn, chợt kêu lên rằng:  

–  Kìa quaí lạ không ?

Đệ tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử – vi, Thiên – phủ đi vào địa phận của sao Phá – quân và Hóa – kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa – sơn. Tiên sinh noí:  

–  Tử – vi, Thiên – phủ là đế – tượng, tức là vua. Tử – vi bao giờ cũng đi trước, Thiên – phủ bao giờ cũng theo sau. Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang, vị tới đế vương. Phá – quân là hao – tinh chủ nghèo đói, Hóa – kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên – tử chưa gặp thời phải đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa – sơn, thì hai vị Thiên – sử sẽ qua đất Hoa – sơn ăn xin. Vậy ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa:  

–  Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên – tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo.

Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ:  

–  Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên – tử đi đâu vậy ?

Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa:  

–  Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp:  

–  Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ?

Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử – vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiên – phủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Tiên sinh nói với học trò:  

–  Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy.

Tiên sinh nói với thiếu phụ:  

–  Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa – sơn này lấy tiền mà tiêu.

Thiếu phụ tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy – Di tiên sinh và nhận mười nén vàng.

Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái – Tổ. Niên hiệu Càn – đức nguyên niên (963), quan trấn thủ vùng Hoa – sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy – Di bao dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo sĩ nói rằng: Hoa – sơn là đất riêng của ông, đã được nhà vua bán cho rồi. Tống Thái – tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy – Di tiên sinh vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa lừa cho tiên sinh cỡi để lai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái – tổ hỏi:  

–  Đạo sĩ cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ?

Tiên sinh đáp:  

–  Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là: Đời cha mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái – hậu qua Hoa – sơn, có bán cho bần đạo toàn vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây.

Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo. Thái – tổ truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái – hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên:  

–  Vị thần tiên ở núi Hoa – sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây.

Thái – hậu kể chuyện xưa. Thái – tổ và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như bậc thầy. Tống Thái – tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề Tử – vi chính nghĩa trao cho Thái – tổ mà tâu rằng:  

–  Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử – vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử – vi, bần đạo nhận thấy Dịch – lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch – số, Địa – lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử – vi mà thần viết trong tập này. Với khoa Tử – vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu, dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào, cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một câu, khi dùng tập sách này, đó là:

Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm đức.

Tiên sinh được các quan xin coi Tử – vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự lập thân ra sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục.

3. –  Cái chết của Hy – Di Sử

Sách không ghi tiên sinh ra đời năm nào, mà cái chết của tiên sinh cũng rất mơ hồ. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh viết:

« Niên hiệu Khai – bảo thứ ba (972), Thái – tổ sai sứ đến Hoa – sơn thỉnh tiên sinh, thì đệ tử cáo rằng tiên sinh ngao du sơn thủy đã ba năm không thấy trở về.”

Sau trên mười năm không thấy tiên sinh trở về, đệ tử tiên sinh cho rằng thầy đã quy tiên. Họ họp nhau bầu lấy người chưởng môn. Nhưng khi sinh thời tiên sinh gặp ai dạy người đó, trình độ học trò không đều nhau, mà họ không biết nhau nữa. Cuối cùng vì trong mười năm xa sư phụ, mạnh ai nấy nghiên cứu thành ra khoa Tử – vi có nhiều dị biệt. Các đệ tử của tiên sinh tự ý thu đệ tử, truyền dạy, người có căn cơ thì dạy hết, người không có căn cơ thì dạy ít, thành ra khoa Tử – vi trở thành một khoa bí hiểm của riêng từng nhà, nhiều nhà còn giữ để làm kế sinh nhai, do vậy mới có nhiều khác biệt nhau.

  1. Khoa Tử – vi đời Tống

Tống Thái – tổ được truyền khoa Tử – vi bằng bộ Tử – vi chính nghĩa, giữ làm của riêng của hoàng tộc họ Triệu. Bộ sách chỉ được lưu truyền trong hoàng cung để biết kẻ trung, người nịnh, để biết vận số mưu đồ đại sự. Tất cả công trình nghiên cứu của hoàng tộc nhà Tống, sau được chép thành sách gọi là Ngự giám tử – vi. Nhưng khi nhà Tống mất, thì con cháu nhà Tống dùng bộ sách này làm kế sinh nhai, nên không dám dùng tên cũ nữa, mà đổi là Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh. So sánh giữa bộ Tử – vi chính nghĩa và bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh, thì bộ thứ nhất cố tính chất lý thuyết đaị cương, như những định luật. Bộ thứ nhì có tính chất thực nghiệm, thu góp kinh nghiệm mấy trăm năm nghiên cứu lại. Như bộ thứ nhất không bàn đến việc:  

–  Hai người sinh cùng ngày, giờ, tháng, năm, nhưng lá số khác nhau. Bộ thứ nhì đi vào chi tiết này rất kỹ.  

–  Số người sinh đôi. Trong khi bộ thứ nhì nghiên cứu đến mấy trăm cặp sinh đôi.  

–  Số những người chết tập thể. Như chết chìm đò, chết trong chiến tranh. Bộ thứ nhì lại nghiên cứu kỹ hơn, đưa ra giải quyết v.v…

Sau đây chúng tôi trình bày một giai thoại về Tử – vi đời Tống, mà hầu như ai cũng biết, và sử Trung – quốc cũng có chép:

Khi còn cầm quân tranh thiên hạ, Tống Thái – Tổ có người em kết nghĩa tên là Trịnh Ân. Ân là một võ tướng dũng mãnh, tài ba, vợ Ân là Đào Tam Xuân cũng là một nữ tướng.

Cả hai đã giúp cho Thái – tổ thành nghiệp lớn. Thái – tổ phong cho Trịnh Ân tước vương và thay vua trấn thủ ngoài biên trấn. Nhân đầu năm Thái – tổ xem số các tướng sĩ, văn võ quần thần, thấy số Trịnh Ân là Tướng – quân, Thiên – tướng thủ mệnh đại hạn gặp Kình – dương, tiểu hạn Thiên – hình. Lưu niên Thái – tuế gặp Kiếp, Kị mới nói với quần thần rằng:  

–  Trịnh Ân do hai ông tướng thủ mệnh. Tướng sợ nhất kiếm và đao, không sợ Hỏa, Linh, Kiếp, Không. Nay đại hạn ngộ Kình là dao, tiểu hạn ngộ Hình là kiếm. Ta e rằng Ân sẽ bị chém mất đầu. Đã vậy lưu niên Thái – tuế gặp Kiếp, Kị thì sẽ do kẻ tiểu nhân ám hại. Hơn nữa Kiếp, Kị lại ngộ Hồng, Đào, thì kẻ hại Trịnh Ân sẽ là đàn bà. Triều đình đề nghị gọi Trịnh Ân về triều để được bảo vệ. Bấy giờ Trịnh Ân đương trấn thủ ngoài xa, nghe lệnh triệu hồi về kinh thì tuân theo. Khi đến kinh thấy một toán quân hầu hộ vệ kiệu vua, tiền hô hậu ủng. Ân tưởng Thái – tổ, vội xuống ngựa phủ phục bên đường tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngửng đầu lên không phải là vua, mà là cha của một Phi – tần được Thái – tổ sủng ái. Chức tước, địa vị của Trịnh Ân cao hơn nhiều, mà phải lạy phục xuống đất thì nhục quá. Trịnh Ân nổi giận lôi vị Quốc – cữu xuống đất đánh cho một trận về tội tiếm nghi vệ Thiên – tử. Vị Quốc – cửu bị đòn nhừ tử, về nhà báo cho con gái biết, khóc lóc đòi trả thù. Vị phi thấy cha bị đòn đau, trở vào cung phục rượu cho Thái – tổ say mèm, rồi dâng biểu nói Trịnh Ân làm phản đập phá nghi trượng Thiên – tử. Tống thái – tổ say quá không tự chủ được, phê vào chữ Trảm. Thế là Trịnh Ân bị mang ra chém đầu. Khi Thái – tổ tỉnh rượu được triều đình tâu tự sự, thì chỉ còn biết bưng mặt khóc lớn.

Đào Tam Xuân thay chồng trấn ngoài ải, thấy chồng bị thác oan, Tam Xuân truyền quân sĩ để tang, kéo quân về triều hỏi tội. Các tướng phần bất mãn với việc Thái – tổ giết Trịnh Ân, nên không quyết tâm chiến đấu, hơn nữa không địch nổi Tam Xuân nên thua chạy. Tam Xuân vây kinh thành rất gấp. Triều đình tâu giết thứ phi, giết cả nhà Quốc cửu để tạ tội với Tam Xuân. Nhưng Tam Xuân vẫn không lui binh. Tình hình nguy ngập, Triệu Quang Nghĩa tâu với Tống Thái – tổ (Quang Nghĩa là em Tống Thái – tổ, sau được truyền ngôi vua):  

–  Thần xem số Tam Xuân thấy Vũ – khúc, Phá – quân thủ mệnh. Vũ – khúc thì hay giận, Phá – quân thì nhẹ dạ. Tử – vi kinh nói rằng: Chỉ có Lộc – tồn chế được tính ác của Vũ – khúc, Thiên – lương chế được tính điên của Phá – quân. Vậy ở đây có vị văn thần nào Thiên – lương, Lộc – tồn thủ mệnh, đề nghị có thể thuyết phục được Tam Xuân.

Thái – tổ chuẩn tấu, tìm ngay ra vị văn thần có tên Cao Hoài Đức có cách trên, sai ra ngoài thành, thuyết phục Tam Xuân. Quả nhiên Tam Xuân lui binh. Từ đấy trong suốt đời nhà Tống, con cháu họ Trịnh được nối tiếp nhau phong tước.

Như vậy thì Triệu Quang Nghĩa đã học tới trình độ khá uyên thâm khoa Tử – vi, nên dùng phá cách dữ tợn của Tam Xuân và trợ cách giúp Thái – tổ. Nghiên cứu lá số của Thái – tổ, năm đó đại hạn ngộ Kỵ, tiểu hạn đi vào cung nô, gặp Thiên – thương, Kiếp. Hạn Thiên thương gặp Kiếp, Không thường là hạn bị hàm oan nguy đến tính mệnh. Chính Khổng – tử bị hạn này, bị vây tại nước Trần, hút chết đói. Số của Cao Hoài Đức, ngoài Thiên – lương, Lộc – tồn thủ mệnh, đại hạn ngộ Quyền, Khốc, Hư, Xương, Lương, Lộc chỉ chế được Tam Xuân. Nhưng chính Quyền, Khốc, Hư nói Tam Xuân nghe theo, và Văn – xương là sao giải hạn Địa – kiếp vậy.

  1. Khoa Tử – vi sau Hi – Di

Hi – Di tiên sinh chết không chỉ định ai làm chưởng môn, thành ra học trò tiên sinh mạnh ai nấy nghiên cứu, không thống nhất. Bản chính bộ sách chép tay lại nằm trong hoàng cung, thành ra trong các đệ tử tiên sinh, người được truyền nhiều thì giỏi, người được truyền ít thì dở nhưng vẫn tưởng mình được truyền đầy đủ. Năm 1127, quân Kim chiếm phía Bắc nước Trung – hoa, nhà Tống di cư xuống phía Nam. Khoa Tử – vi cũng theo đó chia làm Bắc – tông với Nam – tông. Bắc – tông thì theo đúng Hi – Di không sửa đổi gì về các sao, an sao, chỉ nghiên cứu rộng ra áp dụng giống như hoàng tộc nhà Tống. Còn Nam phái bị ảnh hưởng của khoa bói dịch, nên đổi rất nhiều:

1.Vòng Thái – tuế

Theo Hi – Di có năm sao là: Thái – tuế, Tang – môn, Bạch – hổ, Điếu – khách, Quan – phù. Trong khi Nam phái thêm vào bảy sao nữa là: Thiên – không, Thiếu – âm, Tử – phù, Tuế – phá, Long đức, Phúc – đức, Trực – phù. Vị trí chính của sao Thiên – không được thay bằng sao Địa – không (bịa thêm ra).

2.Giải đoán vận hạn

Theo Hi – Di tiên sinh thì đại hạn thứ nhất bắt đầu từ cung Huynh đệ hoặc Phụ mẫu. Trong khi Nam phái đổi là khởi từ cung mệnh. Rồi họ thêm những thứ đặc biệt như: Hạn Tam – tai, hạn Huyết – lộ, hạn Ác – thần, rồi căn cứ vào đó coi mỗi vì sao như một ông thần phải cúng vái trừ tà.

Người ta quen gọi Bắc phái là chính phái và Nam phái là phái Hà – lạc.

Đời Nguyên khoa Tử – vi bị cấm ngặt, bởi dân Trung – hoa đồng hóa khoa Tử – vi với nhà Tống, nên Nguyên triều cấm đoán, cũng không có gì lạ. Suốt đời nhà Minh khoa Tử – vi không có gì đặc sắc, chỉ mô phỏng những điều có từ đời Tống. Đến đời nhà Thanh, vua nhà Thanh thấy rằng: Mấy ông thầy Tử – vi thường được lòng dân chúng. Nhiều ông mượtn cớ coi Tử – vi để khích động dân nổi dậy chống triều đình. Vua Khang – Hy mời các nhà Tử vi danh tiếng về kinh, phong cho mỗi vị một chức quan để biến các vị thành tôi tớ triều đình. Lại cử một người Thanh đứng ra cai quản các vị này soạn bộ Tử – vi đại toàn. Bộ này chưa in thành sách. Trong dịp bát quốc xâm lăng Trung – hoa, thì Pháp, Nhật mỗi nước lấy được một bản.

  • Tử – vi vào Việt – nam

Có hai thuyết nói về khoa Tử – vi truyền vào Việt – nam.

  1. –  Thuyết thứ nhất

Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại – việt thời Lý tên Trần Tự Mai đã trộm được trọn vẹn bộ Tử – vi chính nghĩa và bộ Ngự – giám tử – vi, rồi đem về nước. Nhưng chính Tự – Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu.

Ghi chú: Từ Trần Tự – Mai đến vua Trần Thái – tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp. Trần Tự Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua Thái – Tông nhà Trần.

Nên sau này Hoàng Bính đem Tử – vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh luận về Tử – vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang – Khải và Chiêu – Quốc vương Trần Ích –  Tắc.

  • –  Thuyết thứ nhì

Một thuyết khác nói khoa Tử – vi truyền vào Đại – việt từ niên hiệu Nguyên – phong thứ bảy đời vua Trần Thái – Tông (1257). Người truyền sang Đại – việt là tiến sĩ Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia – thái thứ nhì đời Tống Ninh – Tông (1203), đậu Tiến – sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống Lý – Tông. Năm Bảo – hựu nguyên niên (1253), tiên sinh nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử – vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng – hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên – di, mệnh lập tại Tý, cung Thiên – di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa đều tụ cả ở phương Nam, mới bàn với phu nhân rằng:  

–  Ta xem thiên văn thấy phương Nam sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát – đát (Mông – cổ) chiếm gần hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống phương Nam lánh nạn.

Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên giới Hoa – Việt, xin được vào đất Đại – Việt làm cư dân. Vua Thái – tông nhà Trần sai người lên tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi thư và thuật số, Tử – vi tên Hoàng Chu – Linh. Vua Trần Thái – Tông thu nhận, phong làm Huệ – Túc phu nhân rất sủng ái.

VI. Khoa Tử – vi đời trần

  1. –  Trường hợp được trọng dụng

Khoa Tử – vi được triều Trần biết đến trong một dịp đặt biệt: Thái – tử Hoảng bị bệnh mê man suốt ba ngày rồi mắt trợn ngược, tưởng qua đời. Vua đem thanh Thượng – phương bảo kiếm và áo Ngự – bào để bên cạnh rồi tuyên chỉ ;  

–  Nếu tỉnh dậy sẽ ban cho. Ý nói sẽ truyền ngôi. Nhưng Thái – tử mắt vẫn trợn ngược.

Hoàng hậu, phi tần khóc lóc thảm thiết, chuẩn bị chôn cất, nhân thấy Huệ – Túc phu nhân văn hay chữ tốt, có ý nhờ viết bài vị. Vì vậy phu nhân biết ngày, giờ, tháng, năm sinh của Thái – tử. Phu nhân bấm số, rồi tâu:  

–  Xin Hoàng – hậu đừng lo, Thái – tử chỉ mê man thôi, giờ Sửu ngày mai sẽ tỉnh dậy. Vua và Hoàng – hậu tin tưởng và hỏi tại sao phu nhân biết? Phu nhân tâu:  

–  Thần tính số Tử – vi của Thái – tử thấy Đồng, Âm thủ mệnh tại Tý. Cung phúc tại Dần có Cự, Nhật. Tử – vi kinh nói rằng:

“ Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ, Do ư phúc trạch cát hung” .

Nghĩa là: Giàu, sống lâu, làm lớn, tiếng tăm, chết non, đau thương, khổ, do cung phúc tốt hay xấu. Đây cung Phúc của Thái – tử có Cự, Nhật tại Dần, lại có Tả, Hữu, Xương, Khúc hợp chiếu, thì căn cơ là người thọ lắm. Mệnh lại được Đồng, Âm tại Tý… thế thì Thái tử không chết non, sau còn trở thành vị minh quân anh hùng, tạo sự nghiệp rạng rỡ cho họ Đông – a và cho nhà Đại – Việt nữa. Hiện Thái – tử bị hạn Tang, Hổ, Kiếp, Hình thì đau yếu nặng đó thôi.

Vua và Hoàng – hậu còn phân vân chờ đến giờ Sửu hôm sau, thì Thái – tử tỉnh dần, rồi khỏi hẳn. Sau là vua Trần Thánh – tông, một vị vua anh hùng trong lịch sử Đại – Việt. Nhân đó vua Thái – tông mới hỏi lý do tại sao phu nhân biết, phu nhân mới trình bày khoa Tử – vi. Vua Thái – tông triệu Hoàng Bính vào cung, tiên sinh dâng lên hai bộ sách Tử vi chính nghĩa và Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh. Vua Thái tông và hoàng tộc nhà Trần lại đua nhau nghiên cứu Tử – vi, và dùng như một nguyên tắc để cử người giúp nước.

  • –  Một sự kiện sáng tỏ nhờ Tử – vi

Qua những lá số được Huệ – Túc phu nhân và vương hầu đời Trần chấm còn để lại, ngày nay chúng ta thấy được nhiều khía cạnh lịch sử. Như hiện trong văn học sử, người ta không biết vị thiền sư đắc đạo Tuệ – Trung thượng sĩ đời Trần, bản sư của Trần Nhân – tông là Trần Quốc Tung, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, tước phong Hưng – Ninh vương hay là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con thứ nhì của Hưng Đạo vương?

Căn cứ vào lá số của Huệ – Túc phu nhân, người sống đồng thời với Hưng Ninh vương, lại là thím của ngài, là sư phụ của ngài về khoa Tử – vi, thì những gì do phu nhân viết về ngài phải đúng. Hơn nữa phu nhân lại là người tích cực tiến cử Hưng Đạo Vương giữ chức vụ Tiết – chế binh mã, tức là Tổng tư lệnh quân đội, thì chắc chắn tình nghĩa thím cháu, vua tôi, thầy trò, phu nhân viết về gia đình Hưng Ninh Vương, Hưng Đạo vương không sai. Phu nhân chấm số cho Hưng – Ninh vương có phê như sau:

“ … Kinh vân Tử, Tham, Mão Dậu đa vi thoát tục chi tăng. Ngô kim nhật kiến Tuệ Trung chi số: Tử, Tham ư Dậu ngộ Quyền, Đào, tuấn nhã chi lang. Tả, Hữu hợp chiếu thị tất đa tài, đa năng. Đãn hiềm Tử, Tham cư Dậu ngộ Không, Kî tất thoát tục vi tăng” . Nghĩa là sách Tử – vi kinh nói rằng: người mệnh lập tại Dậu hay Mão, mà có Tử – vi, Tham lang thủ mệnh đa số là người thoát tục đi tu. Nay ta xem số của Tuệ Trung thì thấy mệnh lập tại Dậu, Tử – vi, Tham – lang thủ mệnh, còn gặp Đào – hoa, Hóa – quyền thì là người đẹp đẽ. Được Tả, Hữu hợp chiếu thì là người đa tài, đa năng. Nhưng tiếc rằng cái số và mệnh lập tại Dậu, Tử – vi, Tham – lang thủ mệnh,gặp Thiên – không, Hóa – kỵ thì thế nào cũng đi tu.”

Từ sự kiện trên ta tìm được Tuệ Trung thượng sĩ là Hưng – Ninh vương Trần Quốc Tung, chứ không phải là Trần Quốc Tảng.

  • –  Phá cách, trợ cách

Qua các tài liệu còn lại, thì khoa Tử – vi đời Trần có một sắc thái đặc biệt hơn ở Trung – quốc, đó là Phá cách và Trợ cách. Câu chuyện Đoàn Nhữ Hài là một bằng cớ. Nếu Tống Thái – tổ biết Trịnh Ân bị nạn mà cứu không được, thì vua Trần Nhân – Tông biết Đoàn Nhữ Hài bị nạn mà cứu thoát. Câu chuyện như sau:

Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc – tử giám ở Thăng – long. Năm 20 tuổi, Hài chuẩn bị để thi Thái – học sinh (tiến sĩ), muốn được thi Thái học sinh thì Hài phải qua một kỳ khảo hạch của trường trước, nếu thấy khá thì mới được cử đi thi. Một hôm ra chùa Diên hựu (chùa Một – cột) chơi, thấy vị tăng ngồi nhìn trời, Hài hỏi:  

–  Bạch hòa thượng, tiểu sinh nghe rằng người tu hành có thể biết được vận số sau này sẽ ra sao, có đúng không? Hòa thượng hỏi:  

–  Tiên sinh muốn biết điều gì?  

–  Tiểu sinh muốn biết mai sau hoạn lộ ra sao. Tiểu sinh mong sư phụ chỉ giáo cho tương lai. Hòa thượng hỏi ngày, giờ, tháng, năm sinh của Hài rồi nói:  

–  Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá vua ở sân rồng, tức là số làm tới tể tướng. Mệnh lập tại Mùi, Tả, Hữu thủ mệnh là người đa tài, đa năng. Tử – vi kinh nói, Tả – phụ, Hữu – bật bình tính khắc khoan, khắc hậu nên tính tình từ tốn, hành sự cẩn trọng. Cái cách Nhật tại Mão, Nguyệt tại Hợi chiếu là cách Nhật, nguyệt tịnh minh, nên thì sớm gặp minh quân. Nhưng tiên sinh lại có một cách rất xấu Đào – hoa, Hồng loan cư nô, lại gặp Hình, thì tất thế nào cũng vì đàn bà mà tan nát sự nghiệp, đến phải vong mạng. Đáng tiếc, đáng tiếc.

Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc – tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá. Hài giận lắm, tìm vị hòa thượng hỏi:

–  Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể – tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái – học sinh được? Không đậu Thái – học sinh thì sao có thể làm Tể – tướng?

Vị Hòa – thượng cười đáp:  

–  Từ xưa đến giờ có biết bao nhiêu vị Tể – tướng mà không đậu đại khoa? Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể – tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Này năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái – dương miếu địa, Hóa – khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên – nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên – mã gặp Đà – la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp vua, nhưng tiên sinh nhớ một điều:

Khi được gặp vua, nếu hoàng – thượng ban thưởng cho bao nhiêu vàng bạc phải nộp cho lão tăng một nữa. Hài mừng lắm, về nhà, đúng ngày mà hòa thượng đoán gặp vua, không thấy linh nghiệm. Hài tìm đến chùa Diên – hựu để hỏi tội hòa – thượng. Nhưng trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng phải, té lăn vào bụi cỏ. Hài túm lấy dây cương hạch tội:  

–  Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?

Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi:  

–  Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây!

Hài bực mình nói:  

–  Ta học trường Quốc – tử giám, sắp thi Thái – học sinh, thì Bách – gia, Chư – tử, Cửu – lưu, Tam – giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?

Người cỡi ngựa tiếp:

–  Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc – tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái – học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?  

–  Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái – học sinh đậu Trạng – nguyên, đó là vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy? Người kia đáp:  

–  Tôi là Vua đây.

Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh – tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông – cổ, năm 1293 vua Trần Nhân – tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh – Tông rồi đi tu. Vua Anh – Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương – bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng – hoàng từ Thiên – trường về Thăng – long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân – Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái – giám dâng cơm. Thượng – hoàng không thấy vua đâu hỏi thái – giám. Thái – giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng – hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh – tông. Đến giờ Mùi, Anh – tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ – phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên – trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng – hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc.

Thượng – hoàng nghe được hỏi:  

–  Văn ở đâu mà hay như vậy?

Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng – hoàng truyền:  

–  Đưa vào đây! Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng – hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh – Tông. Ngài phán rằng:  

–  Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đây thực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên – hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng – hoàng phán:  

–  Khoa Tử – vi do Hoàng Bính truyền sang Đại – Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử – vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ – Trung Thượng – sĩ đó (tức Trần Quốc Tung).

Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ – Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng – hoàng hỏi số của Hài, rồi phán:  

–  Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.

Vua Anh – tông tâu rằng:  

–  Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử – vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không?

Thượng – hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim – cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim – cương:

“ Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không” . Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo.. Thượng – hoàng phán:  

–  Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa – quyền đóng chung ở Tham – lang nữa. Muốn giải hạn Thiên – hình thì dùng đến Không – vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim – cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh.

Trở về Thăng – long, vua Anh – Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự – sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự – sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau:

Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung – tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa.

Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên – thương, triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài với một cung nữ của vua Anh – Tông. Luật triều Trần rất khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu. May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn kinh Kim – cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh –  Tông truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài.

Đoạn trên đây chúng tôi tóm lược trong sách Đông – a di sự, phần Đoàn Nhữ Hài liệt truyện.

  • –  Tinh hoa khoa Tử – vi đời Trần

Hầu hết những bậc vua chúa, vương hầu nhà Trần đều nghiên cứu Tử – vi, để làm chìa khóa biết kẻ trung, người nịnh, biết vận hạn, mưu đồ đại sự.

Như khi triều đình phân vân không biết nên hòa với Mông – cổ, cho Mông – cổ mượn đường đánh Chiêm – thành, hay nhất định chống lại, vua Thái – tông do dự không quyết, Huệ –  Túc phu nhân chấm số cho tất cả vua, hoàng – hậu, vương hầu, tướng sĩ, thấy đa số là những vĩ nhân, làm nên những chuyện kinh thiên động địa. Có một số bị chết thảm nhưng tiếng tăm vang dậy. Phu nhân quyết định rằng: nên đánh. Bởi đánh thì sẽ thắng, có thắng các vương hầu mới có sự nghiệp vĩ đại như vậy. Một vài người tuy tuẫn quốc thật nhưng danh thơm muôn thuở.

Có ai ngờ việc quyết định vận số quốc gia như thế, mà do khoa Tử – vi chiếm một phần. Khoa Tử – vi đời Trần cũng dựa theo bộ Tử – vi chính nghĩa, rồi nghiên cứu rộng ra về phá cách và trợ cách. Tỷ dụ, Tử – vi kinh nói rằng:

Thiên – hình, Thất – sát cương táo nhi cô. Nghĩa là, người có thiên – hình, Thất – sát thủ mệnh thì tính tình nóng nảy, cứng rắn quá mà hóa cô độc. Muốn khuyên răn, chế ngự bớt sự cuồng táo đó, phải dùng người mệnh có Thái – dương, Thiên – đồng, Thiên – lương, Văn – xương, Văn – khúc, Đào – hoa, Hồng – loan. Bởi các sao này có thể giảm bớt sức nóng nảy của Hình, Sát. Tuyệt đối không dùng người mệnh có Kiếp, Không, Kình, Đà, Tang, Hổ đã đành mà còn tránh dùng người có Tử – vi, Thiên – phủ, bởi Tử, Phủ kỵ Hình, Sát. Như muốn phá người mệnh có Tử, Phủ thì dùng người có Kiếp, Không, Kỵ, Hình thủ mệnh. Tử, Phủ thì ngay thẳng, Kiếp, Không thì gian trá, tiểu nhân vậy dùng những mánh lới hạ cấp sẽ làm cho người Tử, Phủ khốn khổv.v…. Khoa Tử – vi còn đi sâu hơn nữa. Như người có cung Phúc tại Thìn được Thái – dương tọa thủ, tức là được hưởng phúc ngôi mộ ông hoặc bố. Muốn ếm người đó, thì dùng cách ếm mộ ông nội hay cha y, thì y khốn khổ ngay.

Lối này trước đây người ta đã dùng để ếm mộ ông nội nhà văn Phạm Quỳnh, sau này ếm mộ nhà Ngô. Khi cố Tổng – thống Ngô Đình Diệm còn tại vị, nhiều người thù ghét, sau biết ngôi mộ tổ được cách Long phụng triều thì con trai, con gái, con dâu sự nghiệp đều vĩ đại cả. Người ta đã ếm ngôi mội này. Thành ra khi con long bị đau, nó dẫy lên, lại một người nam bị nạn, khi con phụng dẫy lên thì có một người nữ bị nạn. Cái lối ếm này rất thất đức, nên chúng tôi không trình bày chi tiết vào đây. Tỷ dụ: Nhà Trần đã dùng lối ếm đó để diệt dòng dõi họ Chế ở Chiêm – thành. Trần Khắc Chung vì thương yêu Huyền Trân công chúa, mà công chúa bị triều đình nhà Trần gả cho Chế Mân, Khắc Chung tìm biết số Tử – vi của Chế Mân, rồi tìm ngôi mộ cung Phúc đức ếm, nên chỉ một năm sau Chế Mân chết.

  • Khoa Tử – vi các đời sau

Khi nhà Trần bị nhà Hồ cướp ngôi (1400), con cháu họ Trần tản mác đi khắp nơi, có người dùng khoa Tử – vi làm kế sinh nhai, khoa này đã do nẻo đó truyền ra khắp dân chúng.

Tương truyền Trần Nguyên Hãn, một danh tướng đã giúp vua Lê Thái – tổ đánh đuổi quân Minh. Nhưng ông là cháu nội của Trần Nguyên Đán, một vị Tể – tướng cuối đời Trần, nên khi đuổi giặc Minh rồi, vua Lê Thái – tổ muốn giết ông. Ông biết ý nói với bạn bè rằng:

Ông xem số Lê Thái – tổ là chỉ có thể ở với nhau khi hoạn nạn, lúc đại nghiệp thành thì nhà vua sẽ giết công thần. Vì vậy ông cáo quan về ở ẩn trong dân. Tuy vậy nhà vua vẫn sai 42 vệ sĩ xá nhân về quê bắt ông. Khi đi đường về kinh, ông dùng võ giết các xá nhân rồi trốn đi (sử chép thuyền chìm xá nhân và ông đều chết hết). Ông trốn vào Thanh – hóa ếm ngôi mộ kết long mạch của nhà Lê, nên sau khi vua Lê Thái – tổ băng, tiếp theo vua Lê Thái – tông bị thượng mã phong mà băng lúc 20 tuổi. Con vua Lê Thái – tông mới hai tuổi lên ngôi vua cũng bị anh là Lê Nghi Dân giết chết. Một giai thoại nữa diễn ra dưới triều Lê.

“ Khi Lê Thái – Tổ thành đại nghiệp, về quê tế tổ, một ông lão người cùng quê hỏi rằng:  

–  Tôi với bệ hạ sinh cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng quê, thế sao bệ hạ làm vua, mà tôi thì vẫn làm dân?

Trần Nguyên Hãn đáp:  

–  Đó là cung Phúc cả. Cung Phúc của Chúa tôi với ông đều có Thiên – đồng tọa thủ tại Hợi. Nhưng ngôi mả tổ ông lại không để trúng long mạch, ngược lại ngôi mộ của Chúa tôi để trúng long mạch nên được hưởng mệnh trời. Bởi số giống nhau, nên tướng mạo ông với Chúa tôi tương tự. Tôi nghĩ số ông có phần nào giống Chúa tôi chứ? Ông làm nghề gì nào?

 Đáp rằng:  

–  Tôi làm nghề nuôi ong, hiện nuôi chín tổ ong.

Trần Nguyên Hãn đáp:  

–  Đó tôi nói có sai đâu. Bệ hạ làm Chúa chín châu, thì ông làm Chúa chín tổ ong, tổ nào cũng có vua, có quan, có tướng mà.”

Sau này ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung – quốc mua được bộ Tử – vi âm – dương chính nghĩa, Nam – tông đem về nghiên cứu. Ông có diễn giải ra bằng thơ lục bát khá đầy đủ. Khoa Tử – vi theo Nam – tông truyền vào Việt – nam từ đó.

VIII.  Dị biệt chính, Nam phái

1. –  Sự khác biệt về số sao

1.1. Bộ Tử – vi chính nghĩa

Được coi như là chính thư. Không nói về số sao. Song trong mục dạy an sao có 93 sao, đó là:

  1. Các chòm.

Tử – vi: 6 sao là Thiên – cơ, Thái – dương, Vũ – khúc, Thiên – đồng, Liêm – trinh.

Thiên – phủ: 8 sao là Thiên – phủ, Thái – âm, Tham – lang, Cự – môn, Thiên – tướng, Thiên – lương, Thất – sát, Phá – quân.

Thái – tuế: 5 sao là Thái – tuế, Tang – môn, Điếu – khách, Bạch – hổ, Quan – phù.

Lộc – tồn: 17 sao là Lộc – tồn, Kình – dương, Đà – la, Quốc – ấn, Đường – phù, Bác – sĩ, Lực – sĩ, Thanh – long, Tiểu – hao, Tướng – quân, Tấu – thư, Phi – liêm, Hỉ – thần, Bệnh – phù, Đại – hao, Phục binh, Quan – phủ.

Trường – sinh: 12 sao là Trường – sinh, Mộc – dục, Quan – đới, Lâm – quan, Đế – vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai Dưỡng.

1.1.2. Các sao an theo tháng: 7 sao Tả – phụ, Hữu – bật, Tam – thai, Bát – tọa, Thiên – hình, Thiên – riêu, Đẩu – quân.

1.1.3. Các sao an theo giờ: 8 sao Văn – xương, Văn – khúc, Ấn – quang, Thiên – quý, Thai – phụ, Phong – cáo, Thiên – không, Địa – kiếp.

1.1.3. Tứ trợ tinh: 4 sao là Hóa – quyền, Hóa – lộc, Hóa – khoa, Hóa – Kî.

1.1.4. Các sao an theo chi: 17 sao là Long – trì, Phượng – các, thiên – đức, Nguyệt – đức, Hồngloan, Đào – hoa, Thiên – hỉ, Thiên – mã, Hoa – cái, Phá – toái, Kiếp – sát, Cô – thần, Quả – tú, Hỏatinh, Linh – tinh, Thiên – khốc, Thiên – hư.

1.1.5. Các sao an theo can: 5 sao là Lưu – hà, Thiên – khôi, Thiên – việt, Tuần – không, Triệtkhông.

1.1.6. Các sao cố định: 4 sao là Thiên – thương, Thiên – sứ, Thiên – la, Địa – võng.

1.2.Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử – vi kinh Đều ghi có 93 sao, giống như bộ Tử – vi chính nghĩa.

1.3.Bộ Tử – vi đại toàn

Ghi rõ ràng rằng trong lá số phải có 93 sao như Hi – Di tiên sinh, kỳ dư an thiếu, đủ hay khác đi đều là tạp thư, ma thư của bọn đạo sĩ bịa đặt để lừa nhau, còn giả đạo đức, tỏ ra là người bác học, song chẳng qua là phường lưu manh!

1.4.Bộ Tử – vi Đẩu – số toàn thư

Nói về số sao rất lờ mờ. Phần dạy cách an sao có ghi rõ 85 sao. Các sao cũng giống như ba bộ trên. Duy thiếu các sao sau đây: Đào – hoa, Phá – toái, Kiếp – sát, Cô – thần, Quả – tú, Lưu – hà.

Nhưng khi đọc bài phú nói về các sao, thì lại thấy nói tới Đào – hoa, Ân – quang, Thiên – quý v.v…

1.5.Bộ Đông – a di sự

Thấy ghi đúng 93 sao như bộ trên, nhưng khi xét các lá số để chiêm nghiệm thì thấy thiếu các sao: Bác – sĩ, Thiên – la, Địa – võng, Thiên – thương, Thiên – sứ. Có lẽ các Tử – vi gia đời Trần quan niệm rằng các sao trên đều ở vị trí cố định, nên không cần an vào như sao Bác – sĩ bao giờ cũng đóng chung với sao Lộc – tồn. Sao Thiên – thương bao giờ cũng ở cung Nô, sao Thiên – sứ bao giờ cũng ở cung Tật – ách và sao Thiên – la bao giờ cũng ở cung Thìn cũng như sao Địa – võng bao giờ cũng ở cung Tuất.

Trên đây là các bộ chính thư, dưới đây là các bộ tạp thư.

1.6.Bộ Tử – vi Ấm – dương chính nghĩa Bắc – tông

Thấy ghi đến 104 sao. Các sao cũng như giống như chính thư về số sao cũng như cách an sao, song thêm các sao sau đây: Thiên – tài, Thiên – thọ, Thiên – trù, Thiên – y, Thiên – giải, Địa giải, Giải – thần, Thiên – lộc, Lưu – niên văn tinh, Thiên – quan quý nhân, Thiên – phúc quý nhân.

1.7.Bộ Tử – vi âm – dương chính nghĩa Nam – tông

Ghi tới 128 sao, các sao cũng giống như sao Bắc – tông, nhưng thêm 24 sao là Thái – túc, Niên – xá, Thiên – khôi, Nguyệt – khôi, Niên – thổ – khúc, Nguyệt – thổ – khúc, Thiên – thương (Nghĩa là kho lúa khác với Thiên – thương ở cung Nô, như vậy trong lá số có hai sao Thiên – thương). Thiên – phủ – khố, Thiên tiễn, Hồng – diệm, Địa – không, Phù – trầm, Sát – nhận. Vòng Thái – tuế được thêm vào 7 sao nữa cho đủ 12 sao, đó là các sao Thiếu – dương, Thiếu – âm, Tử – phù, Tuế – phá, Long – đức, Phúc đức, Trực – phù, Tứ – phi – tinh, Thiên – trượng, Thiên – dị, Mao – đầu, thiên – nhận.

1.8.Bộ Tử – vi thiển thuyết gồm 128 sao

Giống như bộ Nam – tông nhưng thêm vào 13 sao nữa rất quái dị, không có trong thiên – văn mà chỉ có trong tiểu thuyết thần kỳ chí quái, ma trâu đầu rắn. Đó là các sao: Nam – cực, Đông – đẩu tinh – quân, Bắc – đẩu tinh – quân, Nam – đẩu tinh – quân, Cửu – thiên huyền nữ, Dao – trì kim mẩu, Vũ – tinh, Lôi – tinh, Thiên – vương tinh, Địa – tạng tinh, Thái – bạch kim tinh.

1.9.Lịch số Tử – vi toàn thư

Số sao cũng giống như bộ Tử – vi thiển thuyết song dạy an sao ngược với các bộ trên. Như sao Trường – sinh không những chỉ an ở Dần, Thân, Tî, Hợi mà còn thấy ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Vòng Tử – vi an xuôi, vòng Thiên – phủ an ngược. Số sao cũng có 128 mà thôi.

2. –  Sự khác biệt về sao lưu niên

2.1.Chính thư

Các sao lưu niên đều an giống nhau, số sao cũng giống nhau:  

– Vòng Lộc – tồn với 15 sao không có Quốc – ấn, Đường – phù. (Bộ Tử – vi đẩu số toàn thư chỉ nói đến hai sao Kình, Đà thôi)  

–  Thiên – khôi, Thiên – việt, Thiên – mã, Thiên – khốc, Thiên – hư và vòng Thái – tuế 5 sao, Vănxương, Văn – khúc. Tất cả 27 sao.

2.2.Tạp thư

Vẫn gồm các sao như bộ chính thư nhưng thêm: Hỏa – huyết, Lan – can, Quân – sách, Quyện thiệt, Bạo – tinh, Thiên – ách, Thiên – cẩu, Huyết – nhận, Huyết – cổ, Ngũ – quỷ và vòng Trường sinh 12 sao.

3. –  Sự khác biệt về đại hạn Chính phái an đại hạn như sau:

–  Từ lúc đẻ ra tới số cục thì đại hạn an tại cung Mệnh.  

–  Đại hạn thứ nhất sẽ an vào cung phụ mẫu, hoặc huynh đệ.

Tỷ như: Người Hỏa – lục – cục, thì từ 1 tới 5 tuổi thì đại hạn ở cung Mệnh. Từ 6 tuổi trở đi thì đại hạn ở cung Huynh đệ hoặc Phụ – mẫu.  

–  Nhưng Nam phái lại an ngay đại hạn thứ nhất ở cung Mệnh, rồi đại hạn thứ nhì ở cung Phụ mẫu hoặc Huynh đệ. Như vậy từ lúc đẻ ra tới số tuổi” số cục” không có đại hạn.

Sự khác biệt này, đã khiến cho Nam phái phải đi tìm nhiều sao khác, hoặc nhiều thuật khác, để đoán cho đúng, nhất là đoán vận hạn chết rất quan trọng. Bắc phái đoán rất trúng, nhưng theo Nam phái lại khó khăn. Sự khác nhau về hạn, khiến cho Nam phái không dùng bài phú đoán của Hy – Di tiên sinh được. Bởi phú đoán thì an đại hạn theo Bắc phái. Những người học theo Nam phái thường tỏ ý nghi ngờ các bài Phú. Họ phải dò dẫm, tìm hiểu lâu năm mới đưa ra lối giải quyết. Trong khi những người học theo Bắc phái, thì ngay sau khi học an sao, học có thể học cách giải đoán bằng cách xử dụng phú đoán được.

Tỷ dụ: Chính phái đoán số Hạng Vũ, căn cứ vào phú đoán:

Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ Thiên – không nhi táng quốc. Thạch Sùng hào phú, vận phùng Địa – kiếp dĩ vong gia. Nghĩa là Hạng Vũ anh hùng nhưng hạn ngộ Thiên – không nên mất nước. Thạch Sùng giàu có nhưng hạn gặp Địa – kiếp nên tan nhà nát cửa. Nếu xét theo Nam phái thì câu phú trên không đúng được:  

–  Thứ nhất, theo Bắc phái chỉ có sao Thiên – không, Địa – kiếp đi đôi với nhau, không có sao Địa – không. Sao Thiên – không không đóng ở vị trí sao Địa – không của Nam phái và không có sao Thiên – không trước Thái – tuế một cung. Hạng Vũ, đại hạn tới Dần gặp Địa – kiếp, tiểu hạn ở Thân gặp Thiên – không. Đại, tiểu hạn Kiếp, Không gặp nhau nên táng quốc. Dù đại hạn có Đồng, Lương, Quyền cũng không giải nổi. Bàn về số Thạch Sùng cũng tương tự. Nếu đoán theo Nam phái bài phú trên cũng không đúng:  

–  Đại hạn đang tới cung Mão, gặp Thái – tuế, mà Thiên – không đóng ở Thìn.

Như vậy không có vụ Hạng Võ chết về Kiếp, Không lâm nạn, Sở vương táng quốc. Mà chỉ có việc Hạng Võ gặp hạn Địa – không ở Thân mà thôi.

Hồi còn ở Việt – nam, chúng tôi dạy Tử – vi cho các vị yêu khoa này, thường thì những vị chưa biết gì học mau hơn. Còn các vị học theo Nam phái, học thêm mấy chục bài phú nữa, mất công chỉnh đốn lại. Bởi vậy chúng tôi có lời khuyên: Các vị học theo Nam phái thì không nên học những bài phú của Hy – Di, mà học các bài phú của Ma – Y thuộc Nam phái mà thôi. Nếu không đầu óc sẽ lộn tùng phèo.

  • Sự khác biệt về an sao

Trong 93 tinh đẩu không có sự khác biệt. Nhưng duy sau này những bộ tạp thư đưa ra an những sao mới, hoàn toàn do họ đặt ra, có sự quái gở khi an vòng Trường – sinh: Họ khởi Trường – sinh ở cả Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

Về an Khôi, Việt thì chính thư, tạp thư chỉ khác nhau có tuổi Canh mà thôi: Chính thư Khôi ở Sửu, Việt ở Mùi. Trong khi tạp thư thì cho ở Dần, Ngọ. Về an tứ hóa: Tuổi Canh cũng bị lộn như Hóa – lộc đi với Thái – dương, Hóa – quyền đi với Vũ – khúc, Hóa – khoa đi với Thiên – đồng, Hóa – kî đi với Thái – âm. Trong khi tạp thư Hóa – khoa đi với Thái – âm, trong khi Hóa – kî đi vối Thiên – đồng.

  • Đối với sách Tử – vi hiện tại

Trừ bộ Tử – vi đẩu số toàn thư do Vũ Tài Lục lược dịch, một vài đoạn đúng với chính thư, còn các sách khác, chúng tôi không tiện phân tích xem sách của vị nào ảnh hưởng của phái nào bên Trung – quốc! Vân Điền Thái Thứ Lang là một đại đức Phật giáo, ông bị tử nạn xe hơi đã lâu, nên chúng tôi có thể bàn về sách của ông: Rất gần với chính phái. Ông Vũ Tài Lục là con của cụ Kép Nguyễn Huy Chiểu, hiện ở Hoa – kỳ. Còn ông Nguyễn Phát Lộc với chúng tôi có chút duyên văn nghệ, trước đây ông là phó Đặc – ủy trung ương tình báo VNCH, không rõ nay ở đâu, nếu ông còn ở Việt – nam thì có lẽ đã bị giết rồi.

Chúng tôi quan niệm: Dù tất cả Tử – vi gia thuộc phái nào đi nữa, cũng cần có kinh nghiệm. Về phương diện nghề nghiệp, họ phải dùng Tử – vi làm kế sinh nhai là điều bất đắc dĩ, bới bỏ tâm não ra, an sao, chấm số, giải đoán một lá số Tử – vi không tiền nào, bạc nào trả họ nổi cả. Dù không trả tiền với tinh thần khoa học, họ cũng say mê nghiên cứu.

Chính chúng tôi kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng khi thấy một lá số kỳ lạ, cũng chẳng ngần ngại gì mà không bỏ ra cả ngày để nghiền ngẫm cho ra nguyên lý.

IX. Kết luận

Tử – vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á – châu. Người sáng lập ra không phải là Hy – Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng.

Khoa Tử – vi truyền vào Đại – Việt thời Lý do Trần Tự Mai, hay Hoàng Bính mang vào không cần thiết. Dù Tự Mai hay Hoàng Bính thì Tử – vi đó cũng thuộc chính phái. Nhưng bí truyền trong dân gian. Đợi mãi đến khi ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung – hoa về mang theo bộ Tử – vi của Nam phái, bấy giờ khoa Tử – vi mới được đại chúng hóa. Nhưng cũng chính vì vậy khoa Tử – vi ở Việt – nam có hai trường phái: Một trường chính phái, học rất mau, theo sát Hy – Di tiên sinh.

Một trường phái nữa ảnh hưởng Nam phái, vì thất truyền thành ra không có hệ thống nào cả.

Những người nghiên cứu Tử – vi cần phân biệt rõ hai hệ thống, để lúc học mới khỏi bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên không phải những sách vở nào của Nam phái cũng hỗn tạp, không phải những vị nào của Nam phái đều đoán liều cả. Tử – vi cũng như y học cần đi đến đối tượng là kết quả, ai đoán trúng, người đó đạt được học thuật. Cũng như y học, nói, viết không phải là cứu cánh, mà ai trị khỏi bệnh, người đó có lý.

Một vấn đề trước mắt của chúng ta là, làm sao có đủ sách cho các vị nghiên cứu tìm hiểu.

Sách vở của cổ nhân chỉ là nền móng lúc đầu. Tại sao xưa kia Hy – Di tiên sinh đã tìm ra được nhiều nguyên lý Tử – vi, ngày nay chúng ta không thể đi sâu hơn tìm ra những nguyên lý khác. Cái xe hơi thế kỷ thứ 18 thô sơ, người sau cải tiến dần, nay trở thành những xe tối tân. Tử – vi là khoa học, chúng ta có thể tìm thêm, nghiên cứu rộng, để đưa ra những phát hiện mới. Bấy giờ mới đi tìm vận số con người, lại có thể đi xa hơn, phát triển phá cách, trợ cách, một lối phát huy độc đáo đời Trần, cần được đào sâu để đạt được tuyệt đích khoa học vậy.

Viết tại Bruxelles, mùa Đông, Tân – dậu (1981)

Trần Đại Sỹ

NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ TỬ VI

Có người cho rằng Tử Vi là một học thuật giải đáp mọi bí ẩn về số phận con người, tiên liệu được mọi biến cố, đề ra các kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản,…gói ghém mọi thiên định của Trời Đất dành cho một cá nhân. Tử Vi chỉ cần mở lá số ra là có thể biết mọi việc quá khứ vị lai như: bao giờ phát tài, bao giờ cưới vợ, khi nào thì có con,…Quan niệm này đề cao quá đáng vai trò của Tử Vi, cho nó một giá trị huyền bí quá lớn. Các vì sao được xem như một vị thần hộ mệnh hay án mệnh mà không ai có thể cưỡng lại nổi. Và con người không thề chủ động tạo được tương lai của mình, mà phải chịu phó mặc cho thiên định.

Trái lại có người cho rằng Tử Vi là một dị đoan, mê tín, thậm chí là một tà thuật của những nhà bói tóan nhằm trục lợi trên tín ngưỡng của thiên hạ. Mọi luận đóan của Tử Vi đều là sai, không đáng tin cậy.

Hai ý kiến trên đều là những ý kiến phiến diện và hời hợt. Tử Vi thật sự không có một giá trị huyền bí nào, các vì sao trong Tử Vi không phải là những vị thần linh giám sát điều khiển vận mệnh con người gì cả. Đó chỉ là yếu tố có ảnh hưởng đến con người. Chứ không hề có sự điều khiển của đấng chí tôn nào cả. Các sao trong Tử Vi chỉ là các tên gọi biến kiến, mượn tên một vật thể để mệnh danh một yếu tố trong con người. Các sao trong Tử Vi là những danh từ chỉ mức năng lượng (*) trong cơ thể con người và chu kỳ họat động của nó, qua đó phân tích con người thành những yếu tố nhỏ rồi hợp lại.  

(*) Hiện nay khoa học đã tìm được 3 mức năng lượng là: Trí Tuệ, Sức Khỏe và Tinh Thần, và có thể vẽ nó trên đồ thị hình SIN. Tử Vi có tất cả 118 mức năng lượng.

Từ khởi thủy đến nay, khoa Tử Vi vẫn không thay đổi đối tượng: Tìm hiểu con người.

Tác giả Khoa Tử Vi là đạo sĩ Trần Đoàn, sinh dưới thời nhà Tống. Ông này đã dựa vào Kinh Dịch cùng những khai triển về lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Đổng Trọng Thư, một triết gia thời Hán, để lập ra khoa Tử Vi.Theo nguyên ngữ, danh từ Tử Vi không nói lên đối tượng khảo cứu, Tử là màu Tím, Vi là từ của vi diệu. Nhưng mục đích của Tử Vi là tìm hiểu con người và số phận con người, dựa trên hệ thống quy luật biến hóa của triết thuyết về Vũ Trụ thời đó. Dù căn bản triết lý của Tử Vi cao siêu, nhưng đối tượng chỉ nhắm vào con người mà thôi. Trong việc tìm hiểu này, Tử Vi có tham vọng khảo sát cả con người lẫn đời người, tức các chi tiết sau:

1. Đặc tính cá nhân của mỗi người, bao hàm các yếu tố:  –  Cơ thể  –  Tướng mạo  –  Tính tình  –  Bệnh tật

2. Đặc tính gia đình:  –  Cha mẹ  –  Anh chị em  –  Vợ chồng  –  Con cái  –  Đời sông ngoại hôn

3. Đặc tính kinh tế:  –  Nghề nghiệp  –  Tài lộc  –  Điền sản

4. Đặc tính xã hội:  –  Môi trường sinh sống  –  Những mối giao thiệp

5. Đặc tính dòng họ:  –  Phúc Đức  –  Ảnh hưởng của Phúc Đức

6. Đặc tính vận số:  –  Các giai đọan của đời người.  –  Các biết cố lớn trong một khỏang thời gian.

NHÃN QUANG TỬ VI

Tử Vi quan tâm đến nhiều ảnh hưởng trên con người, từ cá tính đến sinh kế, gia đình, xã hội và phúc đức. Đặc biệt, Tử Vi chú trọng nhiều đến cung Phúc Đức, được xem như một cung cường, tiên niệm rằng hạnh phúc của con người tùy thuộc nhiều ở phần Duy Linh, âm đức của ông cha để lại.

Nhưng đây chỉ là một cánh cửa hé mở vào phần linh thiêng mà thôi. Kỳ thực, Tử Vi hướng về nhân sinh quan hơn là thế giới vô hình. Mặt khác, cần phải lưu ý rằng khoa Tử Vi hướng về nhân sinh quan của con người thế tục, chớ không phải của con người tôn giáo. Hầu hết các bộ sao trên các cung đều nói về các đặc điểm, biến cố của người đời chớ không phải của người đạo.

Tử Vi, căn bản là dành cho người thế tục cho nên không thể xem được cho người có bật chân tu vì đây là những người nhân sinh siêu thoát, khác hẳn với người đời. Bên cạnh đó, Tử Vi cũng không thể xem được cho những người ái nam ái nữ vì đây là những người không có giới tính rõ ràng, mà với Tử Vi giới tính rất quan trọng.

GIÁ TRỊ CƠ HỮU KHOA TỬ VI

Giá trị Tử Vi được đặt trên nền tảng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, và các yếu tố sao được gán cho nhiều ý nghĩa phức tạp khác nhau. Do đó, khi nói đến giá trị Tử Vi ắt phải nói đến giá trị học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như ý nghĩa các sao:

1. Giá trị Tử Vi về mặt Âm Dương Ngũ Hành: Các qui tắc về Âm Dương Ngũ Hành vốn vô cùng phúc tạp, và khi áp dụng vào Tử Vi thì người ta chỉ rút ra được các qui tắc tổng quát nhất. Chiếu theo qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ Hành, nên các giá trị của Tử Vi cũng sẽ bị thay đổi khi gặp phải các nhân tố khác, điều đó khiến cho Tử Vi vô cùng phức tạp và đôi khi thiếu các đáp số cụ thể. Đây là một trong những thiếu sót của Tử Vi. Và để khắc phục thiếu sót này, người ta thường kết hợp Tử Vi và Kinh Dịch để giải đáp về vận mệnh toàn cục hoặc cục bộ về con người.

2. Giá trị các sao trong Tử Vi: Tử Vi có khoảng 118 sao, mỗi sao được gán cho nhiều ý nghĩa, và khi các sao kết hợp với nhau thì cũng cho ra các ý nghĩa khác. Nhìn chung, ý nghĩa các sao bao hàm hầu hết các biến cố của đời người. Biết được nhiều trường hợp cụ thể điển hình của đời người trong phạm vi tính tình, tướng mạo, bệnh tật, vợ chồng, con cái, sự nghiệp… một phạm vi lại diễn đạt nhiều uẩn khúc và nhiều tình trạng khác nhau. Tuy nhiên, dù ý nghĩa các sao có phong phú, tinh vi, bao hàm nhiều khía cạnh nhưng thực sự chưa nói hết chi tiết một đời người, chi tiết các biến cố. Và trình độ cụ thể của Tử Vi vẫn còn nhiều hạn chế nhất là ở các cung như: Phu Thê, Huynh Đệ. Tử Vi cũng không phân biệt các số mệnh cũng như các nhân sinh trùng giờ, người tu hành. Đó là những giá trị ưu khuyết của Tử Vi, và ta cũng không nên đòi hỏi quá nhiều vào một môn khảo sát con người còn sơ khai, tuy khoa Tử Vi có tham vọng đó.

GIÁ TRỊ NGOẠI CẢM KHOA TỬ VI

Đa số các trường hợp Tử Vi được người đời mến chuộng và tin tưởng nhờ tài năng người đóan. Nhưng cũng không thiếu trường hợp bị dị nghị vì sự kém cỏi của người giải đóan hay vì lá số người xem quá xấu !

Cho nên căn cứ vào gía trị giải đóan để lượng giá một khoa khảo sát của con người thì quá là hời hợt. Thật sự việc giải đóan đúng hay sai không làm tăng giá trị của Tử Vi. Tử Vi vốn có nhiều ưu và khuyết điểm. Người giải đóan giỏi là người có dịp thực hiện, kiểm chứng nhiều trường hợp trên các lá số, có căn bản suy luận vững chắc, có gíac quan thứ sáu và đôi khi phải kết hợp với các khoa học khác như Kinh Dịch, Tứ Trụ. Việc giải đóan hay hay dở là do giá trị người giải đoán chứ không phải do sự cao thấp của Tử Vi.

ỨNG DỤNG NHÂN TƯỚNG HỌC VÀO VIỆC XỬ THẾ

Quan sát cá tính bằng hữu:

  1. –  Loại bằng hữu hiệp nghĩa:

Loại tướng bạn bè có tính hiệp nghĩa được biểu lộ ra ngoài bằng các đặc điểm sau đây:.  –  Cặp lông mày trông có vẻ thô nhưng nhìn kỹ thì thấy thanh tú và oai vệ: ánh mắt sáng nhưng không lộ, nhìn người hay vật đều nhìn thẳng mục tiêu. Mũi và lưỡng quyền cao thấp tương xứng với nhau; tiếng nói rõ ràng mạnh mẽ. Thấy việc phải dám làm dám nói, không sợ quyền uy, không ham tiền bạc.

  • –  Loại bằng hữu khẳng khái:

Đặc diểm của bạn bè có tính khẳng khái bao gồm:  

–  Mày đẹp, trán rộng, ánh mắt có vẻ cương cường nhưng không lạnh lẽo, mũi ngay thẳng và cao, phối hợp đúng cách với lưỡng quyền; tính tình độ lượng, thất việc đại nghĩa dám bất chấp mọi hiểm nguy, đứng ra đảm trách, thấy kẻ nguy khốn về tiền bạc dám dốc hết túi giúp đỡ một cách tự nhiên mà không hối tiếc.

3  –  Loại bằng hữu trung hậu:

Về mặt hình thức, loại bạn bè trung hậu thường có các đặc điểm: lông mày dài và thanh tú phối hợp thích nghi với cặp mắt không bị khuyết hãm về hình thể; mục quang ôn hoà nhưng không kinh kiếp; về mặt nội tâm, kẻ đó dù biết rõ bạn bè có lòng tham hay biển lận mà không tổn hại trực tiếp đến mình thì sẽ làm thinh, không vạch trần thói xấu của bạn bè cho người khác biết; không cưỡng cầu, không hại người để lợi cho bản thân, đối với bạn bè gặp lỗi nhỏ thì bỏ qua, gặp lỗi lớn thì thẳng tay phản kháng.

  • –  Loại bằng hữu gian xảo âm hiểm:

Ngoại biểu của hạng bạn bè kẻ trên là cặp lông mày thô và đậm quá mức bình thường, lòng trắng có nhiều tia máu hồng hoặc đỏ mũi gãy lệch, chuẩn đầu méo mó ánh mắt thường liếc xéo, không nhìn trực diện kẻ đối thoại, thích chơi gác người, thích nói xấu sau lưng người hoặc tọc mạch những chuyện kín của người không liên quan gì tới mình.

  • –  Loại bằng hữu an phận thủ thừa:

Loại này có bề ngoài dễ nhận thấy nhất là mũi nhỏ nhưng ngay thẳng, lưỡng quyền hẹp và thấp, nhãn cầu nhỏ không sáng, ánh mắt không giao động và ít biến thông, miệng nhỏ môi mỏng. Về cá tính, kẻ đó không dám mạo hiểm bất kể việc gì lớn nhỏ.

  • –  Loại bằng hữu vô tình hoặc bạc tình:

Loại này hình như toàn thể khuôn mặt đều mỏng manh. Mày thưa thớt và nhỏ, da mặt mỏng, mũi gãy dài và hình như không có thịt mang tai bạnh ra rất rõ (nhìn từ sau vẫn còn thấy), về mặt tâm tướng kẻ đó bất cứ làm gì đều chỉ biết có mình mà không biết tới người khác, hơn người chút đỉnh thì hớn hở còn thua sút thì bực dọc thịnh lộ.

  • –  Loại bằng hữu tính nết hồ đồ: Loại bản hữu có tính hồ đồ nghĩa là kẻ ham tường việc đời, không có chủ kiến, dễ bị người thuyết phục. Bề ngoài của tướng người trên là lông mày mịn, nhỏ mọc lan xuống bờ mắt. Xương lưỡng quyền nhỏ, thấp, lòng đen, lòng trắng không rõ ràng, ánh mắt không có thân quang,giọng nói thiếu âm lượng, bước chân thiếu ổn định. Đó là loại người không phân biệt được xấu tốt rõ ràng.

Quan sát cá tính người giúp việc:

  1. –  Tướng người ngay thẳng: Tướng tổng quát của loại người giúp việc ngay thẳng là Ngũ quan đoan chín. Nhất là mũi cần đặc biệt chú ý. Mũi ngay ngắn nhưng hếch hoặc Chuẩn đầu như mỏ chim ưng là tướng nhười nguỵ quân tử dù cho Ngũ quan ngay thẳng. Trong trường hợp Mũi không có dạng mỏ chim, Ngũ đoan quan chính, ta vẫn phải dè dặt nếu chưa quan sát kỹ càng ánh mắt và ngôn ngữ. Kẻ mà ánh mắt nhìn thẳng, ăn nói không ba hoa rườm rà mới là người tâm địa ngay thẳng, thiện lương thực sự.
  2. –  Tâm tướng người ngu đần: Cặp lông mày đậm và lan xuống bờ mắt, Mắt ngắn và nhỏ, môi vẩu, răng khếp khểnh, cử chỉ châm lụt, cứng nhắc như cây gỗ mục nói năng hàm hồ.
  3. –  Tướng người ngang bướng: Các bộ vị giúp ta quan sát được tính người ngang bướng là lông mày và mắt. Lông mày thô đậm hoặc nghịch loạn, hoặc xương chân mày quá cao, quá thấp, mắt lồi hoặc tròn lốn hoặc lòng trắng hơi vàng đều là các chỉ dấu khá chính xác.
  4.    –  Tướng người háo sắc: Loại tướng người háo sắc được biểu lộ ở phần ngoại biểu như hai mắt mục thần si daị như người ngái ngủ (tuý nhãn) hoặc ánh mắt ướt át, hoặc có dạng thức của Đào  –  hao  –  nhãn, trang phục chau chuốt quá đáng, mỗi khi nhìn thấy phụ nữ có chút nhan sắc hấp dẫn thì ánh mắt đưa đẩy, nói cười đon đả cầu thân dù rằng mới chỉ hội kiến lần đầu v.v… đều là những dấu hiệu bề ngoài của kẻ háo sắc.
  5. –  Tướng người giao tế giỏi: Mày thanh, Mắt sáng, Môi mỏng, Răng đều, nói năng hoạt bát, sắc mặt tươi tỉnh dễ thân cận v.v… đều biểu hiện của sự giao tế khéo léo. Loại người này có thể tốt hay xấu tuỳ theo mục đích mà họ đeo đuổi. Nếu có thiện ý, không mưu cầu tư lợi, loại này sẽ giúp được nhiều việc cho thượng cấp. Trái lại, nếu chỉ nhằm tư lợi, sử dụng tài hoạt bát để dèm pha khéo léo bạn đồng sự, lấy lòng thượng cấp, thì khi có cơ hội, kẻ đó sẽ là một kẻ bạc nghĩa. Muốn phân biệt tốt xấu, phải xem lỹ tác phong, quan sát ánh mắt khi đối thoại.
  6. –  Tướng người dễ phản phúc: Dấu hiệu bề ngoài là cặp mắt lồi và đỏ, nhìn người, tia mắt thường nhướng lên hoặc nhìn xuống, hay liếc xéo nhìn trộm chứ không bao giờ nhìn trực diện thượng cấp, Lông mày thưa thớt, Lưỡng quyền nổi ngang hoặc gồ cao không tương xứng với khuôn mặt, Trán có loạn văn, Sống mũi nghiêng lệch cong queo, Mang tai nẩy nở bất thường, tác phong giảo hoạt. Càng có nhiều các đặc trưng nói trên càng dễ quyết đoán. Tuy nhiên, chỉ cần một hai dấu hiệu rõ rệt cũng đủ khiến ta phải đề phòng tránh hậu hoạn.
  7. –  Tướng người phục tùng: Mục quang ôn hoà, Mũi không lệch, Quyền không cao, không ham ăn uống, du hí, không ngại khó, không bao giờ tỏ vẻ oán hận ai đều là các dấu hiệu của sự phục tùng thượng cấp một cách ngay tình. Đây là mẫu người thừa hành lý tưởng cho các công việc thông thường
  8. –  Tướng người ích kỷ tư lợi: Ích kỷ tư lợi là thiên tính của con người, nhưng tướng người ích kỷ và tư lợi nói ở đây là loại người chỉ biết có mình, bất chấp tha nhân hậu quả. Dấu hiệu bề ngoài kẻ đó là *Đi đứng thường lao đầu về phía trước, đầu cúi thấp hoặc thường ngó trở lui *Cặp mắt trắng nhiều, đen ít *Mũi nếu hình dạng nhỏ thì lệch, còn nếu lớn thì cặp xuống như mỏ chim ưng *Bình thường nếu sai việc nhỏ thì tỏ ra siêng năng, ngoài mặt ra vẻ thành khẩn nếu việc đó khiến chủ nhân hay thượng cấp tin cậy thêm vào khả năng mình.
  9. –  Tướng người có tinh thần trách nhiệm: Đa số những người có tinh thần trách nhiệm đều có mặt mũi sáng sủa, Mục quang thuộc loại” tàng nhi bất hối hoặc cương nhi bất cô” (nghĩa là mục quang sáng nhưng vẻ sáng không quá lộ liễu, Nhìn qua ánh mắt khiến người phải kính nể nhưng không gây ra sự uý kỵ mất cảm tình), Mũi của loại người này có thể lớn hoặc nhỏ, nhưng nếu kơn 1 thì phải cao, nếu nhỏ thì phải không lộ khổng và phối hợp tương xứng với Lưỡng quyền, ngôn ngữ của loại người có tinh thần trách nghiệm là khi làm việc thì chuyên tâm, không khinh xuất, thần khí trầm ổn. Ngược lại, kẻ làm việc (dù việc đo rất thích hợp với đương sự hoặc làm việc không bị cưỡng bách) thiếu tinh thần trách nhiệm thì lông mày thô và quăn queo, mục thần lúc nào cũng như kinh hãi, Mũi và Lưỡng quyền cao rộng, tác phong lỗ mãng, cư xử thô bỉ.
  10. –  Tướng người cơ trí, ứng biến linh hoạt: Loại người này có đặc điểm dễ nhận thấy là mi thanh, mục tú, cặp mắt sáng sủa linh hoạt, đen trắng phân minh, sống mũi thẳng như ống trúc và không lệch lạc (loại tiêm – đồng – tỵ) phối hợp thích nghi với lưỡng quyền, Trán rộng và cân xứng, mục quang thuộc loại” Phát nhi bất lộ, Nộ nhi bất tranh” , âm thanh trong sáng ấm cúng.

Đây là loại tướng người có thể giao phó các trọng trách. Đi xa thêm chút nữa nếu có thêm Sơn căn cao, địa các đầy đặn, vững vác không vát không gồ thì chẳng những kẻ đó đủ khả năng đảm nhận trọng trách một cách hữu hiệu mà còn duy trì trường cửu được địa vị quan trọng. Nếu Sơn căn thấy, địa các không đầy đặn và triều củng thì tuy có khả năng đảm nhận trọng trách, nhưng vì mạng vận vãn niên không tốt nên không thể ở lâu trong nhiệm vụ quan trọng, bởi lẽ địa các chủ về vãn vận.

Ngược lại, những kẻ mắt vượn, nhìn vật mà hếch mặt lên trời, cử chỉ khắc bạc trí trá, nói nhiều mà âm điệu thô trọc thì giao cho việc nhỏ có thể chu toàn, nhưng chấp chường đại quyền sẽ làm hư việc lớn.

  1. –  Tướng người gian tham độc hại: Tướng người có tính gian tham được biểu lộ ra ngoài đầu nhỏ nhọn, lông mày xoắn tít, mắt có sắc hơi vàng tia mắt nhìn xuống hoặc liếc xéo, mắt hình tam giác, mũi ngắn và thấp. Địa các nhỏ nhọn. Loại người này khá khôn khéo. Làm việc giỏi nhưng hay có gian kế và có lòng tham. Tâm tính độc hại được thể hiện qua mắt rắn hoặc có dạng tam giác, mi cốt cao mà lông mày thô đậm hoặc mọc ngược, hoặc vút cao như dao: Mũi dài, cao nhưng hẹp và chuẩn đầu trơ xương hoặc cong như mỏ chim, tai thuộc loại khai hoa nhĩ, da mặt lúc nào cũng tái xạm (do thiên bẩm chứ không phải vì bệnh hoạn hay mất ngủ).
  2. –  Tướng người nhút nhát, sơ việc: Kẻ có tướng nhát gan, sơ việc là kẻ có nhãn cầu nhỏ và mắt có sắc vàng khà rõ rệt, lòng đen tròng trắng thiếu sáng sủa, thân hình cao rộng mà mũi lại nhỏ thấp, nói năng thiếu thành tín, tham lam tiểu lợi.

Nói chung, loại người này không hẳn là xấu nhưng không thể coi là đủ điều kiện để giao việc. Nếu vì ân tình mà kết nạp dưới trương hay cho giúp việc trong nhà thì cần quan sát thêm một vài điểm sau đây:

Kẻ có tướng nhát gan nhưng đầu tròn không lệch lạc, mắt rùa, thân hình ngắn nhỏ, nói hay co đầu rụt cổ một cách tự nhiên là tướng rùa (Quy cách). Kẻ đó tuy làm việc không giỏi, nhưng tính nết hoà bình, đa phúc, đa thọ, không đem lại nguy hiểm cho người sử dụng.

  1. –  Tướng người điềm đạm, thâm trầm:

Người có tính điềm đạm, thâm trầm được thể hiện ra ngoài qua một số đặc điểm sau đây:  

–  Bất kể mũi cao hay thấp, miễn là ngay ngắn, phối hợp thích nghi với Lưỡng quyền  

–  Mắt bất kể loại gì, miễn là mục quang ẩn tàng, nhưng không mờ tối, ôn hoà nhưng không nhu nhuyễn, môi hồng và trên dưới cân xứng  

–  Thần khí thư thái, thanh thản khiến người sơ kiến cũng có thiện cảm muốn tiếp cận, vui buồn không lộ. Có những đặc điểm đó là người được trời phú cho tính điềm đạm tự chế được sự hỷ nộ, công phu hàm dưỡng cao siêu hơn đồng loại.

Quan sát cá tính người trên

  1. –  Tướng người trung hậu: Nhãn quang ôn hoà nhưng không nhu nhược, diện mạo khả ái, thường ngồi an tĩnh, ngôn ngữ khiêm cung, đối đãi với kẻ dưới có lòng khoan thứ, không hách xằng, hành sự chu toàn, không khinh bần tiện, không trọng sang giàu quý hiển, trong gia đình xử sự có điều lý, gia đạo an lạc. Bất cứ trong trường hợp bất bình với kẻ dưới ra sao đều không ỷ quyền thoá mạ.
  2. –  Tướng người hung ác: Nói đến hung ác, ta phân biệt đại ác và tiểu ác. Hơn nữa, có khi hung chưa hẳn là ác, có khía vừa hung vừa ác.

Kẻ có hoả sắc ám tình (mắt đỏ) còn gọi là nhãn đới sát, được coi là nhãn hung, chủ về hung điểm cho chính bản thân, kẻ sắc mặt lúc nào cũng như dại hay ngái ngủ gọi là tầhn hung hay đới sát ….Tất cả các điều đó đều chủ về hung chứ không phải ác.

Kẻ có thân thể lệch lạc, mặt có các thớ thịt phát triển theo chiều ngang, mày sắc như dao, mắt như rắn là kẻ tính ác và tham lam đê tiện.

Trái lại, kẻ tóc cứng và thô như rễ tre. Trán gồ và phá hãm, mắt lồi và lộ hung quang kiêm nhãn thần vượng, lưỡng quyền có lông tơ rõ rệt, mũi lõm mà quyền cáo, mắt rắn và hay liếc xéo ánh mắt đảo điên, mũi chim ưng, mắt sói tiếng nói như chó sói tru, nhìn người hay cười lạnh là tướng người vừa hung vừa ác.

  • –  Tướng người nhu nhược: Loại người nhu nhược, biểu hiện ra ngoài qua ánh mắt kinh nghi (bất kể loại mắt nào) chỉ thích nói chuyện nhàn hạ, không dám quyết đoán việc thuộc thẩm quyền của mình, nói năng khinh xuất.
  • –  Tướng người vô tình bạc nghĩa: Kẻ có tướng trên thì mang tai nở rộng quá đáng. Mắt nhỏ mà thiếu bề dài con người hơi vàng, môi mỏng như giấy, khi yếu thế hoặc chưa đắc thời thì đối đãi với người thân mật khắng khít, đến lúc đắc thế thì coi thiên hạ như cỏ rác hoặc thấy lợi thì quên hết mọi việc, lấy oán làm ân.
  • –  Tướng người bất cận nhân tình: Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là tướng người thô trọc. Quyền thấp mũi cao, tính thích nịnh hót, dốt mà tự chuyên, nói năng tự tiện, lỗ mãng, hỷ nộ vô thường, đi đứng lao đầu uốn khúc tự cho là mạnh mẽ hiên ngang, không biết nhân tình thế cố mà tự cho là thông thái buộc người khác phải hiểu mình.
  • –  Tướng người giảo hoạt: Loại tướng này được thể hiện ra ngoài qua cặp mắt và mũi. Kẻ có mũi chim ưng bất kể nghiêng lệch hay không, mũi cao và lưỡng quyền cao thấp ra sao cộng thêm với cặp mắt không bao giờ nhìn thẳng (luôn luôn liếc xéo, nhìn lên, nhìn xuống) Miệng nói với người mà ánh mắt sáng láng giảo hoạt lại hướng về phía khác hoặc nhìn lén đều là tướng giảo hoạt.
  • –  Tướng người tinh tế: Tính tình tinh minh tế nhị được thể hiện ra ngoài bằng cặp lông mày thanh tú, nhỏ bề ngang mà mọc cao, mắt đẹp và mục quang thuộc loại Đinh nhi xuất (nhãn thần sáng rực, lúc ẩn lúc hiện) lòng đen trắng phân minh và sáng sủa hữu tình, ngôn ngữ ôn tồn, giọng nói không nhanh không chậm, cử chỉ ngay thẳng đàng hoàng, bề ngoài tuy có vẻ ôn nhu thuận hảo nhưng nội tâm cương trực không bị người chi phối.
  • –  Tướng người khó có thể bị dối gạt: Đa số những người có óc phân biệt bén nhạy và khó dối gạt được có mày cao mắt đẹp, thần khí sung mãn, đồng tử sáng sủa, lòng đen, tròng trắng phân minh, âm thanh cao và trong trẻo, ngữ điệu vừa phải, thích nghi, toàn thân như tỏa ra một vẻ oai nghiêm khiến người trông thấy phát sinh sợ hãi ngầm không dám đặt điều nói gạt.

Về cá tính, kẻ đó không thể lấy tình cảm để đã thông, không để lợi danh làm mờ mắt, gặp việc đáng làm thì trầm ngâm mặc suy tư cẩn thận, ít ba hoa biện giả, khi cùng người giao tiếp, không trọng hình thức, có lỗi thì vạch rõ, có công thì khen thưởng, không tư vị, dù cho kẻ đó là người xa lạ hay quen mình cũng vậy.

Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG I  

–  Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

Trong tướng học Á Đông, từ ngữ sắc bao trùm nhiều lãnh vực:

  1. Màu da của từng cá nhân

Tướng học Á Đông là kết quả tích luỹ các kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng được cho các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể tầm vóc tương tự như người Trung Hoa và cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tập quán và văn hoá Trung Hoa như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam mà thôi.

Nói chung, người Á Đông tuy là giống da vàng, nhưng trong thực tế, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc trắng ngà, sắc hung hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi mét xanh như Đơn Hùng Tín, trong truyện cổ của người Trung Hoa.

Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

  • Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể

Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau:  

– Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai  

– Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày  

– Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu (ta thường gọi là đen của tròng đen)  

– Màu đỏ của các tia màu mắt ….

  • Sự đậm lạt của từng loại màu

Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà.

Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

  • Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần

Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.

Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.

Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo (đối với các loại màu phức tạp) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ; cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.

Tóm lạ, khi nói đến sắc trong tướng học là ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác.

Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp.

Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.

II  –  CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC

Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:  

–  màu đỏ  –  màu xanh  –  màu vàng  –  màu hồng  –  màu trắng –  màu tía  –  màu đen

Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.

Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc. Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim. Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy.

Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.

a) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:  

– Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã  

– Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà, tật bệnh, hung tai  

– Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc  

– Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh  

– Màu hồng (và đôi khi màu Tía) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu  

– Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn

Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói” vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc” .

Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.

Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó:  

– Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc  

–  Tính cách thanh trọc của sắc  

–  Hư sắc hay thực sắc  

– Bộ vị xuất hiện  

– Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người (Ngũ hành hình tướng)  

– Phối hợp hay không phối hợp với màu sắc từng mùa

– Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt  

– Đơn thuần hay tạp sắc …

Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.

Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.

b) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc

Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.

Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là:

  1. –  Hư sắc và thực sắc Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.

Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.

Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.

  • –  Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.

*Vương sắc: màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.

*Trệ sắc: Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).

Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.

Như danh xưng của nó, trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát  

– Kim trệ: Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là điềm báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.

– Mộc trễ: Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa.

– Thuỷ trệ: Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.  

– Hỏa trệ: Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.  

– Thổ trệ: Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.

*Hoại sắc: Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.

TƯƠNG QUAN GIỮA SẮC VÀ CON NGƯỜI

  1. Về mặt kiện khang
  2. –  Nguyên tắc quan sát

Quan sát màu da để biết một cá nhân bị bệnh cần chú ý đến hai điều cấm kỵ sau đây, được gọi là ngũ kỵ và ngũ tuyệt

a) NGŨ KỴ  

– Kỵ môi xám mà lưỡi đen  

– Kỵ yết hầu nổi màu đen hoặc đỏ mà ngày thường khoẻ mạnh hay khi mới bị bệnh chưa thấy hai màu đó xuất hiện ở yết hầu  

– Kỵ sắc đen xạm hiện ra ở thiên thương và Địa các  

– Kỵ khoé miệng có màu vàng nghệ  

– Kỵ lòng bàn tay bỗng nhiên khô cằn

Lúc chưa bị bệnh, gặp một trong các màu trên ở các bộ vị kể trên thì chắc chắn khó tránh bị mắc bệnh. Nếu đã bị bệnh mà phạm vào một hay nhiều điều cấm kỵ trên thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng. Nếu phạm vào cả năm điều trên thì xác suất càng cao hơn nữa.

b) NGŨ TUYỆT

Trong lúc bệnh mà gặp một trong năm tuyệt chứng sau đây thì khó mong mau lành, sắc càng rõ thì hậu quả càng tai hại. Nếu đồng thời hội đủ cả Ngũ tuyệt thì chắc chắn không tránh khỏi tuyệt mạng vì cả Ngũ tạng đều kiệt lực.  

– Tâm tuyệt: Hai môi túm cong lại, màu môi đen và khô, chủ về tim kiệt sức, bộ máy tuần hoàn sắp ngưng hoạt động  

– Can tuyệt: Bệnh nhân cứng miệng há ra được nhưng không ngậm lại được, vành trong mắt nốt ruồi sắc đen là dấu hiệu cho biết gan đã kiệt  

– Tỳ tuyệt: Môi xám xanh mà thu hẹp lại, sắc mặt vàng vọt thê lương là dấu hiệu cho biết khí ở tỳ vị sắp tuyệt  

– Phế tuyệt: Mũi xạm đen, da mặt khô xạm là dấu hiệu ở phổi đã cạn  

– Thận tuyệt: Hai tai khô, xạm đen đột nhiên bị ù tai hoặc điếc hẳn nướu răng đổ máu và răng khô là được khí ở thận đã dứt.

2  –  Các loại bệnh và dấu hiệu bệnh

Dưới đây là lược huật phương pháp quan sát màu sắc một số bộ vị có thể biết được căn nguyên phát sinh bệnh trạng cùng là dự đoán phần nào được sự chuyển biến của bệnh.

Bệnh ở tim và hệ thống tuần hoàn: Lông mày nhăn nheo, Sơn căn nhỏ hẹp, hai mắt cũng như khu vực quanh mắt có khí sắc đen xạm hoặc xanh pha đen.

Bệnh ở gan: Hai tròng mắt có gân vàng pha hồng, khí sắc khô xạm

Bệnh ở khu vực tỳ vị: Sắc mặt (Bao gồm tất cả mọi bộ vị) xanh pha vàng thuộc loại tà sắc, thần khí trì trệ, suy nhược, môi trắng bệnh ăn uống kém

Bệnh ở bộ máy hô hấp: Lưỡng quyền xạm đen và khô cằn, lúc nóng, lúc lạnh thất thường

Bệnh ở thận: Sắc mặt đen xạm, đặc biệt là hai tai và trán đen hơn lúc bình thường, mục quang hôn ám

Chứng khật khùng: Mắt lồi, trong mắt có sắc vàng, phía dưới mắt có sắc trắng như màu đất mốc, đó là dấu hiệu kẻ có bản chất nóng nảy, mất tự chủ như Tôn Thất Thuyết trong lịch sử Việt Nam cuối thể kỷ 19

Chứng thổ huyết: Sơn căn nhỏ, gầy và trơ xương, mắt có sắc xanh xạm

Chứng hoại huyết: Da mặt và tứ chi sắc vàng pha xanh và khô, râu ria đỏ như râu ngô (mà bản chất không phải là loại Hoả hình) tóc rụng nhiều

Chứng thận suy: Phần lệ đường bị ám đen, sắc mặt ảm đạm, mắt trũng sâu là dấu hiệu của kẻ trong tuổi thanh xuân đã hoang dâm vô độ, nên thận suy yếu và hiện ra các khí sắc kể trên tại các bộ vị dẫn thượng

Dấu hiệu bệnh nặng, nhưng sẽ thoát khỏi hiểm nghèo: Mặc dầu bệnh trạng ra sao mà nhãn quang thanh thản, linh hoạt, còn ngươi đen láy, có thần khí, chắc chắn không có gì nguy hiểm đến tính mạng

Triệu chứng sắp chết: Hai tai, miệng (kể cả khu vực xung quanh) đều xám đen và khô, hai mắt đờ đẫn, nhãn cầu gần như ngưng đọng là dấu hiệu sắp sửa tắt thở

Dấu hiệu sắp bị bệnh: Sơn căn xám đen, thiên đình có vết xám và lan rộng dần ra xung quanh, Chuẩn đầu ám đen và khô

  •  Về mặt mạng vận
  • –  Các trạng thái biến thiên của thời vận

Trạng thái thời vận cực thịnh: Trạng thái vận khí cực thịnh khí sắc biểu hiện vận khí cực thịnh gồm có:  

– Mạng môn (Án đường) chuẩn đầu đều màu hồng  

– Án đường sáng sủa  

– Chuẩn đầu hiện rõ màu tía nhạt pha lẫn màu vàng nhạt trông sáng láng  

– Râu, lông mày tươi đẹp, có thần

Có một trong các biểu hiện trên là dấu hiệu của thời cực vận cực thịnh. Làm quan sẽ thăng tiến, đi buôn sẽ thu hoạch tối đa, càng hoạt động càng phát huy hảo sự

  1. Trạng thái thời vận đứng vững lâu dài: Biểu hiện bề ngoài của loại vận khí này là:

– Nhãn thần sung túc sáng sủa  

– Hai tụng lưỡng quyền, Án đường, chuẩn đầu, quanh năm tươi nhuận, không bị hôn ám, lòng bàn tay hồng hào hoặc mịn màng

Có những dấu hiệu trên thì diện mạo, bộ vị đôi lúc bị hôn ám bề ngoài nhưng ẩn hiện sắc sáng vẻ thanh ở trong là vận khí vững vàng thì sự hôn ám của các bộ vị khác trên mặt không đủ gây trở ngại cho tiến trình phát đạt.

Người có loại thời vận trên mưu sự gì cũng được toại nguyện làm điều gì cũng có lợi.

  • Trạng thái thời vận bắt đầu tụ:

Khi vận khí bắt đầu tụ sắc thì đó là dấu hiệu báo trước tài lộc sắp tới, càng hoạt động càng tốt đẹp thêm. Ví dụ khi gặp các trạng thái sau:  

–  Sắc mặt hôn ám, nhưng gián đài, đình úy sáng sủa, có sắc hơi vàng lạt phương lẫn màu màu tía lạt.  

–  Mặt mũi trông hôn ám, nhưng nhìn kỹ thì lại có ẩn tàng tươi mịn bề trong, lòng trắng của mắt không có tia máu, râu tóc tươi đẹp.

Trong trường hợp này, bất kể là màu sắc gì mà kẻ tinh mắt thấy rõ là có khí sắc thì chắc chắn tốt sắp phát hiện, tạo thành trạng thái thời vận toàn thịnh trong tương lai.

  • Trạng thái thời vận sắp biến chuyển từ xấu tới xa ra tốt:

Nói cho đúng, đây là loại vận khí giúp ta biến hung thành kiết, gặp dữ hoá lành, tuy gặp cảnh khó khăn nhưng rốt cuộc vẫn lướt qua được. Dấu hiệu bề ngoài của trạng thái này là:  

–  Sắc mặt hôn ám nhưng ánh mắt sáng sủa  

–  Sắc mặt xanh đen, nhưng chuẩn đầu có màu vàng lạt tươi mịn  

–  Sắc mặt đỏ nhưng có pha lẫn màu vàng lạt (hoặc hồng) tươi mịn

Người có trạng thái thần sắc kể trên thì tuy gặp lúc thất bại nhưng sau đây, thất bại lại trở nên thành công, thất y trở thành đắc ý.

  • Trạng thái thời vận bắt đầu xấu: Dấu hiệu của trạng thái vận khí bắt đầu xấu là khí sắc trên mặt không sáng sủa đều, hoặc trông sáng không ra sáng, trông hôn ám không ra hẳn hôn ám, hoặc câm có râu trắng hiện ra, hoặc chuẩn đầu hiện ra màu hồng đâm thuần tuý không có màu vàng lạt đi kèm. Gặp trạng thái trên, nên cố giữ mức độ bình thường hoặc bảo trì hiện tại, tuyệt đối không nên vọng động vì càng vọng động thì càng đi đến hậu quả xấu hơn.

đ) Trạng thái thời vận sắp tàn lụi:

Trạng thái này là giai đoạn kế tiếp của trạng thái kể trên, dấu hiệu bề ngoài có thể nhận thấy là:  

– Thoáng trông mặt mũi rạng rỡ, nhưng nhìn kỹ thấy lác đác có vài chỗ sắc thái tạp loạn, không toàn vẹn  

–  Mặt sáng nhưng hai tai và chuẩn đầu ám đen hoặc không sáng, ánh mắt mờ yếu  

–  Mặt trông sáng láng nhưng trắng bệch không có vẻ chân khí ẩn tàng. Đây là trạng thái được tướng học mệnh danh là hữu sắc vô khí

Gặp loại khí sắc đột nhiên xuất hiện chỉ nên an phận thủ thường không nên vong động, cố cưỡng lại chỉ nghĩ đến thất bại vô ích.

        e) Trạng thái thời vận xấu:

–  Sắc mặt thoáng trông có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kỹ thì thấy khô và hai mắt hôn ám  

–  Da mặt đen xạm khô khan  

–  Khí sắc biến đổi thất thường (hoặc một vài bữa, hoặc năm sáu ngày) không phải vì bệnh trạng mà tự nhiên phát hiện

Đây là trạng thái khí sắc xấu nhất, tuyệt đối không nên mưu sự, cầu danh trong giai đoạn có loại khí sắc kể trên xuất hiện.

2  –  Sắc và vận mạng qua thời gian

a) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG THEO TỪNG MÙA

*Mùa xuân: Ba tháng mùa xuân thuộc Mộc, sắc xanh, muốn coi vận mạng của con người (Đây chỉ nói về đàn ông) thì coi xương quyền bên trái.  

–  Quyền trái mà mùa xuân có sắc xanh thì trước lo lắng sau vui vẻ  

–  Quyền trái về mùa xuân có sắc đỏ là tương sinh (Mộc sinh Hỏa) chủ về sự trước có tai họa khẫu thiệt sau thành sự đắc ý thỏa lòng  

–  Quyền trái về mùa xuân có sắc trắng là tương khắc (Kim khắc Mộ) chủ về tụng ngục, hoặc tang ma trong vòng ba tháng sẽ thấy ứng nghiệm  

–  Mùa xuân mà Quyền trái biến thành sắc vàng khè là điềm tương khắc (Mộc khắc Thổ) tối hung, có thể bản thân bệnh nặng hoặc chết, nếu lưu niên vận hạn năm đó, mùa đó cũng là Quyền trái. *Ngoài ra, trong ba tháng mùa xuân mà thấy:  

– Mũi có màu đỏ tươi: Thân mình bị tai nạn cây gẫy hoặc người nhà bị thương tích, đổ máu vì cây gẫy  –  Sơn căn có sắc ám đen chủ anh em gặp tai nạn, hoặc gia súc thất lạc  

–  Khí sắc ám đen mà ăn lan cả lên Aán đường chủ về văn chương trì trệ  

–  Khí sắc ám đen cả khu vực mắt chạy dài tới cả hai tai là trong nhà có tang sự hoặc chết hụt  

–  Mắt trái sắc xám xanh: Con trai bị tai ách, nếu là mắt phải chủ về tai ách của con gái  

–  Mắt trái có sắc pha hồng mà tươi mịn, chủ về con trai lại có tin vui: vợ có mang chủ sinh con trai, mắt phải có dấu hiệu tương tự chủ về con gái  

–  Nếu đàn bà có thai mà cả hai mắt và khu vực dưới mắt đều sắc ám đen mà lại không được sáng sủa thì đó là dấu hiệu thai sản khó khăn, có thể nguy hiểm đến tính mạng thai nhi lẫn sản phụ  

–  Nếu trong ba tháng mùa xuân mà bỗng nhiên môi trên từ sắc thái bình thường chuyển sang sắc trắng rõ rệt là điềm báo trước về bệnh ruột  

–  Nói chung, nếu mũi từ chuẩn đầu đến Aán đường) và trán về ba tháng mùa xuân có sắc sáng do màu vàng pha hồng tạo nên thì trong vòng từ 27 đến 47 ngày sẽ có tin lành đưa tới (hoặc là tiền bạc, nhà cửa, con cái …)

*Mùa hạ: Ba tháng mùa hạ thuộc Hỏa, sắc chính yếu của mùa hạ là màu đỏ (biến thái là màu tía màu hồng). Bộ vị được dùng để đoán vận khí xấu tốt trong ba tháng hè là trán  

–  Trán về ba tháng hè mà có màu sắc đỏ rõ ràng là chính cách, chủ về sự có lôi thôi khẩu thiệt, nhưng sau đó lại trở thành tốt lành. Tướng pháp gọi đó là tỷ hòa (Hoả gặp hoả)  

–  Trán về ba tháng hè có sắc xanh pha vàng là tương sinh (Thổ Mộc sinh Hỏa) thì trước xấu sau tốt  

–  Trán mà ba tháng hè có sắc đen hoặc trắng là điềm bất lợi, dễ bị bệnh hoạn  

–  Sắc tía hiện rõ rệt trên trán trong khoảng thời gian này là điềm báo trước cò nhiều sự bất trắc về quan tụng, đồ vật  

–  Hai mắt về mùa hạ cũng như lông mày, pháp lệnh hôn ám là thân thể bất an  

–  Hai cánh mũi có sắc đen pha tía là điềm tật bệnh về khí huyết  

–  Sơn căn sắc đen chủ huynh đệ có việc lôi thôi đưa đến tụng đình hoặc đồ vật thất tán  

– Thùy châu ám đen: Vật tài hao tổn, vành tai mà đen xạm thì chính bản thân dễ chết vì tật bệnh tai nạn  

–  Nếu lưỡng quyền sắc đỏ tươi, mịn màng, từ chuẩn đầu đến tận trán có pha sắc vàng pha hồng tươi sáng là điềm báo trước mọi sự thuận lợi. Nếu tất cả các bộ vị trên bị pha xanh xám pha đen xạm là điềm trăm sự thất bại  

–  Sống mũi mà đen xám nhưng chuẩn đầu tươi nhuận hồng hào thì đau ốm nhì nhằng. Nếu tất cả đều hôn ám thì khó tránh khỏi chết vì tật bệnh

*Mùa thu: Ba tháng mùa thu thuộc Kim, sắc trắng là chính cách. Muốn xem vận khí mùa thu thì lấy quyền bên phải làm chuẩn.  

–  Quyền phải sắc hồng hoặc đen là chính cách hoặc tương sinh, trước buồn sau vui  

–  Chuẩn đầu trong ba tháng mùa thu mà có sắc đỏ như mào gà chọi là điềm quan lộc hao tổn, tụng ngục lôi thôi  

–  Phía dưới hai mắt có màu đỏ là điềm xấu về con cái. Mắt phải con gái, ngược lại là phía con trai  

–  Ngư vĩ sắc đen là có tai nạn về sông nước. Sơn căn có sắc đen, mép miệng cũng hắc ám là điềm tật bệnh nội tạng  

–  Nếu mui (từ đầu đến cuối) hơi có khí sắc vàng mà rõ là công danh, tài lợi tấn phát

*Mùa đông: Ba tháng mùa đông thuộc Thủy, tượng trưng bằng màu đen. Muốn xem vận khí trong khoảng thời gian này phải lấy Địa các làm chủ.  

–  Ba tháng mùa đông mà cằm có sắc đen thì trước xấu sau tốt. Có sắc xanh thì tương sinh (Thủy sinh Mộc) kết quả tương tự  

– Cằm có sắc vàng về mùa đông chủ về tụng ngục, sắc trắng chủ chết chóc  

–  Lưỡng quyền về mùa đông có sắc đen là biểu hiện tai nạn hoặc tiền bạc hao phá  

–  Sơn căn sắc đen pha vàng: bất lợi về khẩu thiệt  

–  Án đường xanh vàng: Cầu công danh sẽ  thất bại. Nếu có sắc đen pha tía lẫn lộn thì coi chừng xe cộ, sông nước  

–  Dưới hai mắt có màu xanh vàng: Trong vòng mười ngày có chuyện lôi thôi, có sắc đỏ là lôi thôi quan tụng, sắc vàng là tin vui  

– Đầu lông mày có sắc đỏ chủ lôi thôi về những chuyện không đâu  

– Trái lại, nếu phía dưới hai mắt có sắc vàng nhuận là điềm lành, làm việc gì cũng đạt sở nguyện

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là trước khi áp dụng vận khí bốn mùa cần phải xét xem người đó thuộc về hình gì trong năm hình rồi áp dụng nguyên lý tương sinh tướng khắc vào Ngũ hình để ấn định tầm ảnh hưởng tổng quát tiên khởi rồi mới áp dụng vận khí bốn mùa sau. Đi ngược lại điểm khởi nguyên này, sự đoán định mất hết giá trị, đôi khi còn đưa đến kết quả ngược lại.

b) KHÍ SẮC VÀ MẠNG VẬN HÀNG THÁNG

*Tháng Giêng: (vị trí chủ yếu ở tại cung Dần, trên Pháp lệnh phải) tháng giêng thì diện bộ có sắc xanh trắng hiện rõ từng, điểm sáng sủa tinh khiết là sắc tốt, chủ về vận khí đang lên.

*Tháng hai: Trong tháng hai thì trên mặt cần phải hiện rõ sắc hồng tía nếu không thì sắc xanh sáng sủa hiện thành từng mảng mới là sắc tốt, vận khí hạnh thông.

Xem khí sắc tháng hai phải xem ở cung Mão (từ đuôi mắt phải đến khoảng giữa tai phải).

*Tháng ba: Bộ vị chủ yếu tại cung Thìn, nói khác đi đó là Thiên thương (khoảng cuối chân mày phải tới đầu tai bên phải).

Màu vàng phương hồng: đắc cách, trắng hoặc đen rõ ràng là phá cách. Trong ba tháng màu sắc cần phải lạt. Thiên thương đắc cách là triệu chứng tốt bị ám đen hoặc trắng là tang chế, xanh quá rõ là dấu hiệu báo trước bản thân sẽ gặp tai ách.

*Tháng tư: Khí vận tụ lại ở cung Tỵ (khu vực từ Thái hà tới Nguyệt giác tức là từ phía trên mày phải tới mép tóc phải).

Màu tốt nhất là màu hồng tía sáng sủa: chủ mọi việc tốt đẹp, khí sắc trì trệ là bất tường Các màu khác đều khắc tỵ: màu đen chủ về chết chóc, xanh chủ về hình phạt, vàng chủ về thất tán, trắng chủ về ma chay.

*Tháng năm: Khí vận tụ ở cung Ngọ (khoảng từ Aán đường chạy thẳng lên mí tóc trên trán)

Màu đỏ hoặc hồng tía là khí vận tốt. Các màu khác đều biểu hiện sự thất ý, thất là màu xanh.

*Tháng sáu: Khí vận tu ở cung Mùi (khoảng đầu chân mày trái tới phía trên Nhật giác)

Sắc chính trong tháng này là cung Mùi phải có màu vàng pha tía. Nếu có sắc xanh xạm hoặc chỉ hơi hồng mà lẫn trắng trộn với nhau thì công việc trì trệ hay gặp tai ách.

*Tháng bảy: Khí vận tụ ở cung Thân (khoảng cuối đuôi mày trái tới Thiên thương).

Sắc chính là tốt là sắc vàng và trắng. Kỵ pha sắc đỏ hoặc đen xạm. Nếu sắc chính là trắng pha chút màu vàng hoặc tía chủ đại cát.

*Tháng tám: Khí vận tháng tám coi tại cung Dậu Khí sắc chính là ít vàng nhiều tía, không nên có nhiều sắc hồng hoặc đỏ rõ rệt. Trong khoảng tháng tám, chẳng kỵ sắc hồng và đó ở cung Dậu mà còn kỵ ở bất cứ bộ vị nào nữa.

*Tháng chín: Khí vận tháng chín coi tại cung Tuất.

Khí sắc chính là màu và hồng, kỵ màu đỏ, xanh, đen. Màu đen trong thời gian này chỉ tai họa. Màu vàng cần hiện ở ngoài, màu hồng thì mới tốt, ngược lại là xấu.

*Tháng mười: Khí vận tháng mười coi tại cung Hợi

Màu trắng: chủ về tài lộc với điều kiện sáng sủa

Màu đỏ: tai ách

Màu vàng: bệnh tật

Màu xanh: không may mắn về cầu công danh sự nghiệp

*Tháng mười một: Khí vận coi tại cung Tý

Màu sắc tốt là màu sắc đồng dạng với tháng mười. Có màu xanh hoặc đen thuần túy sáng sủa là trung bình, tối kỵ màu hồng, màu đỏ dù là từng nảng hay từng chấm nhỏ cũng vậy

*Tháng chạp: Khí vận tháng chạp coi tại cung Sửu (từ mép miệng phải chạy ngang má và chạy dọc xuống hạ đình)

Màu sắc chính yếu đắc thế của tháng chạp là hai màu xanh, màu vàng. Điều đáng chú ý nhất là cả hai màu đó phải mờ ám nhưng không được ngừng trệ bở sự xuất hiện bất chợt của các màu đen hoặc đỏ ở cung Sửu.

Tuy nhiên vì hạn chung Tý, Sửu ở sát gần nhau nên ta phải phân rõ mảu sắc giao liên của chúng. Tháng chạp thì cung Sửu có thể trắng nhưng cung Tý phải đen mới hợp cách.

Tóm lại, khi dựa vào khí sắc để đoán vận khí tốt xấu, cần phải nhớ các nguyên tắc căn bản sau đây:

a) Theo đúng nguyên lý vạn vật biến chuyển không ngừng, khí sắc mỗi tháng cũng biến chuyển theo từng tiết (mỗi tháng có 2 tiết, mỗi năm 24 tiết):  

– Từ mồng 1 đến 15 mỗi tháng: Khí sắc tươi nhuận và rõ rệt  

– Từ 15 đến cuối tháng chỉ cần tươi nhuận nhưng phải mờ dần

b) Sắc diện mỗi ngày ở một người vô bệnh tật cũng biến chuyển.

Buổi sáng mới thức dậy: khí sắc trong sáng, buổi trưa mạnh mẽ và buổi chiều an tĩnh.

c) Chỉ có loại khí sắc tự nhiên mới cho phép dự đoán vận hạn hàng tháng, hay hàng năm mà thôi. Khí sắc hàm dưỡng, hay tà khí dùng để khám phá khí phách tinh thần.

C) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG HÀNG NĂM

Cũng vẫn áp nguyên tắc tương sinh, ta có thể phối hợp cách cấu tạo của bộ vị đó về hình thể với màu sắc của bộ vị đó đến biết được vận khí cá nhân năm đó tốt xấu ra sao.

Sau đây là bảng liệt khê các bộ vị tương ứng với từng năm áp dụng cho đàn ông (riêng đối với đàn bà, các bộ vị bên phải của đàn bà có ý nghĩa của các bộ vị bên trái của nam giới và ngược lại. Các bộ vị trung ương có giá trị chung cho cả nam lẫn nữ):

TUỔI TÊN BỘ VỊ VỊ TRÍ TRÊN KHUÔN MẶT

 1,2 Tả Thiên luân Phía đầu tai trái

3,4 Thiên thành Khoảng giữa tai trái

5,6,7 Thiên quách Phần cuối tai trái

8,9,10 Hữu thiên luân Đầu tai bên phải

11,12 Nhân luân Khoảng giữa tai phải

13,14 Địa luân Phần cuối tai phải

  1. Thiên trung
  2. hát tế Chân tóc trán chính giữa
  3.  Nhật giác Mép tóc bên trái
  4.  Nguyệt giác Mép tóc bên phải
  5.  Thiên đình Chính giữa trán
  6.  Tả Phụ giác Phần góc trán từ chân mày trái chạy thẳng lên
  7.  Hữu Phụ giác Phần góc trán từ cuối chân mày phải đi lên
  8.  Tư không Phần giữa trán ở dưới thiên đình
  9. , 24 Tả hữu Biên thành Hai bên phải trái của chân tóc
  10. Chính trung Phần trái ngay bên Aán đường
  11. Khâu lăng Phần xương đầu phía trên tai trái
  12. Phần mô Phần xương đầu phía trên tai phải
  13. Aán đường Khoảng giữa hai đầu lông mày
  14. , 30 Tả hữu sơn lâm Phần xương đầu hai bên sọ
  15. Lăng vân Phần trán phía trên xương lông mày trái
  16. Tử khí Phần trán phía trên xương lông mày bên phải
  17. Thái hà Lông mày trái
  18. Phồn hà Lông mày phải
  19. Thái dương Đầu mắt trái
  20. Thái âm Đầu mắt phải
  21. Trung dương Khoảng giữa mắt trái
  22. Trung âm Khoảng giữa mắt phải
  23. Thiếu dương Khoảng cuối mắt trái
  24. Thiếu âm Khoảng cuối mắt phải
  25. Sơn căn Phần mũi ở giữa hai mắt
  26. Tịnh xá Khoảng dưới mắt trái thông với mũi
  27. Quang điện Khoảng dưới mắt phải thông với mũi
  28. Niên thượng Phần trên sống mũi
  29. Thọ thượng Phần dưới sống mũi
  30. 46, 47 Tả hữu quyền Quyền bên trái và quyền bên phải
  31. Chuẩn đầu Chót mũi
  32. Gián đài Cánh mũi trái
  33. Đình úy Cánh mũi phải
  34. Nhân trung Vạch sâu ở dưới chuẩn đầu ăn thông với môi trên
  35. 52, 53 Tả hữu tiên khố
  36. Thực thường Phần kế bên trái Tả tiên phụ
  37. Lộc thương Phần kế bên phải Tả Tiên phụ
  38. 56, 57 Tả hữu pháp lệnh Hai lằn sâu từ hai cánh mũi đi xuống cằm
  39. 58, 59 Tả hữu Phụ nhĩ Hai phần xương sụn ở mặt che cho hai lỗ tai
  40. Thủy tinh Môi trên
  41. Thừa tướng Môi dưới
  42. Tả địa khố Hai phần bên phải và bên trái Tụng đường
  43. Hữu địa khố
  44. Nga áp Mép miệng bên trái
  45. Ba trì Mép miệng bên phải
  46. Tả Kim lâu Phần cuối Pháp lệnh trái
  47. 67 Hữu Kim lâu Phần cuối Pháp lệnh mặt
  48. Tả Quy lai Phần diện mạo ở hai bên Pháp lệnh
  49. Hữu Quy lai 7
  50. 0 Tụng đường Phần lẹm ở ngay dưới môi dưới
  51. Địa các Phần cằm tận cùng của khuôn mặt
  52. Tả Nô bộc Phần khuôn mặt ở hai bên Địa các
  53. Hữu Nô bộc
  54. Tử Tai cốt Phần xương má bên trái
  55. Hữu Tai cốt Phần xương má bên mặt
  56. Bắt đầu từ tuổi 76 đến 100, người ta không xem Bộ vị ở phần diện tích khuôn mặt mà lại coi các khu vực ở chung quang mặt.

Các khu vực này không có danh hiệu riêng như 75 bộ vị kể trên (phần có ghi số là tuổi).

Ví dụ: 95 là năm 95 tuổi; 99 là năm 99 tuổi.

Ở tuổi thượng thọ (từ 70 trở lên) phần hình hài Bộ vị không còn được coi trọng mà cần phải đặc biệt lưu ý đến thần, khí, và sắc.

Đại để thần mạnh sắc tươi khí hùng là dấu hiệu thọ khang: thần hồn, khí sắc ảm đạm là dấu hiệu suy nhược báo trước sắp bệnh hoạn hay từ trần tùy theo mức độ nặng nhẹ.

NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA

  1. Lược sử: Thuyết âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.

Theo truyền thuyết, người đầu tiên nhận thức được các lẽ âm dương biến hoá của Trời Đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỷ trước Tây lịch), người minh thị đề cập đến cái dụng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khoảng 22 thế kỷ trước Tây lịch).

Đến thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào Kinh Dịch, đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương, ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn cả vào việc người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễm như người khai sáng ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý Số do các học giả đời Tống sau này sáng lập.

Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch  –  20 Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.

Đến đời Tống sơ (khoảng thế kỷ thứ 10) một nhân vật đạo gia kiêm nho gia là Trần Đoàn tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di tiên sinh, tinh thông cả Lý Số học của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giả về lý Thái cực của vũ trụ, lấy tượng số mà xét sự vận chuyển của Trời Đất, suy diễn ra hành động của vạn vật rồi áp dụng các hệ quả của Lý thái cực vào Nhân tướng học đế giải đoán tâm tình, vận số của con ngườ, mở đầu cho Lý Số và Tướng số học.

Từ đó về sau, quan niệm Âm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật.

  • Nội dung của Thuyết âm Dương, Ngũ hành Theo cổ nhân Trung Hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mạng. Trong sư Hỗn mạng đó, bàng bạc cái lẽ vô linh linh diệu gọi là Thái cực. (Sở dĩ gọi là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ ban thế cuả nó ra sao).

Tuy nhiên, dẫu không biết được chân tính và chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vì song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hoá của vạn vật mà suy ra được cái đông thể của Thái cực. Căn bản của sự chuyển biến hoá được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, Tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ thì lại biến ra Dương. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hoá không ngừng mà sinh ra Trời, Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp, đun đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển. Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chú giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói” Âm nhu Dương Cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hoá” (Nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy lẫn nhau chuyển hoá thành thiên hình vạn trạng).

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm bốn giai đoạn:

a) Nguyên: Khởi đầu của sự biến hoá

b) Hạnh: Sự thông đạt, hội hợp các thành tố

c) Lợi: Sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng

d) Trinh: Sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật

Biến hoá là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hoá của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hoá (Dịch) một cách khái quát như sau:

“ Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành: Đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương) hai Nghi sinh ra bốn Tượng (bốn trạng thái tượng trưng bằng bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông) bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Nú, Nước, Đất) tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Khởi đầu của sự biến hoá rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hoá dần dần để thành ra phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên của vũ trụ, nên được Kinh Dịch chọn là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản:

a) Vạch liên tục tượng trưng cho Dương

b) Vạch gián đoạn ( –   – ) tượng trưng cho Âm Trong phép biến đổi hoá để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng tam tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây:

1  –  Kiền tượng trưng cho Trời

2  –  Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao

3  –  Ly tượng trưng cho Lửa

4  –  Chấn tượng trưng cho Sấm

5  –  Tốn tượng trưng cho Gió

6  –  Cấn tượng trưng cho Núi

7  –  Khảm tượng trưng cho Nước

8  –  Khôn tượng trưng cho Đất

Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là” Tiên thiên Bát quái” do vua Phục Hy (4477  –  4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hoá của Thái cực. Về sau vua Hạ Vũ (2205  –  2163 trước Tây lịch) đặt ra Cửu trù (chín pháp lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hoá của vũ trụ và vạn vật.

Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý (khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên Bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy gẫm việc ngườ. Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của kẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt tâm truyền mới có ánh mắt hiểu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi.

Đến đời Đông Chu, Khổng Tử (511  –  478 trước Tây lịch) đem kiến giảu cảu mình bổ xung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành. Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ hành, các ý nghĩa tượng trưng sau đây:

Dương: Tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông …..

Âm: Tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà ….

Kim: Vàng, bạc, hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc

Mộc: Cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất

Thủy: Nước và nói rộng ra là các chất lỏng

Hỏa: Lửa, hơi ấm

Thổ: Đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại

Về phương diện siêu hình. Âm Dương không phải là cái khí vật chất hữu hình hữu thể mà chỉ là biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khoẻ với yếu ….

Về phương diện ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành, ta cũng đi đến kết quả tương tự Kim, Mộc, Thủy, Hoả, ngoài tìm cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trương có tính cách tương sinh tương khắc trong sự biến hoá của muôn vật diễn ra hàng ngày trước mắt.

Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ theo cả hai ý nghĩa: vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.

  • Ảnh hưởng của thuyết ngũ hành trong nhân sinh quan Trung Hoa

Từ quan niệm là một lý thuyết triết học thuộc phần Hình nhi thượng từ đời Tống trở đi, Âm Dương thuộc Ngũ hành được đem áp dụng vào lãnh vực Hình nhi hạ. Đại đa số học giả Trung Hoa và các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng văn hoá sâu đậm của Trung Hoa đã dùng lý thuyết Ngũ Hành đem giải thích và gán ghép các đặc tính của vật chất được siêu hình hoá của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào các lãnh vực thường dụng của nhân loại, điển hình là các trường hợp sau đây:

  1. –  Phương hướng, màu sắc, bốn mùa

1a) Mộc tượng trưng cho Mùa Xuân, màu Xanh, phương Đông

Mùa Xuân khí hậu mát mẻ như sương buổi ban mai, biểu hiện khởi đầu của một chu trình biến hoá mới của vạn vận bắt đầu hồi sinh và tăng trưởng. Mặt đất về Mùa Xuân, đâu đâu cũng một màu xanh thắm, Thái dương bắt đầu mọc ở phương đông. Tất cả đều bàng bạc ý nghĩa của Âm Dương tương thôi với Dương lấn lướt Âm một cách tương đối trong cái trung dung của Âm Dương (Âm Dương tỷ hoà thì vạn vật mới sinh). Do đó, cổ nhân đã lấy Mộc tượng trưng cho mùa Xuân, màu Xanh, phương Đông.

1b) Hỏa biểu thị mùa Hạ, màu Đỏ, phương Nam

Mùa hè nóng nực bức như lửa thiêu, Dương cương lên đến cùng cực. Hoa lá đặc trưng của mùa này như lụa và phượng vĩ trổ bông màu đỏ, phương Nam gần như ấm áp quanh năm nên Hỏa tượng trưng cho mùa Hạ, màu Đỏ và phương Nam vậy.

1c) Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu Trắng, phương Tây

Mùa Thu là giai đoạn cho Âm Dương tương thôi bình hoà khí trời nóng quá, không lạnh lắm, nhưng Dương cương bắt đầu suy, Âm nhu bắt đầu thịnh. Mặt trời lặn ở phương Tây sau khi đã mọc ở Phương Đông. Trời Mùa Thu thường có mây trắng ngà bao phủ, nên cổ nhân mới nhân đó mà chọn Kim tiêu biểu cho mùa Thu, màu trắng và phương Tây. Nói khác đi, theo Ngũ hành thì mùa Thu, sắc trắng phương Tây thuộc Kim.

1d) Thủy tiêu biểu cho mùa Đông, màu đen, phương Bắc

Hiện tượng độc đáo nhất của mùa Đông là tuyết rơi, giá buốt, cảnh vật ảm đạm, cửa nẻo đóng kín, tối tăm. Tuyết là một trạng thái của nước, phương Bắc thường hay có tuyết nên với tinh thần tượng hình, chuyển ý, cổ nhân Trung Hoa chọn hành Thủy để tượng trưng cho mùa Đông, màu Đen, phương Bắc.

1e) Thổ tiêu biểu cho Đất, màu Vàng, Trung ương

Người Tàu phát tích ở lưu vực sông Hoàng Hà, đất đai ở đây màu vàng (hoàng thổ) nên dựa vào sự vật để định tên, lấy đất tiêu biểu cho chất Thổ và màu vàng tượng trưng cho sắc Thổ. Bởi người Tàu lấy địa phương của họ làm trung tâm quan sát, tự coi mình là người trung Thổ, danh xưng là Trung quốc nên màu vàng, vàng là màu trung ương, Thổ là Hành chủ bao gồm cả bốn hành còn lại với lý do Địa tải sơn hà vạn vật (Sông núi, muôn loài vạn vật đều do đất chứa đựng).

  • –  Năm đức tính căn bản của con người

Trên bình diện đạo đức, năm đức tính căn bản để phân định kẻ lương tri với kẻ bại hoại là Nhân Nghĩa Lễ Trí và Tín, gọi chung là Ngũ thường. Dựa vào ý nghĩa siêu hình của Ngũ hành và đặc tính bao quát của Ngũ thường người ta đã đi đến chỗ Ngũ hành hoá Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín.

2a) Nhân ứng với Mộc: Nhân chủ ở chỗ thanh tĩnh, ung dung tự tại, không cạnh tranh bao dung và đãi người đồng đẳng. Thảo mộc, vốn không di động cạnh tranh, loài tùng bách quanh năm xanh tươ, bất chấp gió sương, nóng lạnh, tượng trưng cho thái độ an tĩnh, ung dung tự tại. Cây cỏ còn để người che mưa tránh nắng, không phân biệt một ai. Hoa quả trong chốn sơn lâm ai thưởng thức cũng được. Cái đức tự nhiên lưu hành của thảo mộc tương tự như đức Nhân của bậc thức giả nên Mộc được coi là biểu tượng của đức Nhân ở nhân loại. Do ở ý nghĩa mà Khổng Tử đã nói” Nhân giả nhạo sơn (Bậc nhân giả thích núi) vì trên núi có thảo mộc tượng trưng cho đức Nhân của tạo vật.

2b) Nghĩa ứng với Kim: Luôn luôn thích ứng với phép tắc thiên nhiên hoặc công lý, hằng cửu, không biến chất, cứng cỏi không sờn. Đó là những ý nghĩa bao quát của Nghĩa. Loài Kim thuộc như vàng luôn luôn giữ mãi vẻ sáng cứng rắn, khuyết biết tiết, dù ở nơi này hay nơi khác, lúc nào cũng vậy, phảng phất ý nghĩa của đức Nghĩa nên cổ nhân lấy Kim tượng trưng cho Nghĩa.

2c) Lễ ứng với Hỏa: Lễ gồm chung tất cả những gì soi sáng khuôn phép, tạo nên tôn trọng duy trì diềng mối, phát huy chân lý tự nhiên lưu hành, Tế tự là một hình thức cụ thể của Lễ, biểu dương sự tôn kính. Một trong những cái ứng dụng của Hỏa là soi sáng tại nơi, làm hiển lộng cái tôn kính quỷ thần của con người nên cái dụng (về phương diện ý nghĩa triết học) của Hoả và Lễ tương đồng, nên Lễ ứng với Hoả.

2d) Trí ứng với Thủy: Kẻ trí không điều gì là không thấu triệt, nước không đâu là không thông qua. Cái đức của Trí và Nước có sự tương đồng đại lược nên người xưa đã nói một cách đầy biểu tượng” Trí giả nhao Thủy” (Bậc trí giả thích nước). Do đó, Thủy tượng trưng cho Trí.

2e) Tín ứng với Thổ: Bản chất của Thổ là không bao giờ sai chạy. Thảo mộc dựa vào đất mà sống và đất cứ theo từng mùa nhất định mà thúc đẩy sự sinh diệt của cây cối theo đúng chu trình chuyển hoá tự nhiên của tạo vật, không bao giờ sai chạy. Do đó, so với Tín thì bản chất của Tín và Thổ về ý nghĩa tổng quát có những nét tướng đồng.

3  –  Năm cung bậc trong âm nhạc

a) Cung (âm thấp nhất) ứng với Thổ

b) Thương ứng với Kim

c) Giốc ứng với Mộc

d) Chủy ứng với Hỏa

e) Vũ ứng với Thủy

ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC

Âm Dương trong nhân tướng học không có tính cách cứng nhắc như thế nhân vẫn tưởng mà lại rất tương đối. Ngửa lên gọi là Dương, úp xuống gọi là Âm, cứng là Dương, mềm là Âm …….Nói một cách tổng quát thì Trời có Âm Dương. Đàn ông được xem là Dương, đàn bà là Âm, nhưng chỉ là điều khái lược. Trong mỗi con người lại cũng có phân biệt Âm và Dương nữa.

Toàn thể thân thể đàn ông là Âm, nhưng bộ phận sinh dục lại là Dương nên có tên là dương vật. Toàn thể đàn bà là Dương, nhưng bộ phận sinh dục lại là Âm nên mới có danh là âm hộ.

Xương được coi là Dương, thịt được coi là Âm

Phía mặt bên trái là Dương, phía mặt bên phải là Âm

Phía trên của khuôn mặt (kể từ chính giữa thần mũi) thuộc Dương, phía dưới thuộc Âm.

Phần thân trước là Dương, phần thân sau là Âm

Trong khu vực thuộc mắt, phần trên là Dương, phần dưới coi là Âm, mắt trái là Dương, mắt phải là Âm

Những phần lồi lõm của xương khuôn mặt là Dương, những phần trũng xuống coi là Âm.

Dương thì lộ liễu và hướng lên. Âm thì ẩn tàng và hướng xuống. Dương cốt ở an hoà, Âm cốt ngay ngắn, Dương chủ về cứng rắn, Âm chủ về mềm mại.

Âm Dương trong mỗi con người cần phải Hòa, phải Thuận, Hoà có nghĩa là xương ngay ngắn, không lệch, không cong, thần khí thanh nhã. Thuận là thịt phải được phân bố đều đặn khắp châu thân. Âm Dương thuận hoà chủ về phúc thọ.

Nếu như xương lộ mà không ngay ngắn, thịt chỗ nhiều chỗ ít không hợp lẽ tự nhiên (chẳng hạn bộ phận này quá nhiều thịt, bộ phận kia lại quá cằn cỗi) thì gọi là Âm Dương không thuận hoà. Hoặc Âm thịnh Dương suy (thịt nhiều mà bệu, xương lại nhỏ và yếu, không cân xứng) hoặc Dương cường Âm nhược (cốt lộ, thịt ít) đều là các tướng phản lại nguyên tắc Âm Dương thuận hoà: chủ về hung hiểm bất tường.

Nói một cách tổng quát, vô luận nam nữ, trong mỗi con người (hình tướng, tính cách, khí sắc, thanh âm, phần vô hình cũng như phần hữu hình) đều bị nguyên lý Âm Dương chi phối.

Đàn ông bản chất vốn Dương nhưng cần phải có Âm thích nghi điều hoà. Đàn bà vốn thuộc Âm nhưng phải có Dương để phụ giúp. Nếu khống thế, đàn ông chỉ có thể Dương thuần mà không có Âm chất thì sẽ mất sự khống chế cần thiết, đàn bà chỉ có Âm nhung mà không có Dương chất thêm vào thì trở thành quá mềm yếu và không tự tiến triển được.

Tuy nhiên dù Dương thuận phải có Âm chất để điều hoà cho thích nghi nhưng Âm không được lấn át phần Dương. Nếu Âm chất thái quá người ta gọi là Dương sai.

Âm nhu tuy phải cần Dương cương để tiết giảm phần xấu và phát huy phần tốt nhưng nếu phần Dương lấn át hẳn phần Âm (vốn là phần căn bản) thì trường hợp đó mệnh danh là Âm thác.

Nguyên tắc tổng quát trên áp dụng cho tất cả các bộ vị trọng yếu trong con người. Nghĩa là các bộ vị không được vi phạm các điều cấm kỵ của nguyên lý Âm Dương thích nghi. Nói khác đi, không được phạm vào Âm thác hoặc Dương sai. Đi sâu vào phần chi tiết ta phân biệt:

  1. Dương hoà:

Tính cách Dương mạnh mẽ nhưng được tiết chế đúng mức cần thiết thì gọi là Dương hoà, Dương hoà bao gồm:  

– Đầu tròn, đỉnh đầu bằng phẳng  

– Đầu hơi có góc cạnh, mặt hơi vuông vức, trán có xương tròn nổi lên rất rõ  

– Ngũ nhạc nổi nhưng không quá lộ liễu, Sơn căn nổi khá cao gần ăn thẳng lên Aán đường  

– Lông mày mọc xếch lên cao và có uy lực, lông mày hơi có góc cạnh (hình thù lông mày gập cong lại như hình chữ, chứ không cong như hình bán nguyệt hoặc thẳng như chữ)  

– Sợi lông mày hơi hướng về phía trên  

– Mắt có chiều dài rõ rệt và có tụ thần  – Sắc diện hoà ái, chẳng cần phải lập uy mà vẫn có vẻ oai nghiêm tự nhiên  

– Nói năng mau chậm thích nghi với từng câu chuyện, tư tưởng khoáng đạt, lâm sự quyết đoán chuẩn xác, xử trí quang minh, đi đứng thung dung.

b) Âm thuận

Tính cách Âm rất rõ ràng nhưng không quá ủy mị hèn yếu thì gọi là Âm thuận. Được coi là Âm thuận khi:

 – Đầu tròn, mặt hơi vuông nhưng vẫn không xoá hẳn được những nét tròn trịa  

– Ngũ nhạc đều có dáng phảng phất hình tròn (nhưng không nổi bật các nét tròn đó)  

– Sơn căn mạnh mẽ có thế. Án đường bằng phẳng, rộng  

– Lông mày hơi cong mà mắt lại hơi dài (không được quá dài)  

– Tiếng nói hơi nhỏ nhưng âm thanh rổn rản trong trẻo

– Nói năng từ tốn, nhưng không chậm, phản ứng không nhanh nhưng không quá trễ hoặc lỳ lợm  

– Sắc diện hoà nhã khiến người ngoài dễ sinh thiện cảm  

– Xử sự ôn hoà

c) Kháng Dương

Tính cách Dương quá mạnh không có sự tiết chế đúng mức thì gọi là Kháng Dương. Các chỉ dấu của Kháng Dương bao gồm:  

– Đầu tròn nhưng đỉnh đầu nhọn  

– Mặt có những bộ vị nổi tròn thành từng cục  

– Ngũ nhạc nổi tròn mà đầu có dạng nhọn, nhỏ  

– Lông mày ngắn mà cong vòng hoặc ngắn mà thế của mày lại hướng lên  

– Mắt lồi và tia mắt long lanh  

– Tai nhọn và dựng đứng  

– Tiếng nói lớn nhưng giọng điệu quê kệch hoặc giọng rè  

– Tính tình nóng nảy thô bạo, xử sự sơ xuất, không nghĩ trước, không lo sau khiến người quan sát thoáng qua đã nhận được ngay sự thô lỗ.

d) Cô Âm

Chỉ có những cách Âm thuần túy mà không có Dương tính để hỗ trợ thì gọi là Cô Âm. Đặc tính này được phát hiện ra ngoài qua các dấu hiệu sau đây:  

– Toàn thể đầu và khuôn mặt đều chỉ có hình vuông, hoặc thiên về hình vuông, hoặc đầu lớn mà khuôn mặt lại quá nhỏ không tương xứng  

– Chính diện thì nhìn thấy bằng phẳng mà trắc diện lại thấy ở phần giữa lõm xuống  

– Mắt sâu mà lông mày mọc lan xuống tận bờ mắt hoặc mắt sâu mà xương lông mày thô, hoặc lông mày quá đậm mà ngắn  

– Râu ria quá râm rạp, không thích nghi với tóc

– Tiếng nói như có vẻ khò khè ở cuống họng, điệu nói chậm rãi mà trong đó lại xen kẽ âm thanh chói tai hoặc thanh mà đứt đoạn  

– Sắc diện lúc nào cũng có vẻ u uất, xử sự quá tính toán, cân nhắc khiến người ngoài thoáng thấy đã nhận ra ngay là con người ác hiểm.

e) Âm thác, Dương sai

Bản chất căn bản là Âm nhưng pha trộn quá nhiều Dương tính khiến phần Âm trở thành thứ yếu thì gọi là Âm thác. Ngược lạ, bản chất căn bản là Dương mà Dương tính quá yếu khiến Âm chất lấn át rõ rệt thì gọi là Dương sai. Dưới đây là các dấu hiệu bề ngoài cảu các hiện tượng trên  

– Đầu tròn thuộc Dương, mặt vuông thuộc Âm, phía trước mặt thuộc Dương, phía sau gáy (ót) thuộc Âm cho nên đầu lớn mặt nhỏ, phía trước lớn mà phía sau nhỏ thì gọi là Dương sai  

– Đầu vuông thuộc Âm, mặt tròn thuộc Dương, nếu như hai phần đó quá sai lệch thì gọi là Âm thác  

– Phần lồi trên khuôn mặt thuộc Dương, phần lõm trên khuôn mặt thuộc Âm. Do đó, nếu Đông Tây Nam Bắc Nhạc nảy nở, cao ráo mà Trung nhạc lại trũng xuống thì gọi là Dương sa. Trái lạ, bốn Nhạc phụ tuỳ đều trũng xuống hoặc bị phá hãm chỉ có Trung nhạc nổi cao một mình thì gọi là Âm thác  

– Chỉ có xương mà không có thịt, mắt lộ mà không có lông mày người lớn, tiếng nhỏ gọi là Dương sai  

– Có quá nhiều thịt mà thiếu xương, lông mày rậm rạp lam xuống bờ mắt, chân tóc mọc thấp, Thiên thương hẹp, nhiều râu ria mà giọng nói khô khan ……đều được mệnh danh là Âm thác  

– Mặt tuy lớn, nhưng sắc ảm đạm, thân hình tuy có vẻ nam tính mà bước chân lệch lạc ẻo lả như con gái thì gọi là Dương sa. Thân hình nữ mà cử chỉ mạnh bạo cứng cỏi như nam giới thì gọi là Âm thác

Tóm lại, vấn đề Âm thác, Dương sai rất phức tạp, khó mà lĩnh hội toàn vẹn nếu không có kiến giải sâu rộng, quan sát tinh tế. Chương này chú trọng đặc biệt đến hai nguyên tắc căn bản của Dương sai, Âm thác như sau:

  1. –  Đàn ông được gọi là thuần Dương mà lẫn lộn cá tính phụ nữ (bất kể về phương diện gì: đi, đứng, ăn, nói …..) khá rõ thì gọi là Chính Dương sai
  2. –  Đàn bà được coi là thuần Âm nếu, pha trộn nam tính (dù về phương diện gì cũng vậy) quá lộ liễu thì gọi là Chính Âm thác

Từ hai nguyên tắc căn bản trên, ta đi đến bốn hệ luận:

a) Bất kể nam, nữ đều lấy đầu, âm thanh, cốt cách tượng trưng cho Dương chất. Cho nên, không cần biết thân hình lớn hay nhỏ, điểm căn bản là phải lấy cốt cách trầm ổn, vững chãi, tiếng nói trong trẻo, rõ ràng có tiếng vang làm chính. Được như thế là cát tướng Tiếng khô khan, âm vận không có hoặc ngắn ngủi thì dầu thân hình lớn hay nhỏ đều không đáng kể gì tới vì đó là hung tướng, tượng trưng cho Dương sai.

b) Bất kể nam nữ, đếu lấy khuôn mặt tượng trưng cho Dương, cho nên Ngũ nhạc nổi rõ nhưng không quá lộ liễu thô bỉ, râu tóc và lông mày thích nghi tương xứng là dấu hiệu cát tướng. Ngũ nhạc phá hãm, râu ria và lông mày quá đậm là hung tướng vì đó bị gọi là Âm thác

c) Thân hình to lớn khôi ngô mà khí phách nhỏ hẹp, xử sự thô lỗ, âm hiểm tàn nhẫn, chấp nể tiểu tiết, không biết quyền biến, đó là Dương không khống chế được Âm nên gọi là Dương sai

d) Người nhỏ mà xử sự xô bồ không có giới hạn, khí phách cuồng ngạo chỉ biết tiến mà không biết thoái lui khi cần thiết thì đó là Âm không kiềm chế được Dương nên gọi là âm thác.

THAM LUẬN VỀ LOẠI TƯỚNG NGƯỜI PHÁT ĐẠT

Thông thường bàn về việc giải đoán tướng mạo, người ta hễ thấy diện mạo khôi ngô tuấn tú,tiếng nói vang dội,Tam đình bình ổn Ngũ quan cân xứng hoặc Ngũ nhạc triều cũng là vội vã cho ngay đó là loại tướng người chắc chắn sẽ có thể phát đạt. Thực ra, tuy các điều kể trên là các dấu hiệu hàm ngụ sự phát đạt, nhưng trong đời sống thực tế không thiếu gì kẻ hội đủ các dấu hiệu trên mà không khá giả, hoặc có phát đạt một thời nhưng không được hưởng phúc đến già hoặc nửa đời vinh hoa cực điểm nhưng rốt cuộc nhà tan thân diệt. Sở dĩ có những hiện tượng đó là vì theo luận của tướng học, hoặc do Ngũ hành sinh khắc (trong cái tốt đã hàm chứa cái xấu) hoặc do tâm tính kiêu sa, độc hại không biết giữ gìn để rồi tự mình làm hại mình trước khi bị người ta làm hại (phần tâm tướng không đi đôi với phần hình tướng).

Ngược lại, Ngũ quan, Ngũ nhạc không nẩy nở, mũi không đẫy đà, thoáng trông không có gì là tướng phát đạt theo định nghĩa thông thường mà vẫn được hưởng phúc lúc trung niên hay tuổi già. Hiện tượng này trong thực tế cũng không hiếm. Đứng về mặt tướng học chuyên môn, loại tướng người có vẻ không phát đạt mà lại phát đạt, chính là những kẻ có tướng phát đạt đặc biệt, tỷ như các loại tướng ngũ lộ, ngũ tiểu, ngũ hợp, bát tiểu, cầm thú tướng, nếu các điều kiện hình thức lẫn lộn nội dung của các loại tướng (vốn bị coi là tiện tướng theo nhãn quang thường tục) kể trên phải đồng thời kiêm bị.

Ta hãy lấy ví dụ về tướng ngũ lộ. Tướng ngũ lộ là:  

–  Mắt lồi (vốn là tướng chết yểu)  

–  Tai phản (Luân Quách đảo ngược vốn là tướng người ngu độn)  

–  Lỗ mũi hếch lên (tướng của người chết thảm)  

–  Môi cong lên (Tướng của người chết thảm)  

–  Lộ hầu (cùng ý nghĩa như môi cong) Thoáng nhìn qua, tướng người như vậy, kẻ học tướng thông thường vội vã cho là ác tướng, nếu không kết luận là tướng người yểu thọ, bần hàn thì cũng không dám nghĩ đó là tướng người phát đạt. Thế mà, một cá nhân nếu đủ cả ngũ lộ thì lại thường là kẻ phúc thọ song toàn. Tướng “ Ngũ lộ câu toàn”  tuy thường là tướng phát đạt đặc biệt, nhưng không phải hầu hết là phát đạt, vì chữ câu toàn *chỉ mới là hình thức chứ không không đủ thực chất đi kèm. Ví dụ như ngũ lộ mà:

                                –  Mắt lộ nhưng không có thần quang  

–  Tai lộ mà không có vành tai ngoài hoàn mỹ  

–  Mũi lộ mà chuẩn đầu trơ xương hoặc quặp xuống như mỏ chim ưng  

–  Môi hếch mà răng sún hoặc khểnh  

–  Lộ nhưng âm thanh rè và nhỏ thì đó lại là tướng thô trọc, chủ về khốn quẫn, chết non, vì chỉ đắc cách có phần hình thức mà không có phần thực chất nên không phải là tướng phát đạt.

Tướng pháp có câu: Nhất lộ, nhi lô thì quẩn bách, bần yểu, ngũ lộ thì phát đạt. Câu nói đó chỉ có tính cách tương đối. Ngũ lộ câu toàn có phát đạt hay không, còn tuỳ thuộc vào một số điều kiện như đã nói trên. Còn nhất lộ, nhị lộ thì quẫn bách, bần yểu, cũng không phải là điều đương nhiên phải thế. Vì cũng như ngũ lộ câu tòan nhất nhị lộ nhiều khi là tướng của kẻ bần cùng nhưng đôi khi cũng là tướng của người phát đạt. Nếu mắt lộ mà có chân quang và thu tàng thì nếu các bộ vị khác không khuyết hãm thì đến ngoài 40 tuổi sẽ có cơ hội khá giả, mũi lộ ** mà khí sắc lúc nào cũng hồng nhuận, cánh mũi dầy và lỗ mũi không hếch lên (tham khảo đoạn nói về các loại mũi điển hình) thì tuy thiếu niên có bị khốn khổ nhưng nói về những vãn niên ắt phát đạt. Môi, tai, lông mày, yết hầu… cũng đều có thể suy diễn tương tự như trên để định xem” lộ” là tốt hay xấu chớ không thể vội vã võ đoán.

Ngoài tướng ngũ lộ được coi là phát đạt (nếu hội đủ cả hình lẫn chất) còn có các tướng ngũ tiểu, bát tiểu, ngũ hợp, tướng cầm thú… cũng đều là tướng phát đạt đặc biệt với điều kiện là hình và chất đi đôi với nhau.

Tóm lại, các tướng đặc biệt vừa kể, tướng pháp gọi đó là biến cách hay phi thường cách để phân biệt với loại tướng người bình thường, đều có thể phát đạt hay không tuỳ theo sự hội đủ được cả hình lẫn chất không. Hình thì như đã miêu tả trong quyển I, còn chất thì đó là những điểm độc đáo về nội dung đã nói ở chương nguyên lý về thanh trọc. Những loại tướng phát đạt đặc biệt chính là căn cứ vào nguyên tắc” Trọc trung hữu thanh” , Thanh và trọc tương đối dễ phân biệt, nhưng “ thanh trung hữu trọc và trọc trung hữu thanh”  thì lại rất khó tìm ra. Trong chương nói về thanh trọc, soạn giả đã cố gắng tổng hợp các điều liên quan đến thanh trọc tản mát trong các sách vở về tướng, nhưng thực tế không phải chỉ có bấy nhiêu. Muốn thấu hiểu phải tường tận, phải chuyên tâm nghiên cứu và có năng khiếu đặc biệt bén nhạy. Bởi lẽ trên, chúng ta sẽ không thấy gì đáng ngạc nhiên khi trong các sách nói về tướng học, người ta thường nói “ Tâm lĩnh thần hội”  nghĩa là những gì uyên thâm cao xa, thì có thể hiểu thấu đáo bằng lối tâm truyền chứ không thể bằng lối ngôn truyền được. Điển hình cho lề lối này là phần hình nhi thượng của nho giáo do Khổng Tử hấp thụ được chỉ còn lưu lại qua con người của Tử Tư rồi Tử Tư chỉ truyền được đến đời Mạnh Tử là mất chân truyền.

Tuy vậy, mặc lòng sự cố gắng liên tục vẫn là điều tối thiết yếu cho bất cứ ai muốn đạt đến một mức độ thành quả nào đó, còn năng khiếu đặc biệt về một ngành học càng huyền ảo, thì lại càng khó phát hiện nếu chưa nỗ lực tới mức tối đa. Vì vậy độc giả không nên thấy khó mà đã vội ngã lòng khi nghiên cứu và ứng dụng nguyên lý thanh trọc trong tướng học “ đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”  kia mà.

TƯỚNG PHÁ BẠI

Các dấu hiệu của sự phá bại

Chữ phá bại dùng ở đây có nghĩa rộng rãi, bao gồm:  

–  Số kiếp long đong vất vả về một hay nhiều lĩnh vực của đời người, không bao giờ có thể khá giả, công danh, sinh kế trì trệ  

–  Tâm tính thấp hèn, ngu muội quá mức bình thường  

–  Kết quả cuộc đời thường bi thảm: chết trong cô đơn, chết bất đắc kỳ tử, chết thảm, đói rách, bị khinh rẻ …

Đứng về mặt hình tướng, tướng người phá bại được nhận ra nhờ các dấu hiệu bề ngoài sau đây:  

–  Trán nhỏ, nhọn, hẹp, chủ về hình khắc, công danh trắc trở, thuở thiếu niên gặp nhiều tai họa  

–  Lông mày mọc thấp, lan xuống gần bờ mắt chủ về cùng khốn. Lông mày thưa thớt chủ về vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống, đứt đoạn chủ về công việc thành bại thất thường, ngắn cụt chủ về nghèo hèn …  

–  Mắt vừa ngắn vừa nhỏ chủ về tâm địa nhỏ mọn, nếu thêm mặt mập núng nính như mặt heo thì sẽ chết không toàn thây.  

–  Mắt lớn, lồi và hời hợt, chủ về chết non, lộ và có hùng quang chủ về chết thảm, đồng tử vàng và lờ đờ thần chủ về khắc thê và hay bị hình phạm  

–  Mũi hếch và lộ chủ về phá tán, cùng khốn. Thấp, hoặc có gân có vạch chủ về công ăn việc làm lên xuống thất thường, chuẩn đầu má cao so với khuôn mặt và nhất là so với lưỡng quyền thì chủ về cô đơn hay phá bại, quá lớn và mỏng gọi là không phù hoặc nghiêng lệch đều chủ về cô đơn trì trệ.  

–  Miệng nhỏ, môi mỏng chủ về nghèo hèn, rộng mà lệch, lớn mà thường há hoác ra không khép kín lại đều chủ về cô đơn, nghèo hèn. Môi túm lại và nhô cao lên, khoé miệng trễ xuống, pháp lệnh ăn vào khoé miệng đều có ý nghĩa tương tự. Riêng pháp lệnh ăn vào khoé miệng gọi là” Đằng xà nhập khẩu” dù các bộ vị khác có tốt nhưng chung cuộc cũng chết đói hoặc chết đường chết chợ.  

–  Tai không có Luân, Quách rõ ràng minh bạch chủ về cùng khốn, mỏng nhọn chủ về nghèo túng, đen đủi, thấp, lệch chủ về hèn mọn chết non.

Đại để những kẻ mà ngũ Quan đều vấp phải một trong các khuyết điểm của từng Quan kể trên khả dĩ đủ để xếp vào loại tướng người phá bại.

Ngoài tướng phá bại vì Ngũ Quan khuyết hãm kể trên còn có một số hình cách đặc biệt sau đây cũng bị xếp loại vào tướng phá bại.

a) Lục cực  –  Đó là kẻ có một trong sáu dáng dấp cực đoan sau đây:  

–  Đầu lớn nhưng cổ nhỏ: chủ về bần tiện, yểu vong. Riêng đàn bà đầu lớn cổ nhỏ vai ngang là số goá bụa, làm bé.  

–  Mặt lớn, đầu nhỏ: chủ về nghèo và tính nết độc ác.  

–  Thân thể phì nộm cao lớn mà tiếng nói quá nhỏ, không có âm lượng, chủ về vãn niên nghèo khổ, chết chờ tay người ngoài tống táng.  

–  Ức nổi cao mà bụng dưới lại quá lõm: chủ về hậu vận không ra gì  –  Vai lưng quá trơ xương so với toàn thể các phần khác của thể: chủ về nghèo hèn không con cái.  

–  Chân cẳng khẳng khiu không tương xứng với thân mình: cùng một ý nghĩa như đệ ngũ cực kể trên.

b) Lục tiện  – Xét về mặt tâm tướng, vô luận hình hài ra sao, nếu phạm vào một trong các khuyết điểm sau về đức hạnh cũng thuộc về tướng phá bại:  

–  Không biết liêm sỉ, giữ gìn đạo lý.  

–  Thường tự khoe mình (tự cao, tự đại)  

–  Thích châm chích những khuyết điểm của người.  –  Không có gì đáng cười mà lại cười như kẻ phát khùng.  

–  Không biết lẽ tiến thoái trong khi giao thiệp hay làm việc  

–  Lúc ăn hay nói chuyện huyên thuyên trên trời dưới đất (đây phải là một có tật bẩm sinh mới kể. Còn như với dụng tâm làm sai lạc nhận định của người chung quanh thì không kể)

c) Lục nại  

–  Lông mày thô, mọc thẳng đứng, không xuôi theo chiều từ đầu đến đuôi mắt chủ về hay bị hình phạm.  

–  Ngay giữa Sơn căn có một lằn sâu chạy xuyên qua Aán đường lên tới giữa trán, Sống mũi cao gầy trơ xương: chủ về khổ sở, tai nạn.  

–  Tròng mắt lồi cao rất tốt rõ: chủ về hình khắc.  

–  Sống mũi có xương phát triển về chiều ngang và nổi cao lên chủ về trung niên phá tán, long đong vất vả.  

–  Răng vẩu và khấp khểnh, lồi ra khỏi miệng chủ về bực dọc lo lắng uất ức suốt đời.  

–  Xương lộ, thịt xệ và thường gặp tai nạn, hung hiểm và có số cơ hàn.

d) Lục ác

–  Đầu quá nhỏ, bần tiện, ngu độn.  

–  Mắt dê: chết thảm hoặc đoản mệnh  

–  Môi túm cong lên, răng lởm chởm: nghèo túng  

–  Yết hầu lộ: khắc vợ, muộn con, hay gặp tai vạ.  

–  Tam đình bất quân xứng, Hạ đình đặc biệt dài và nhọn chủ về nghèo khổ, cô đơn lúc tuổi già.  

–  Đi thân hình lắc lư như rắn bò, bước chân nhún nhảy như chim chìa vôi: long đong khốn quẫn. e) Thập sát  

–  Mặt mày lúc nào cũng ngơ ngác như kẻ si ngốc.  

–  Thần khí hôn ám thô bỉ  

–  Lòng trắng mắt pha hồng vì thiên bẩm.  

–  Lỗ hếch hếch, sống mũi quá thấp gần như vào mặt phẳng của khuôn mặt.  

–  Vô bệnh tật mà có thói quen bẩm sinh hay khạc nhổ dường như trong miệng lúc nào cũng có đờm.  

–  Chỉ có râu cằm mà môi trên không có ria  

–  Lúc ăn uống thường đổ mồ hôi dù rằng thân thể không bị bệnh và trong khi mọi người khác ở vào hoàn cảnh tương tự không có đổ mồ hôi.  

–  Tự nói, tự cười với chính mình mà không cần người đối thoại.  

–  Thanh âm khan lạnh giống như tiếng chó sói tru.  

–  Bị bệnh hôi nách (ở đây phải hiểu là riêng nách có mùi hôi vì bệnh tật, còn các bộ phận khác không có mới kể vào thập sát. Nếu như vì không năng tắm gội mà toàn thân có mùi hôi hám thì không kể)

Bất kể phạm vào một trong thập sát nào thì cuộc đời cũng thường gặp hung hiểm, bất trắc (hoặc về gia đạo, bạn bè, công danh, sự nghiệp v.v…). Càng gặp nhiều sát thì mức độ hung hiểm càng gia tăng và sự giải đoán càng thêm chính xác*.

Ngoài những nét tướng hình thể ở vị thế tĩnh hoặc bán tĩnh, bán động đề cập ở mục vừa kể liên quan đến phát đạt hay phá bại, ta còn phải kể đến những nét tướng về thần, khí sắc (đặc biệt là khí, sắc) ở từng bộ vị một. Những điểm này soạn giả đã trình bày khá tường tận ở chương” Thần khí, sắc và khí phách” cho nên mục này không nhắc lại. Độc giả nên tham chiếu chương đó để việc giải đoán thêm phong phú.

*Trên đây là ý nghĩa thập sát của Phong Vân Tử, tác giả cuốn Giám nhân thuật Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ư vị (cuốn 4 trang 148) thì lại cho rằng” thập sát” là:  

–  1 Dáng đi chậm chạm như người say  

–  2 Mũi gấp khúc  

–  3 Da mặt thô, đen đúa  

–  4 Mắt sần sùi như trái qua lâu (tên một loại dưa)  

–  5 Lông mày quá đậm  

–  6 Tiếng lanh lảnh như chó sói tru  

–  7 Giọng nói the thé  

–  8 Gian môn lõm và hãm  

–  9 Miệng quá rộng  

–  10 Mắt quá lớn.

THỌ, YỂU QUA TƯỚNG NGƯỜI

Tướng người trường thọ

Tướng người trường thọ phải hội đủ tối thiểu bảy điều kiện sau đây:  

–  Lông mày phối hợp thích nghi với râu và tóc, càng về già càng dài lại là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, dưới 30 tuổi mà lông mày đột nhiên dài ra một cách bất thường lại là chứng yểu mạng  

–  Tai có Luân Quách rõ ràng, lớn và dầy, rắn chắc, sắc tươi nhuận  

–  Sống mũi (Phần Niên thượng, Thọ thượng) đầy và có thịt  

–  Nhân trung sâu và rộng  

–  Răng chắc chắn  

–  Tiếng nói rõ ràng, vang dội  

–  Thần khí sung túc

Ngoài ra, những dấu hiệu sau đây cũng liên quan khá mật thiết tới việc giải đoán thọ mạng:  

–  Cổ phía dưới có thêm lớp da trễ xuống vai (trường hợp khí người đứng tuổi và mập).  

–  Nếu là lộ hầu thì âm thanh phải trong trẻo và cao  

–  Xương Lưỡng quyền vững vàng và ăn thông lên ngang phía  

–  Xương hai bên đầu phía trên và sau tai nổi cao rõ rệt  

–  Ngũ nhạc đầy đặn và đúng cách tục  

–  Đến tuổi trung niên (khoảng ngoài 30 tuổi) Tai mọc lông dài hoặc Lông mày bắt đầu mọc dài và sắc thái tươi nhuận  

–  Lưng rộng, bụng dầy Người có đầy đủ tất cả các điều kiện kể trên chắc chắn là tướng trường thọ trong trường hợp bình thường.

Tướng người non yểu Một cá nhân bị xem là tướng non yểu nếu đồng thời phạm bảy khuyết điểm sau đây:  

–  Lông mày đẹp đẽ về hình thức nhưng hỏng về thực chất (chẳng hạn sợi thô vàng, sắc khô héo), Lông mày mọc xệ xuống phía dưới mi cốt, dáng vẻ lạnh lẽo.  

–  Tai nhỏ, úp xuống phía trước mặt, Tai quá mềm và sắc không xạm, tai quá mỏng, nhĩ căn bạc nhược.  –  Mũi gãy khúc, Sơn căn gập xuống, Chuẩn đầu nhỏ nhọn, khiến mũi trở thành liệt thế.  

–  Đầu nhỏ, cổ dài, trán nhỏ nhọn và nổi gân xanh, thiếu niên mà đi hoặc ngồi co đầu rụt cổ.  

–  Nhân trung ngắn nông cạn  

–  Tiếng nói đứt đoạn, giọng nói gấp mà hời hợt như người thiếu hơi, âm điệu buồn tẻ như người không có sinh khí.  

–  Ánh mắt đờ đẫn như kẻ si ngốc hoặc người ngái ngủ, ngồi thì lưng như gục ngã, đứng nhìn thì chân không có gân cốt, đi thì thân hình xiêu vẹo, bước chân thiếu vững vàng.

Tất cả những dạng thức trên đều là biểu hiện của” Thần suy nhược, hôn ám đoản xúc” nên không thể nào sống quá 50 tuổi. Bởi lẽ đó, có người tuy về hình tướng rất đẹp đẽ phương phi mà chết yểu chỉ vì khí chất không quân xứng.

Ngoài cách cục tổng quát về non yểu kể trên, tác giả Phong Vân Tử trong cuốn Giám Nhân Thuật còn liệt kê một vài hạn tuổi non yểu với một số hiệu đặc biệt rất dễ nhận xét như sau:

  1. Chết yểu trong vòng 10 tuổi trở lại:

Phàm tướng người non yểu trong tuổi trên được thể hiện qua đầu và trán nhỏ quá mức so với thân mình, trán nổi gân xanh quá rõ rệt, phía sau đầu xương bị lõm xuống

  • Chết yểu trong vòng 20 tuổi trở lại:

Tác người lớn con mà đầu lại nhỏ bé cộng thêm với tiếng nói quá nhỏ là tướng khó sống qua năm 15 tuổi. Tai mỏng như giấy, nhĩ căn bạc nhược, da mỏng và bóng như bôi dầu khó vượt qua quãng 16, 19 tuổi, Mắt lồi mà lòng đen ít, lòng trắng nhiều, nhĩ căn xạm đen, tai mỏng và hướng về phía trước, khó sống qua tuổi 20.

  • Chết yểu trong vòng 30 tuổi:

Lông mày ngắn, mặt ngắn không thọ quá 25 tuổi. Mày thưa thớt, xâm phá Ấn đường, mắt không có thần, môi xám đều là tướng đoản thọ trong vòng 26 tuổi. Mắt nhỏ, quyền thấp, xương thô, thịt teo mà hạ đình quá dài nhọn: không quá 27 tuổi. Lông mày giao nhau mà mắt thoát thần, môi vẩu mà môi trên lại ngắn, da mặt quá mỏng đều là tướng khó sống được quá 30 tuổi.

  • Chết yểu trong vòng 40 tuổi:

Mắt lồi, lông mày ngắn, mà đại các quá dài không tương xứng với khuôn mặt khó sống qua 32 tuổi. Mắt thì lúc như lộ chân quang, lúc thì lại như chìm xuống. Lông mày vừa thô vừa ngắn lại thêm hạ đình dài hẹp: không quá 34 tuổi. Mắt lộ mà lộ hầu, xương nhỏ mà người mập: không quá 36 tuổi. Mắt lộ hung quang hừng hực, tính tình thô bạo thì dẫu mũi cao, sơn căn không gẫy khúc thì cũng chỉ đến năm 39 tuổi khó tránh được số trời.

  • Tướng mạng vong trong khoảng 50 tuổi:

Con người quá 50 tuổi mà chết thì theo câu nói vẫn thường truyền tụng” nhân sinh thấp thập cổ lai hy” không còn gọi là yểu tử nữa mà nên gọi là mạng vong hay thọ chung. Thông thường, kẻ sống mũi không ngay ngắn (có chiều hướng lệch sang bên trái hay bên phải) ít khi sống quá 42 tuổi. Mắt nhỏ, mày co rút lại không tương xứng với khuôn mặt, sơn căn lại đầy đặn thường sống đến khoảng 42, 44 tuổi. Bắt đầu phát phì mà thần khí lại có vẻ co rút thì khó qua được tuổi 49 và 50.

36 TƯỚNG HÌNH KHẮC  

– Tóc vàng khè, xoắn tít lại với nhau thành từng bụi một  

– Tròng đen có màu vàng xậm (như nước trà pha đặc) tròng trắng đục đỏ  

– Lưỡng quyền quá cao nhọn, lấn hết khuôn mặt và các bộ vị khác  

– Trán nổi từng cục u nhỏ như ốc bám  

– Trán cao, mặt hõm  

– Trán có vằn sâu hoặc thẹo  

– An đường có hằn sâu dài chạy thẳng từ sơn căn lên trán, xung phá  

– Tuổi trẻ mà tóc rụng quá nhiều  

– Xương da khô, phá  

– Mắt dài, miệng lớn quá mức  

– Mặt gầy guộc nổi gân

– Mặt hình tam giác  

– Tai chỉ có vành trong mà không có vành ngoài  

– Mặt choắt, nhọn, eo bụng quá hẹp  

– Sắc mặt khô xạm trì trệ như đất bùn  

– Sơn căn thấp gẫy  

– Cằm nghiêng lệch  

– Cổ gầy, trơ xương nổi đốt  

– Tiếng oang oang như tiếng sấm  

– Tính nóng như lửa  

– Thần khí thô trọc  

– Trán rộng, cằm nhỏ và nhọn  

– Mắt có khí sắc lốm đốm màu trắng  

– Sống mũi nổi gân máu hoặc nổi đốt  

– Thịt lạnh như nước đá  

– Tay lớn, xương thô  

– Vai lưng nghiêng lệch  

– Mắt tròn và quá lớn  

– Lộ hầu, răng như bàn cuốc  

– Xương thô cứng, tóc rễ tre  

– Đêm ngủ hay la hoảng  

– Miệng như thổi lửa  

– Lỗ mũi có lông dài thò ra ngoài  

– Trán gồ, mang tai bạnh  

– Xương che lỗ tai quá cao và đầy  

– Mắt trắng bệch, không huyết sắc

PHỤ LUẬN VỀ TƯỚNG PHỤ NỮ

  1. Tương quan giữa vài nét tướng mặt và cơ thể

Đời Đường (618  –  907), Nhất Hạnh Thiền sư, một nhà tướng học khét tiếng thời đó mà nay một phần tác phẩm về tướng vẫn còn được lưu truyền, có lẽ là người đầu tiên phổ biến quan niệm cho rằng có thể căn cứ vào một số nét tướng khuôn mặt để suy đoán ra các nét tướng trên thân mình. Để phân biệt con người thưc tế với con người thu gọn trên khuôn mặt, thiền sư mệnh danh hình ảnh đó là Tiểu Hình Nhân.

Trải qua nhiều sóng gió của thời cuộc, công trình độc đáo của Nhất Hạnh Thiền sư bị binh lửa Trung Nguyên làm thất truyền khiến cho các sách tướng cổ điển của Trung Hoa không còn tài liệu độc đáo này. Tuy vậy, một số người Nhật giao thương với Trung Hoa thời đó may mắn sưu tập được một vài di cảo của Nhất Hạnh đem về nước nghiên cứu và phát huy thêm. Thành thử, nguyên cảo Trung Hoa bị thất lạc chỉ còn lời đồn, may nhờ Nhật giữ hộ mà không bị mai một vĩnh viễn. Từ công trình khảo sát sơ khởi của Nhất Hạnh đem ra nghiên cứu tướng đàn bà bổ túc thêm cho hợp với nữ giới. Người Trung Hoa đầu tiên du nhập lại kiến thức này là Tô Lãng Trai, tác giả quyển Ngũ quan tướng tĩnh nghiên cứu. Những điều trình bày trong mục này phần lớn căn cứ vào các tác phẩm của Ngũ Vị Trai và Tô Lăng Thiên cả.

Muốn có tiểu hình nhân ta lấy khuôn mặt làm mẫu mực, miệng là đầu, hai mi cốt (xương lông mày) là hai chân, hai pháp lệnh là hai tay, nhân trung là cổ, mũi là toàn thể thân mình.

  1. –  Hai cánh mũi

Phàm hai cánh mũi phụ nữ cân xứng thì nhũ hoa cũng cân xứng. Hai cánh mũi nẩy nở tròn trịa thì ngực nở, nhũ hoa lớn. Ngược lại, Chuẩn đầu thấp, gián đài, đình uý nhỏ hẹp thì nhũ hoa cũng nhỏ hẹp. Đàn bà mũi xẹp cánh mũi mỏng và nhỏ mà có bộ ngực núi lửa thì đó chẳng qua chỉ là phần nhân tạo chứ không phải là phần thiên bẩm.

Hơn nữa, màu sắc của hai cánh mũi còn cho ta biết được nữ giới hiện đang ở thời kỳ kinh nguyệt hay không. Đang lúc hành kinh cánh mũi bao giờ cũng có sắc ửng hồng mà ngày thường không có.

Những điểm trình bày trên đây đúc kết từ những nhận xét của các nhà y học nhằm mục đích giúp bạn trai những kiến thức giải hữu ích cần thiết tránh được những hành vi tổn thương đến đời sống gia đình chỉ vì ngộ nhận thiện chí của nhau. Nói chung sơn căn cho ta biết phần co lưng, sống mũi cho ta biết nửa phần thân trên.

  • –  Nhân trung

Nhân trung và môi miệng giúp ta biết được một cách khái quát về cơ cấu sinh dục cũng như khả năng sinh dục của phụ nữ.

Nói một cách tổng quát muốn biết việc sinh sản dễ dàng hay khó khăn, ta cần nhớ là:

Nhân trung ngay ngắn, rõ ràng cộng thêm với lộc thượng, thực thương, Tả Hữu Tiên Khố tề chỉnh, đầy đặn và cân xứng là những dấu hiệu chắc chắn của việc sinh sản bình thường, ít gặp hiểm nghèo vì thai sản.

Hai bờ nhân trung đàn bà đều rõ tạo thành hình dạng trên hẹp dưới rộng là dấu hiệu nhiều con và sinh sản dễ. Nếu có thêm chỗ gần tiếp giáp với miệng trũng xuống như vùng trâu đằm thì con trai ít hơn con gái. Nếu hai lằn gồ cao của nhân trung gần giáp với môi trên lại nổi cao và rõ thì sinh trai nhiều hơn gái.

Nhân trung đàn bà trung bình và không có có đặc điểm trũng xuống hay nổi cao vừa kể thì số con trai và gái gần như ngang nhau nhưng không quá nhiều.

Dĩ nhiên, những nhận định nào không áp dụng cho các trường hợp giải phẫu thẩm mỹ.

Nhân trung quá mờ hoặc bị vạch ngang là dấu hiệu khá chắc chắn của kẻ có khả năng sinh dục không đáng kể. Quá mờ lại có vạch ngang rõ rệt là tướng không con vì lý do thiên nhiên bất túc.

  • –  Nốt ruồi ở nhân trung

Nốt ruồi đàn bà xuất hiện ở nhân trung cũng là nét tướng có ý nghĩa quan trọng cần được đặc biệt lưu ý:

Bất kể hình dạng Nhân trung ra sao bỗng nhiên có nốt ruồi đen đọng lại vị trí 1, là tướng đoản mệnh, hay chết sớm vì thai sản hoặc bệnh liên quan đến tử cung.

Nốt ruồi ở vị trí 2 là dấu hiệu tử cung không được ổn, dễ bị bệnh phụ nữ. Đồng thời về mặt mạng vận là điềm báo trước ít nhất cũng phải dang dở hay tái giá mới được an thân.

Nốt ruồi ở vị trí 3 dù lệch sang phải hay trái, không liên hệ đến tử cung nhưng liên quan đến mật thiết đường tình dục. Đàn bà có nốt ruồi đen như vậy phần lớn là không chung thuỷ, ít khi thoả mãn tình dục với một người khác phái.

Nốt ruồi ở vị trí số 4 dấu dâm đãng. Theo Ngũ vị trai, kẻ có nốt ruồi đó nếu thêm mặt có đào hoa sắc thì trước khi kết hôn đã chung chạ chăn gối, có chồng rồi vẫn còn bướm ngõ ong tường, chồng ra cửa trước rước người tình ở sau. Về đường tử tức, ít khi có con. Thỉnh thỏang hoặc có thì về già cũng cô độc kể như không có.

  • –  Mội, Miệng

Tướng học hiện đại Á Đông dựa trên các nhận xét của khoa học thân thể. Khác với tiếng học gia thời xưa, các tướng học gia Nhật bản ngày nay cũng là chuyên viên về y khoa và tâm lý. Nhờ đó, họ đã phong phú và hiện đại hoá tướng học Á Đông rất nhiều

Tướng học Nhạt Bản cho rằng người ta có thể căn cứ vào mặt bất cứ nam nữ mà thôi cũng tạm đủ dữ kiện để phát đoán về toàn thể con người một cách tổng quát. Đối với tượng phái hình thể này, khuôn mặt là hình thể rút gọn của con người, từ khuôn mặt suy ra con người là một điều đáng rầt phù hợp với thực tế, không có gì đáng gọi là thần bí hoang đường cả. Tiếc thay quan điểm khoa học này bị một số người coi tướng giữ kín làm bí quyết sinh nhai và cố tình bí hoá nó khiến cho đa số quần chúng ngộ nhận là họ có tà thuật và coi tướng học như một môn thần bí học.

Môn phái Nhật Bản cho rằng Môi, Miệng và hạ thể có nhiều tương đồng với hình thể và màu sắc.

  • –  Tai

Vẫn theo tướng phái trên, rãnh tai và màu sắc của tai là dấu hiệu để xét định bộ phận sinh dục của phái nữ.

Theo ngũ Vi Trai, tác giả cuốn Ngũ quan tướng tinh nghiên cứu vào những năm trước khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Hoa, ông ta đã tự mình khảo nghiệm khoảng tám mươi trường hợp thực tiễn thấy rằng tuy không đúng hẳn 100 % nhưng đại đa số những điều phát biểu về lý thuyết đều phù hợp với thực tế.

b) Những nét tường đặc trưng về phụ nữ của Viên Liễu Trang

Cổ nhân Trung Hoa nặng đầu óc phong kiến, quá trọng nam quyền cho rằng chỉ đàn ông mới thanh khiết, mới đáng trọng và đáng giữ vai trò chỉ huy trong mọi lãnh vực sinh hoạt. Quan niệm chuyển thế” trọng nam khinh nữ” này buộc đàn bà phải lệ thuộc và phục tùng tuyệt đối ở đàn ông, ở nhà phải nghe lời cha, lấy chồng phải nghe lời chồng, hoạt động gì (đặt biệt là hoạt động ngoài đời lẫn chủ động trong đời sống tình dục). Nói khác đi, dưới nhãn quang luân lý cổ điển khắt khe này, phụ nữ hoàn toàn bị động, phải tỏ ra vô tài cán. Có như thế mới coi là có đức: vì tục ngữ Trung Hoa: Nũ tử vô tài tiên thi đức (Con gái không có tài cán tức là có đức vậy). Người đàn bà được trời phú tính thông tuệ, tư tưởng độc lập hoặc nhan sắc tự cho là mình có khả năng, không chịu hoàn toàn công nhận quyền tuyệt đối của nam giới, muốn tham gia vào đời sống cộng đồng một cách tương đối bình đẳng (tỷ như nghề nghiệp tình dục), muốn sống theo lương tri và phát triển khả năng thiên phú theo ý riêng, dám bất đồng ý kiến với chồng đều coi là hình khắc tư dâm.

NHỮNG TƯỚNG CÁCH PHỤ NỮ

Theo quan niệm” Nam ngoại nữ nội” dưới nhãn quang tướng học Á đông, những tướng tốt đối với đàn ông không bắt buộc phải là tốt với đàn bà. Chẳng hạn:  

– Đàn ông mà trán cao, rộng, sáng sủa, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Ở đàn bà, kẻ có tướng trán như vậy lại là kẻ long đong về đường gia thất.  

– Đàn ông có lưỡng quyền cao rộng và nảy nở là tướng có thực quyền, quả cảm ưa phấn đấu. Ở đàn bà, quyền cao và nảy nở là kẻ có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng và khắc chồng.  

– Đàn ông có tiếng nói cao và vang xa hoặc trầm hùng ngân lâu như tiếng chuông là tướng âm thanh thượng cách, chủ về thông minh tháo vát, hoặc công danh đầy hứa hẹn. Ngược lại, đàn bà mà có âm thanh kể trên lại là tướng âm thanh khắc phu, dâm loạn, phá bại hoặc trùng hôn.

Trong phép xem tướng diện mạo nữ giới, ngũ quan cần phải để ý đã đành nhưng ba bộ phận mà người xem tướng đặc biệt phải chú trọng là Mắt, Mũi, Môi và Miệng. Mắt cho ta biết được trạng thái qua tinh thần của nữ giới, Mũi chủ về chồng, Môi và Miệng liên quan mật thiết đến con cái.

Nói một cách tổng quát, đàn bà có mũi ngay ngắn, dài và đầy đặn, sắc da tươi mát và không có tỳ vết được xem là tướng vượng phu.

Miệng không lớn, không nhỏ, hay môi dày mỏng tương xứng, lưỡng quyền bằng phẳng không quá cao, không nổi, toàn thể da mặt hồng nhuận không có nốt ruồi. Tàn nhang hay bã chè làm mất vẻ mỹ quan là tướng ích tử.

Lục phủ (hiểu theo nghĩa rộng là toàn thể xương khuôn mặt) chủ về tiền tài, sinh kế mà người chồng có thể hưởng thụ khi lập gia đình với phụ nữ đó*. Nếu khuôn mặt phụ nữ đầy đặn phúc hậu, xem tướng cân phân (trong trường hợp nếu là người gầy thì dĩ nhiên mặt không thể bầu bĩnh. Lúc đó, chỉ cần xương lưỡng quyền không lộ cao, mặt mũi không hốc hác) là tướng vượng tài.

*Nói như vậy không có nghĩa là người chồng sẽ được hưởng của hồi môn mà chỉ hàm ý rằng nhờ sống chung với người vợ đó mà công việc làm ăn của người chồng sẽ vượng thịnh về mặt tiền bạc. Dưới nhãn quan tướng học nam giới, người đàn bà có đủ cả tam vượng là người vợ lý tưởng trong đời sống gia đình. Nói khác đi, đó là loại cát tướng của phụ nữ.

Ngược lại, Mũi lệch cong queo hoặc trơ xương, lỗ mũi hếch hoặc quá ngắn là tướng lấy chồng khiến phu quân tổn thương, khắc hãm hoặc ly hôn. Vì vậy, tướng thuật có câu:” Mũi đàn bà là phu tinh” . Miệng quá lớn và mỏng, môi sáng hoặc trắng bệch, lưỡng quyền cao nhọn: vừa khắc chồng lại vừa lận đận về đường tử tức. Khu vực quanh mắt thâm đen, sâu hõm là tướng không con.

Đàn bà tối kỵ tướng cách cô thần nghĩa là mắt tròn và trắng dã, mũi hếch, môi vẩu và lộ cả chân răng, tai khuyết hãm, trán lẹm hoặc lồi, hoặc có loạn văn, đầu quá lớn, mũi sư tử, mũi sống kiếm mà lưỡng quyền cao rộng, mắt lồi, lông mày dựng đứng,thân hình quá ngắn mà mặt lại quá dài. Pháp lệnh quá dài và sâu lúc còn trẻ, tiếng nói như phèng la bể v.v… người có tướng cách cô thần vừa khắc chồng, vừa tổn con, về già cô đơn khốn khổ.

Về phong thái có loại phụ nữ vừa thoáng nhìn đã khiến ta sinh lòng tà vạy là loại dâm tướng, vì mọi cử động hành vi, ngôn ngữ, đầu, mặt, đuôi mắt đều khơi động xuân tình. Lại có loại phụ nữ thoáng thấy sinh dạ nể vì do ở ánh mắt nghiêm, tinh thần nghiêm túc, đó là tướng tôn quý; lại có tướng người vừa thấy mặt đã nảy sinh lòng coi rẻ là loại tiện tướng; còn loại người thoáng qua có cảm giác kinh sợ là tướng hình khắc.

Một số người khảo cứu về sự tương quan hợp hình tướng của đời sống nội tâm phụ nữ, sau khi quan sát và phỏng vấn một số phụ nữ thành gia thất đã phân chia phụ nữ thành 3 loại điển hình chính yếu sau đây:

Loại hướng nội:

Loại có tâm hồn hướng nội, phần lớn có dáng người thấp, cổ ngắn, đầu khá lớn,miệng rộng, môi dày. Cá tính trội yếu của họ là trầm mặc, không ưa gây gổ lạc quan, dễ dàng thông cảm, thích ăn uống, tham lợi ích nho nhỏ, tâm địa thẳng thắn, không thích thủ đoạn.

Trong đời sống gia đình, họ là hiền thê, lương mẫu, thai kỳ đều đặn, chính thường, dễ sinh sản và lắm con, nấu nướng khéo, không ưa nhõng nhẽo, chung thuỷ với chồng.

Loại hướng ngoại:

Phần lớn có dáng người cao và thon, vai xuôi mông nhỏ, tứ chi dài, mũi cao, môi mỏng cằm hơi lộ, cổ nhỏ và dà, da dẻ hơi khô và mỏng. Cá tính của họ dễ vui, dễ buồn, thích hoạt động nhưng mau chán.

Về mặt sinh lý, họ dễ bị bệnh phụ khoa, tính lãnh cảm. Trong đời sống gia đình, họ không ưa nấu nướng,kém tháo vát, dễ cáu kỉnh.

Loại trung tính:

Loại này là trung gian giữa hai loại trên nên thân hình có thể cao hơn và khá mập, có thể hơi thấp và gầy, môi miệng không quá đầy, không quá mỏng. Các bộ phận khác cũng ở mức trung dung. Họ có thể là kết tinh phần tốt hay phần xấu của hai cá tính hoặc nội hay hoặc ngoại tuỳ theo sự tốt xấu của từng bộ vị. Quan sát loại tướng trung tính này rất khó, cần phải có kinh nghiệm và nhãn quang bén nhạy mới đạt được mức độ tương đối chính xác.

Tuy nhiên, các điểm nêu trên chỉ có tính cách khái lược. Việc xem tướng trong thực tế không quá đơn giản như vậy. Muốn có một ý niệm rõ ràng, chúng ta cần phải đào sâu vấn đề hơn nữa, xuyên qua việc khảo sát một số lãnh vực bao gồm nhiều trọng đề dưới đây:

  1. Lãnh vực cá tính
  2. –  Tướng người ham mê nhục dục

Tính dục thì ai cũng có, nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng có một vài nét tướng đặc biệt:  

– Đàn bà trời phú sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng lạt gọi là đào hoa sắc hoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm  

– Lông mày nhỏ hẹp, uốn cong dài quá mắt, mắt lớn và sáng  

– Phía dưới mắt (Lệ đường) có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt (Ngư vĩ) là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm  

– Mắt đào hoa thấy người đàn ông xa lạ, ưa nhìn, thừơng hay cười tình liếc xéo  

– Phía dưới mắt có nốt ruồi đen nổi rõ hoặc mắt không khóc mà vẫn ướt và nhìn cặp mắt không rõ cười hay khóc: tiện dâm  

– Miệng lớn và khoé đi xuống lưng ong  

– Ngồi hai bàn chân bắt chéo, hai bàn tay đan nhau và bó lấy gối hoặc hay rung gối là tướng đàn bà trong đới ít ra cũng vài ba bận thông dâm  

– Eo lệch, rốn quá sâu, lòng trắng pha hồng, tiếng nói liến thoắng hầu hết là những người dễ bị quyến rũ vào đường sắc dục  

– Bước đi uốn éo như rắn, nhún nhẩy như chim sẻ và thường ngoảnh lại là tướng háo dâm  

– Nhân trung gẫy khúc, quanh mép miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật  

– Mặt ngăm đen, đầu tóc rậm, ánh mắt ướt và sắc, da bóng bẩy  

– Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng, hoặc cận răng đen xám, không cười mà thường lộ chân răng  

– Trường hợp phụ nữ hút thuốc lá, kẻ có thói quen thở khói rất mạnh là kẻ háo dâm

Những nét tướng cho thấy rằng có thể căn cứ vào nhiều bộ vị, nhiều lãnh vực sinh hoạt để biết khái quát về cá tính tiềm ẩn của một cá nhân về mặt tình dục. Hơn nữa, mọi nét tướng thể hiện dục của nữ giới, dù đứng trên bình diện sinh lý hay đạo lý, không có chung cùng một giá trị: có những nét tướng khả chấp, có những nét tướng bất khả chấp. Dục tính không phải đương nhiên là xấu xa như các nhà Nho cổ hủ vẫn thường lên án, mà xấu hoặc tốt còn tùy người, tuỳ trường hợp. Đặc điểm này cần phải được quan tâm đặc biệt để có thể nhận định đúng đắn cá tính của người phụ nữ, đồng thời có thể chế ngự hay hướng dẫn họ tuỳ theo sở nguyện của mình.

Ngoài ra, người phụ nữ có tính trăng hoa, chưa hẳn họ đã có dịp thực hiện được cá tính đó. Muốn biết người phụ nữ đã có cơ hội thực hiện được tính trăng hoa của họ hay không, cần phải lưu ý các khu vực sau:

  1. Nhân trung có tía đỏ:

Phía trên Nhân trung là mũi, phía dưới là miệng, mũi và miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giớ. Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhục dục đều có một đường vạch ngang màu đó hoặc hồng (tuỳ theo truy hoan nhiều hay ít), nhỏ như sợi tơ nhện, phải tinh mắt lắm mới thấy. Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi.

  • Mắt tam bạch:

Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn, khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc, biến thành một loại tam bạch nhãn tạm thời. Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn, thì nếu có thông gian ta sẽ thấy Nhân trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói.

  • Khu vực Lệ đường:

Bình thường không có màu sắc xanh đen nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú, tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen.

  • Khu vực Sơn căn và Ngư vĩ:

Đột nhiên có màu xám đen ở hai bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường.

Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục. Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân, những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt tình nhân hoặc vợ nhà chưa mây mưa mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại, cần phải lưu tâm theo dõi hành tung của người nữ đó hầu tránh những hậu quả tai hại có thể xảy ra.

  • –  Tướng người trinh thục:

Trong nền luân lý á đông cổ điển, người ta đặc biệt quý trọng cá tính trinh tiết thuần thục của phụ nữ, coi đó là một đức tính tối cần thiết của hôn nhân, là một hãnh diện của người chồng. Muốn coi tướng đàn bà con gái để xem đức tính trên của họ cao thấp tới mức độ nào, điểm tối trọng yếu là cặp mắt, vì mắt là cửa sổ tâm hồn. Cặp mắt đối xứng qua sơn căn, mục quang ôn hoà thanh tĩnh, không liếc xéo là một bảo đảm đáng kể. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa được đầy đủ. Những người đàn bà lấy chồng giữ vững được ái tình thủy chung như nhất, ngoài cặp mắt kể trên thường có tướng kết hợp một số đặc điểm sau:  

– Trán tròn nhưng không cao, không lồi  

– Lông mày đẹp và phối hợp với cặp mắt, tạo ra một phong thái khiến mọi người phải kính nể

– Môi hồng, răng đều và trắng  

– Mũi ngay ngắn, không trơ xương, không quá cao  

– Đi đứng, ngồi chững chạc, đoan trang  

– Tính nết ôn hoà nhưng không nhu nhược, ít nóí, ít cười 3  

–  Tướng người hung tợn Đại để đàn bà tính nết hung tợn, mạnh bạo, thường phạm vào nhất vài ba dấu hiệu sau đây:  

– Miệng thô, môi lộ xỉ  

– Giọng nói khô khan, tóc cằn cỗi và ít  

– Quyền cao và lộ, hầu lộ, tiếng nói rè như tiếng phèng la bể  

– Mũi gầy và lộ khổng, mắt có hung quang  

– Mặt đen, lông mày thô, thân hình kệch cợm  

– Mắt nhỏ, miệng túm, giọng đàn ông, chân tay lông mao rậm như đàn ông  

– Thân dài, giọng đớt, tay chân thô, ngón tay mập và quá ngắn  – Mắt lộ tứ bạch mà mục quang lại lỗ liều

4  –  Tướng người không thích ràng buộc trong gia đình Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ cổ điển Á đông là những kẻ có nét tướng sau:  

– Lông mày đậm và khá lớn, mọc xa nhau và không có giữa lông mày với mắt khá rộng, miệng rộng, da mỏng  

– Mắt tròn, lớn, mục quang thuộc loại cương nhi cô, tính thích cạnh tranh, đua đòi, ưa được người xu phụng, đi lanh lẹ và cao  

– Khéo ăn nói, giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình, coi rẻ tiền bạc, không thích săn sóc con cái, bếp

5  –  Tướng người cần kiệm Tóc den mướt, lông mày hình dạng vừa phả, màu xanh đen, lòng đen lòng trắng phân minh và mục quang mạnh mẽ nhưng ẩn tàng thức khuya không mệt mỏi, dậy sớm mà thần sắc thư thái, nói năng chậm rãi từ tốn, không mấy khi than thở oán hận, không cạnh tranh hơn thua với người về công việc ….là những đặc điểm của tướng người giúp việc có năng suất cao, người vợ đảm đang tháo vát.

6  –  Tướng người biếng nhác Những kẻ biếng nhác hoặc vô tài bất tướng trong mọi hoạt động (đặc biệt là trong việc tề gia) đều thuộc các tướng cách sau:  

– Tóc nhiều, thô lộ mày thô và giao nhau  

– Mắt tròn, nhỏ, đen trắng không rõ ràng, mục quang hôn ám, hoặc trắng nhiều đen ít  

– Mắt lớn hơi lồi, đen trắng phân minh nhưng mục quang lúc nào cũng ngơ ngác khiếp hãi như mắt nai, mắt hươu

– Mắt lúc nào cũng như kẻ ngái ngủ  

– Ham ăn, ham ngủ, thích rong chơi

b) Lãnh vực vận mạng

1  –  Tướng người cao quý

Đại để tướng người cao quý toàn thân toát ra vẻ quý phái sang cả

Những người như vậy diện mạo không hẳn là xinh đẹp, đôi khi còn dưới mức trung bình, nhưng hầu hết đều có một số nét tướng sau đây:  

– Mục quang sáng sủa, chính đính và mạnh mẽ khiến người đối diện phải kính nể.  

– Vành tai đầy đặn và hơi hồng, trái tai trái trắng hơn da mặt.  

– Mũi thẳng và phối hợp thích nghi với lưỡng quyền tạo thành một khối có thể vững vàng, mang tai xuôi thẳng.  

– Lông mày thanh nhã có thần khí.  

– Trán tròn, không thấp không cao, tóc đen mịn thanh nhã, cổ dài.  

– Xương và thịt của mặt cân xứng, môi hồng răng trắng và đều.  

– Tiếng nói trong và ấm, giọng điệu thong thả nghiêm trang  

– Ngón tay thon và thẳng, chỉ tay mịn và rõ.

2  –  Tướng người phú túc

Đàn bà có số no đủ thường có: khuôn mặt đầy đặn và hồng nhuận nhưng phải không được thành đào hoa sắc hoặc có tàn nhang, mày thanh, mục quang sáng một cách hiền hoà, tai dày và cứng, mũi thẳng và dài (dán đài, đình uý rõ và cân xứng đầy đặn) nhân trung dài, địa các tròn đầy và vững, mang tai nảy nở nhưng không bạnh ra phía sau, môi hơi dày và có sắc hồng tự nhiên, lòng bàn tay hồng hào và dày, bụng tròn, lưng nở, tướng đi rậm rãi, thân thể có mùi thơm tự nhiên.

3  –  Tướng người khốn khổ

Tướng đàn bà khốn khổ nghèo đói hoặc long đong được biểu hiện qua những nét tướng sau đây:  

– Trán hẹp và thấp, tóc khô và vàng mắt sâu, mày đậm: long đong về sinh kế hiếm con  

– Bụng quá sẹp, eo quá nhỏ, lưng quá hẹp suốt đời không có lộc  

– Mũi nhỏ hẹp lệch ngắn, chuẩn đầu không thịt  

– Môi quá dày, miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập ngắn và thô  

– Tiếng nói nhỏ và khàn, mặt lúc nào cũng có sắc thái sầu thảm  

– Mặt lúc nào cũng như ngửa lên trời dáng dấp và giọng nói có vẻ đàn ông  

– Sơn căn thấp, gãy lệ đường khô hãn tròng mắt vàng lạt có gân máu

4  –  Tướng người có nhiều con

Những bộ vị quan trọng để quan sát về đường tử tức của phụ nữ là Lê đường (còn gọi là Ngoa tàm), nhân trung, vú, mông, kế đó là hai mắt và hai tai.

Thông thường trừ một vài loại mắt tối kỵ như mắt tam tứ bạch, mắt dê, mắt heo, mắt đào hoa không kể còn phần đông nên có lòng đen lòng trắng rõ ràng, mí mắt dài, mục quang sáng sủa, phía dưới hai mắt đầy đặn không không có tỳ vết thiên nhiên như nốt ruồi, tàn nhang, gân máu, Nhân trung sâu và thẳng, trên nhỏ dưới rộng, chỉ tay rõ và tươi, vú lớn và núm vú sạm, không được quá nhỏ và lệch lạc: miệng đều đặn, môi có nhiều vằn, mông tương xứng với thân người.

Riêng về tai, một vài tác phẩm cổ điển ghi rằng: tai giúp ta biết được đứa con dầu lòng sẽ là trai hay gái. Theo lý thuyết này, nếu tai phía trái của người mẹ mà đầy hơn tai phía phải thì con đầu lòng sẽ là trai, tai phía mặt đầy hơn thì con đầu lòng là con gái.

5 –  Tướng người hiếm con hoặc không con

Ngược lại với tướng đàn bà nhiều con và sinh đẻ dễ dàng nói trên là tướng phụ nữ hiếm hoi hoặc không con. Các dấu hiệu này thể hiện ở nhiều phía của cơ thể.

Tại diện mạo ta thấy có: tóc thô và vàng; mày ngắn, hẹp, thưa và mỏng hầu như không có hoặc thô ngắn, trán quá cao: mắt sâu hãm và khu vực Lệ đường khuyết hãm cả về phẩm lẫn lượng; mắt mông lung, hỗn tạp: có quyền mà không có mang tai thích nghi: mũi hoặc quá gãy, thấp hoặc quá cao, nhọn và có gân hay vết hằn tự nhiên: môi vểnh và xanh xám hoặc trắng bệch, hoặc môi trên bao phủ môi dưới: nhân trung hẹp và bằng phẳng, da mặt không có huyết sắc: mặt nhỏ nhọn, tai quá nhỏ.

Tai thân hình: vú gẫy, đầu vú hướng xuống, núm vú thụt sâu vào thịt: da mỏng mà xương quá ít, thịt khô hoặc thịt nhiều mà xương quá nhỏ.

Nếu chỉ có vài ba khuyết điểm nhỏ liên quan đến mắt, môi, tai v.v… thì đó là tướng hiếm hoi nhưng khả dĩ còn cơ duyên tử tức. Nếu cả đầu mặt lẫn thân hình đều có khuyết điểm trầm trọng như lệ đường,vú, Nhân trung, trán bị phá thì rất ít hy vọng về đường con cái.

  • –  Tướng đàn bà khắc chồng:

Danh xưng hình khắc ở đây có nghĩa rất rộng rãi. Nhẹ thì hàm ý rằng khi lấy chồng, vợ chồng sẽ xung đột, gia đạo sóng gió, ít khi có hạnh phúc, nặng thì biểu lộ sự hung hiểm xảy đến cho người chồng công danh sự nghiệp, sức khoẻ hoặc sinh mạng, vợ chồng chia ly hay đứt đoạn. Ngoài ra khi luận đoán về sự hình khắc của đàn bà đối với chồng, ta còn cần phải đặc biệt chú ý đến chính bản thân người chồng nữa. Nếu toàn thể bộ vị của người chồng tốt đẹp, nhất là mạng cung thê thiếp không khuyết hãm thì sự tai hại của hình khắc giảm thiếu rất nhiều. Trái lại, bản thân người chồng (cả hình tướng lẫn tâm tướng) đều dưới mức trung bình thì sự tác dụng của hình khắc do người vợ đem lại sẽ rất lớnvà có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lãnhvực sinh hoạt của đấng phu quân. Xin độc giả lưu ý điểm này trước khi đoán xét về tướng hình khắc chồng của phụ nữ.

Đại để các dấu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà khắc chồng:  

–  Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có sắc khí xanh xám.  

–  Mắt lớn lồi (nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn). Lông mày thưa vàng và ngắn.  

–  Mày thô, mắt có sát khí  

–  Hai mép miệng và hai phát lệnh đều có nốt ruồi  

–  Phần sống mũi (Niên thượng, thọ thượng) nổi gân máu  

–  Trán cao, hai phần Nhật Nguyệt giác nổi cao và hướng lên  

–  Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như sói vào tai người nghe  

–  Trán vuông, mày lớn cao và đậm  

–  Xương lưỡng quyền vừa thô vừa lộ  

–  Tán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao mặt hãm  

–  Mũi hếch thấp, mắt thuộc loại tam tứ bạch, hoạc hình tam giác mà lộ hung quang. Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu  

–  Sắc da mặy thô xạm như màu đất chết  

–  Mặt chè bè về chiều ngang (phần Trung đình) mà lại sát thanh nghĩa là tiếng nói lanh lảnh như tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm thấy ớn lạnh xương sống.  

–  Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ nhọn hẹp và lông mày giao nhau 

–  Trán có tật bẩm sinh (vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn văn rất rõ lúc còn niên thiếu).  

–  Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròng trắng xuyên qua lòng đen đén đồng tư, thuật ngữ tướng học gọi là Xích mạch xâm đồng  

–  Sơn căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều vết nhăn (đây nói phụ nữ ở trung niên trái lại)  –  Xương lưỡng quyền nổi cao và nhọn như chỏm núi  

–  Tác có phù quang (trơ trẽn không có sinh khí), da trắng và khô mốc  

–  Mặt dài quá, cộng với miệng lớn (thành ngữ nói là miệng ngoác tới tận mang tai như miệng cá sấu)  

–  Án đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là Luyến trâm văn.  

–  Lông mày thưa và mường tượng như co rút lại (nghĩa là đầu và lông chân mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu lông mày thon dần còn chân lông mày lớn)  

–  Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre  

–  Xương che lỗ tai (mạng môn cốt) nổi cao.

Đi xa hơn nữa, Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ngư cho rằng có một số tướng cách của phụ nữ giúp ta biết được bụng dạ của người đó đối với chồng hiền thục hay hung dữ thậm chí có thể vì lý do nào đó manh tâm hãm hại chồng.

Theo tác giả trên, phàm đàn bà lông mày mọc ngược chiều tự nhiên, mắt hình tam giác hoặc lộ tam tứ bạch, hoặc phía dưới mũi có hằn giống như móc câu, sắc mặt xanh xám (tục gọi là mặt gà mái). Lệ đường ảm đạm, sơn căn có sợi máu rất nhỏ chạy thẳng đến giữa trán, chuẩn đầu có màu đỏ, Ngư vĩ xanh xám, nốt ruồi (sống càng xấu hơn chết) ở mang tai đối với chồng dễ nổi hung tính và là các dấu hiệu khắc phu nặng nề. Kết duyên với họ không có hạnh phúc thật sự.

Nếu kẻ đó còn có thêm nhiều tia đỏ ở lòng trắng mắt. Sống mũi có khí sắc xanh chạy luôn ấn đường thì tâm tính tàn nhẫn. Những người có tướng cách như vậy chẳng những sẵn sàng đoạn nghĩa phu thê khi bất hoà mà còn có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn gian làm mất lý trí.

  • – Tướng đàn bà vương phụ ích tử

Đặc điểm của tướng bà vương phụ về mặt mạng vận là khi lập gia đình dú chỉ về nhiều lãnh vực đặc biệt là sự nghiệp và tiền bạc. Đại để phụ nữ như vậy thường có nhiều nét tướng thuộc các loại sau đây:  

–  Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà: khuôn mặt cân phận về cả tam đình, Ngũ nhạc và tứ đậu. Nếu đi sâu vào từng chi tiết ta thấy:  

–  Aán đường rộng rãi không xung phá, diện mạo tươi tỉnh.  

–  Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách: màu da khuôn mặt tươi nhuận đặc biệt là chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.  

–  Lòng bàn chân hoặc trong thân thể (rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.  

–  Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm và có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phụ: màu sác hồng nhuận ấp áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp.

Thường thường tướng đàn bà vượng phụ đi đôi với tướng ích tử. Vì người đem lại thịnh vượng cho chồng đa số đem lại ích lợi cho con cái. Trong một số ý nghĩa chuyên biệt hơn, ích tử còn có ý nghĩa là sinh con trai quý hiếm, làm rạng rỡ gia môn lo tròn đạo hiếu và giữ vững dòng giống (không phân biệt vợ lớn vợ bé).

Về điểm này các sách tướng hầu như đều đồng ý về một số dấu hiệu sau:

Ngũ quan phối hợp đúng cách đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng.  

–  Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi sống màu son tàu.  

–  Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai.

Người đàn bà có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao. Vì đó là hai nét tướng ngầm có khả năng chế ngự tất cả các phá tướng khác (dĩ nhiên là trong trường hợp như vậy ông chồng phải có khả năng truyền giống thì quý tướng trên mới phát huy được kết quả thực tiễn).

TƯỚNG XẤU CỦA PHỤ NỮ  

– Đàn bà khắc sát chồng con

Mặt dầy miệng rộng, trán còn lằn ngang

Xóay tóc trước trán mấy hàng

Mặt nhọn gân nổi lại càng xấu xa

Mày cao xương má lộ ra

Lông mày mọc ngược thấy mà gớm ghê…

Lại thêm mặt trẹt môi dề

Lông mày dựng đứng phu thê xa lìa

Con ngươi vàng bệt đỏ tươi

Tròng trắng, trắng giả là người sát phu

Mũi mọc cụm lông u xù

Miệng chùm như thổi lao tù chồng con

Tai mỏng lật ngược vòng tròn

Tóc nhám như cháy, vàng son phai màu

Tuổi trẻ tóc rụng sói đầu

Hình phu khắc tử lệ sầu không vơi  

– Đầu lủi trưóc, bước đi sau

Ngoảnh đầu ngoảnh cổ làm màu đong đưa  

– Đầu to sói tựa gáo dừa Giả sầu giả bịnh đánh lừa phu quân  

– Đầu lép trán dẹp lưng chừng

Trán rộng mày rậm cũng đừng vội tin

Bao nhiêu tướng đã lộ hình Là bao nhiêu tánh dân tình tà gian

Má hồng mặt đẹp trái xoan

Ngoại gian mê đắm lấy vàng cũng cho

Má lép mặt đất như tro

Tình sâu thăm thẳm ai đo cho vừa

Ánh mắt chiếu rực mây mưa

Nhìn ngang liếc dọc đẩy đưa duyên tình

Mắt mọc nu’t ruồi xinh xinh Lại như ướt rượt mày xinh mi dài  

– Đa tình không gởi cho ai

Trong nhà dù co’ ra ngoài cũng thêm

Môi xanh như rêu bên thềm

Môi trắng bềnh bệch như vôi têm trầu

Răng chuột tai dơi nhọn đầu Thân dài cổ ngắn, chớ cầu chính chuye^n

Thân gầy như liễu gió nghiêng

Ngực cao đít lép lụy phiền vi` yêu

Bao nhiêu cũng chưa là nhiều

Sáng mai không đủ thêm chiều không dư

Rún lồi, đầu vú cứng khư Cũng phường lãng đãng tà tư khôn lường  

– Đầu vú trắng bệch điểm sương

Núm sát trong thịt cũng vương lưới tình

Vừa đi vừa nói một mình

Cười như ngựa ré tiết trinh kể gi`

Vung văng như rắn cuốn đi

Ăn như chuột gặm, ngủ thì mớ la

Bao nhiêu hình bóng đưa ra  

– Đều thuộc dâm đãng biết mà làm sao

Sách xưa chép dễ sai nào

“ Tướng tùy tâm diệt” nhớ trao sửa mình

Còn câu” Tướng tự tâm sinh”

Chữ tâm kia mới chứng minh tỏ tường

Tâm mình chính, chí đường đường

Tướng yểu lại được thọ trường khó chi

Mặc dù sách cổ đã ghi

Vẫn còn tùy diệt vẫn còn tùy sinh

Hư nên do ở tâm mình….

Bàn Về Đôi Mắt Trong Tướng Mệnh

Tướng số là một môn học có hệ thống, nghiên cứu cẩn thận về tâm, sinh lý ảnh hưởng vào con người. Coi tướng phải bao gồm mọi bộ vị, phối hợp. Coi khí sắc, phối hợp hình thể và mùa. Thày tướng giỏi nhìn mặt khí sắc đoán nhiều khi kinh thiên động địa, nhiều khi tốn hàng tháng, hàng năm để tìm ẩn tướng.

Mắt là cửa ngõ của linh hồn. Chẳng cần sự nghiên cứu tướng học Đông Tây đều công nhận điều này. Tuy vậy khoa xem tướng nghiên cứu và sắp đặt thành hệ thống rõ ràng, mắt thế nào là gian, thế nào là ác, thế nào là phú, thế nào là quí, là yểu là thọ.

Xem mấy phim Tây Phim Tàu, kẻ gian mắt lúc nào cũng đảo lia, đảo lịa, kẻ ác mắt cứ trắng dã. Ca dao, tục ngữ cũng không thiếu nói về con mắt.  

–  Đôi mắt lá dăm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền  

–  Lợn kia trắng mắt thì nuôi, người kia trắng mắt chơ’ chơi mà phiền.  

–  Nhất lé nhì lùn tam hô tứ lộ.

Những người mắt trắng môi thâm

Ví chẳng hại chồng thì cũng hại con.

Mắt và my (lông mày) đi thành bộ. Mắt cần trong suốt, hắc bạch phân minh. Triệu Vân thời tam quốc có tướng thanh toàn cặp mắt trong suốt (sách Vũ tài Lục), nên tả xung hữu đột Đương dương, suốt đời chinh chiến mà chết vẫn an lành.

Mắt thao láo mà không có linh động, cuối mắt tròn hơi lộ, mí nổi bờ lại thêm gân đỏ trong mắt là mắt cá ươn, người này mang bệnh nan y, giảo hoạt, khắc người quanh mình.

Mắt trắng lộ nhiều bên dưới là hạ bạch nhãn, tướng này bôn ba vất vả phòng chết vì thiếu dưỡng khí (phổi, chết đuối…)

                Mắt Buồn

Tướng Pháp là một môn học có hệ thống hẳn hòi, nhưng như những môn học khác, tuỳ theo người truyền bá, áp dụng và cải thiện thì nó mới được tiến hay không. Thế giới ngày càng phức tạp, nhiều quan niệm bị đạp đổ hay thay đổi đi. Tướng số cũng cần phải được được nhìn với con mắt và tấm lòng mở rộng như vậy, nhất là sách tướng thường nhìn theo quan niệm Á Đông. Nó cũng cần được bổ túc cho hợp hơn với nhân sinh ngày ngay. Thày tướng xem tướng cũng chẳng khác, người trồng cây, xem cây. Đâu có gì là dị đoan đâu, có chăng là những người xem làm nó ra vậy thôi. Cây lá xanh tươi thì khoẻ mạnh, xanh làm sao thì có hoa nhiều, quả nhiều, xanh ra sao thì mãi mãi xanh rêu. Lá vàng làm sao là tự nhiên, ra sao là bị huỷ hoại (như anh Thuynh nói cạo vỏ xem trong còn xanh không, con ong nói xem rễ còn tốt không), còn ảnh hưởng quanh đó nữa. Nhìn cây Lan hồ điệp tươi tốt, mọc ngay giữa vườn mùa thu, không thể quả quyết là tiền đồ sáng lạng, mùa đông đến, tuyết rơi nó sẽ chết. Nhưng cây hồng thì không. Nhìn cây Lan Vanda chẳng hạn, nhà nghề có thể biết nó được tưới nhiều hay ít, ẩm độ cao hay thấp, có thể biết có thể sắp ra hoa hay không và ngay cả hoa màu đậm, tím, đỏ hay nhạt vàng, cam, xanh lá cây cũng biết trước được, người không biết nói là nói ẩu. Vì vậy tốt còn tốt ra sao nữa. Thần khí, cốt cách là vậy.

Mắt buồn, mắt là cửa sổ linh hồn, mắt buồn vì lòng buồn, vì lo âu. Tuy vậy khi nói đến mắt buồn có thể gọi là buồn vì nhiều thứ, đuôi mắt loan xuống, mắt chứa vẻ u uất, lo âu (thường mắt to và lòng đen nhiều mới có tướng này, khó có ở mắt hí hay trắng dã), gọi là mắt buồn là vậy, còn thỉnh thoảng buồn, hay sắp gặp nạn cũng có thể thấy ở mắt, nhưng cái buồn biểu hiệu qua mắt đó không gọi là mắt buồn. Câu hỏi tổng quát quá. giải thích như vậy được thôi.

Mắt lá dăm:

Mắt lá dăm lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền

Mắt lá dăm nhìn cân đối, hơi dài, tròng đen nhiều và cũng cân đốị

Người có con mắt này nếu được trong suốt những là người ôn nhu, nhưng sáng suốt và thông minh. Lông mày lá liễu hình dáng hơi nhỏ, gọn, cuối lông mà vòng xuống ôm lấy mắt.

Những người có lông mày này, mắt này, trai hay gái đều đáng trăm quan tiền. Đàn ông chơi với bạn bè thủ túc rất trọng tình nghĩa. Đàn bà ở với chồng không hề hai lòng dù chồng nghèo khổ, chồng càng sa cơ người vợ này coi việc thương chồng như một sự tín nghĩa, là hãnh diện của chính họ. Sách của Hà lạc dã phu có thơ ví dụ về lông mày này:

Chồng người xe ngựa người yêu

Chồng em khố rách, em chiều em thương.

Có hàng trăm loại mắt và mi, không có hình vẽ không thể tả cho chính xác được. Chia theo hình thể, hoặc các loài cầm thú. Về cầm thú thì dĩ nhiên như các sách… Tàu khác, long và phụng là đầu mà thực ra chẳng ai biết mặt mũi hai con đó ra saọ Thôi thì như vầy, người ta lấy hai loại mắt đẹp nhất trong tướng học để vẽ hai con linh vật đó.

Mắt Rồng có Phục Long nhãn, Du long nhãn, mắt phượng có Minh phượng, thuỵ phượng, Đan phượng. Mắt tốt phải đi với mày tốt mới hoàn hảo.

Lông Mày:

Người có đôi mắt đẹp có tinh thần thì cái uy lực, cái diễm lệ nổi ra ngay. Trong khi đó lông mày theo tướng số cần mềm, mọc thuận đều, không cần rậm, hơi thưa càng tốt. Mày mọc xa mắt càng tốt, đàn ông mày mọc gần mắt quá là người không biết nhìn xa trông rộng chỉ cứ theo thời mà làm, nhiều lành tụ thời bình được đưa lên do đảng chính trị dễ sai khiến có đôi mày tốt, mắt tốt nhưng mọc gần dính vào mắt, lên nhờ thời. Đàn bà mày sát mắt nếu xấu nữa dễ bị đàn ông hiếp đáp hay dụ dỗ. Mày cao hơn tai là người tinh tường, nhìn rõ chi tiết sự việc nhưng hành sử bao quát và rõ ràng. VÌ thế mày đậm tuy đẹp nhưng theo sách tướng không được tốt. Mi thì thanh, mục cần tú.

Những hình vẽ hoặc biểu tượng giúp nhận xét một số mắt:

Mắt phục long lớn, lòng đen nhiều, cân đối, đuôi mắt hơi quết lên. Mí mắt xếp lên nhau, xem phim vẽ Disney mắt con khủng long lúc ngủ bị đánh thức dậy, chợt mở mắt trông giống như mắt phục Long tả và vẽ trong sách Tàu, mắt này cần đen trắng rõ ràng và có thấy một lằn gấp ở mí. thần mắt uy nghiêm. Mắt phục long lại ưa du long mi. Du Long mi dài mọc gọn, nhưng thưa, hơi sếch lên. Được bộ này đại phú quí. Tuy vậy phụ nữ không được hợp lắm, vì cứng cỏi phu thê bất hoà.

Mắt Du: Long lớn dài nhiều tròng đen và bóng láng, dáng như nổi giận, mắt xếch giống như một mí, phía dưới lộ chút tròng trắng. Nhìn phim Disney lúc chú bé khủng long nổi giận hăm hở bước đi, không hiểu tình cờ hay cố ý giống mắt du long, nhìn những tranh Tàu vẽ mắt rồng lúc nổi giận cũng thế, mí mắt thì thường không giống lắm, mí mắt du long mí thuờng đè lên nhau. Mắt du long lại đi với mày ngoạ long. Mày ngoạ long xếch, lớn dài tròn cạnh, mày hơi nhạt thưa. Được bộ này vang lừng tài danh, đại phú quý. Phụ nữ không hợp với du long nhãn vì tuy giỏi, nhưng quyết định hơi… bạo và khắc phu, bà Kenedy có mắt này. Mày ngoạ long đi với phục long nhãn đối với phụ nữ hợp hơn được phú quí nhưng khắc phu, và xa với con cái. Vì mắt phục long khí thế ẩn tàng hơn và mày ngoạ long thanh tú hiền hoà hơn.

Mắt phượng hợp với phụ nữ hơn là mắt rồng. Đàn ông mắt phượng tài ba và bay bướm hơn mắt rồng. Nói theo Hàn Tín là một có tài cầm quân, một có tài cầm tướng. Mắt Phượng thêm mày gọn, lớn mọc như hơi cong lên rồi cong xuống ôm vòng ngoài mắt thì cực quí, đi với mày ngoạ tằm cũng cực quí. Mày ngoạ tằm giống như con tằm bám trên mắt, lớn hơi xếch, lông mày mọc gọn mướt, thấy thịt dưới lông mày đùn lên như con tằm.

Mắt phượng dài, lòng đen hơi ẩn trên mí trên thấy có nhừng vết sóng dài trên mí trên. Thuỵ phượng minh phượng và Đan phượng hơi giống nhau, khác ở thần quang và vết sóng trên mắt.

Thuỵ phượng (phượng ngủ) tròng đen cân bằng hơi giống ẩn lên trên và có nhiều lớp mí dài lợp lên trên, thần mắt sáng nhưng bình thường trông giống người buồn ngủ, cựu phó tonton có mắt này nhưng không có được mày ngài, tuy rằng lông mày rất tốt có khí lực đùn lên nhưng hơi ngắn và không được chếch coi như phối hợp của ngoạ tằm và sư tử mi thêm tròng mắt hơi lộ, thiếu thần quang nên hơi mải chơi, tài hoa rất được lòng thủ túc bạn bè, rốt cuộc mắt phượng lại hỏng thê cung vì chính mình tạo ra. Có lẽ cũng không lấy đó làm quan trọng vì tính tài giỏi nhưng dông dài.

Mắt Minh Phượng nhìn hình thể cũng như mắt đan Phượng thuỵ phượng, cái ánh mắt thì khác, mắt đan phượng lộ cái ánh uy nghiêm làm trấn áp người đối diện. Coach Laker có tướng ưng mắt phượng tốt vô cùng.

Mắt tứ bạch nhãn là người dễ bị hung tử, sách viết:” Có hai loại tứ bạch nhãn:

Loại nhất lúc bình thường đối diện thấy lòng đen ngay chính giữa bốn phía đều lộ trắng, mắt này rấy gian hiểm, nên tránh làm ăn, cộng tác với người này.

Loại nhì khi nổi giận, trợn mắt mới thấy lộ trắng bốn phía, loại này ít nguy hiểm hơn nhưng tính cũng hay tráo trở, hơi nhát.

Lợn kia trắng mắt thì nuôi

Người kia trắng mắt chớ chơi mà phiền.

Mắt con đậu con bay là mắt lé hay còn gọi nhất bạch nhãn; có một số sách cho vào loại tam bạch nhãn, nghĩa là tròng đen chạy dính vào đầu mắt về phía mũi (còn dính lộ trắng dưới hay trên gọi là thượng hay hạ bạch nhãn).

Con đậu con bay là” một mắt nhất bạch nhãn” , người này giảo hoạt, tham dâm, khắc gia đình nhưng thường thọ.

Mắt hai con đậu châu đầu vào nhau là” hai mắt nhất bạch nhãn” , tính không ngay, gian giảo. Bị cả hai con thường hung yểu tử nhất là nếu nó lồi.

Mắt lé ở đàn bà xấu hơn đàn ông, tục ngữ có câu:

Voi chéo ngà, đàn bà lé mắt (Có khi nói một mắt)

Đào hoa nhãn:

Nhiều nguời thắc mắc, thế nào để nhận ra đào hoa nhãn ? Cô đào Marilyn Monroe có đào hoa nhãn, đó là dùng ví dụ nhiều khi vẫn chỉ có khái niệm lờ mờ thôi. Nguời có đào hoa nhãn lúc bình thuờng không cuời mắt vẫn như cuời, đó là cách dễ nhất để nhận ra. Nguời có mắt đào hoa thuờng thấy mắt luôn uơn uớt. Vậy bây giờ quí vị thử tập xem tuớng những nguời chung quanh xem ai có mắt đào hoa?

Xưa đến nay đào hoa là con dao hai luỡi đối với đàn bà, nếu để nguời tranh nhau thì dễ tơi tả, nếu dùng như lợi khí thì vẫn có thể thành công. Xem tuớng không nên hễ thấy đàn bà có mắt đào hoa thì cho là xấu… Cho dù số phận tả tơi thì nên trách ai? đám thợ săn thèm khát hay con mồi ngon lành? con hổ hung dữ, hay con nai làm mồi? Định mệnh và một trăm năm trời giao phó xử sao cho phải.

Triệu Vân thời tam quốc có cặp mắt nhãn cầu trong suốt, đen trắng phân minh lại thêm tuớng thanh toàn, vì thế tuy là danh tuớng cả đời chinh chiến mà không hề bị đao tên xâm phạm, chết đuợc toàn thây.

Mắt Rắn:

Trong sách Tuớng pháp áo bí có nói về một loại mắt gọi là mắt rắn, phối hợp với ngũ độc mi. Mắt rắn có hai loại một tròng đen chìm vào trong lòng trắng và giống như tạo ra bởi những gân đỏ nhìn hơi giống xa luân, tròng trắng có vẩn đỏ, loại hai mắt như có lớp nuớc phủ con nguơi có xa luân xanh đen. Ngũ độc mi ngắn đầu chúi xuống.

Đặc biệt của loại mắt này đối với nguời thuờng thì loại nhất đuợc huởng tiểu quí, mắt hai đuợc trung quý nhưng tâm tính độc ác, về già gánh họa.

Thế nhưng nguời tu hành có mắt này thì lại khác, lúc trẻ bị ức hiếp, hãm hại, dè bỉu, hay vuớng chuyện thị phi, nhưng càng về già thì trí càng thỏa, tâm tính rộng mở đuợc thư thái đến vãn vận. Nhiều nguời không rõ về tuớng pháp lúc gặp thày tu có mắt này thuờng nói coi mặt ông này gian gian, đó là do mắt rắn mà ra, vô tình làm cho tính chất mắt rắn ở thày tu càng đúng hơn. Ở South Cal ít ra có hai thày có mắt này.

Triệu Vân thời tam quốc có cặp mắt nhãn cầu trong suốt, đen trắng phân minh lại thêm tuớng thanh toàn, vì thế tuy là danh tuớng cả đời chinh chiến mà không hề bị đao tên xâm phạm, chết đuợc toàn thây.

Trong sách Tuớng pháp áo bí có nói về một loại mắt gọi là mắt rắn, phối hợp với ngũ độc mi.

Mắt rắn có hai loại một tròng đen chìm vào trong lòng trắng và giống như tạo ra bởi những gân đỏ nhìn hơi giống xa luân, tròng trắng có vẩn đỏ, loại hai mắt như có lớp nuớc phủ con nguơi có xa luân xanh đen. Ngũ độc mi ngắn đầu chúi xuống.

Đặc biệt của loại mắt này đối với nguời thuờng thì loại nhất đuợc huởng tiểu quí, mắt hai đuợc trung quý nhưng tâm tính độc ác, về già gánh họa.

Thế nhưng nguời tu hành có mắt này thì lại khác, lúc trẻ bị ức hiếp, hãm hại, dè bỉu, hay vuớng chuyện thị phi, nhưng càng về già thì trí càng thỏa, tâm tính rộng mở đuợc thư thái đến vãn vận. Nhiều nguời không rõ về tuớng pháp lúc gặp thày tu có mắt này thuờng nói coi mặt ông này gian gian, đó là do mắt rắn mà ra, vô tình làm cho tính chất mắt rắn ở thày tu càng đúng hơn. Ở South Cal ít ra có hai thày có mắt này.

Mắt ti hí và mày lưa thưa.

Mắt ti hí là mắt nhỏ, mí mắt him híp. Mắt ti hí hay liếc ngang, nguời có mắt này thông minh, gian vặt. Nguời mắt hí thêm mày thưa gián đoạn rất gian manh về già bị mọi nguời xa lánh. Ca dao có câu:” những phuờng ti hí mắt luơn, trai thời trộm cắp gái buôn chồng nguời”

Tuy vậy đừng lầm với mắt voi, mắt voi tuy nhỏ nhưng mắt rất dài, tròng đen hơi chạy xuống duới, nguời này đuợc huởng phú quý, mắt voi có nhiều nếp gấp ở cả mí trên lẫn duới

Mắt khỉ cũng có nhiều nếp gấp nhưng tròng mắt to hơn và lòng đen hơi chạy lên trên, có nhiều tia và hơi nâu vàng, mí duới uốn cong, mắp luôn hấp háy. Mắt này đi với lông mày ngắn mọc cao trên mắt là nguời tinh tế, nhanh nhẹn nhưng khắc thê tử, hiếu dâm, nguời này rất giỏi tuy vậy phải vất vả rất nhiều mới thành đại nghiệp. Mắt và mày này nếu bị mũi triết đoạn thì sách tuớng khuyên sống đời ẩn dật để tránh bạo tử.

Mắt vuợn có nhiều sóng trên như mắt khỉ, đuôi mắt loan xuống nhiều hơn, mí duới ít cong hơn và tròng đen ít hay không tia. Mắt này cũng khá hiếu sắc, tâm tính loay hoay, phức tạp. Mắt này tình cảm dây dưa vì loay hoay, thôi rồi lại nữa, vì lăng nhăng lại nặng lòng nên cứ tới lui, mắt này huởng tiểu quí, đến già nhờ con.

ĐOÁN TƯỚNG TIỂU NHI

Con nít vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên không thể căn cứ vào ngũ quan, Lục phủ để định tốt xấu như người đã thành niên. Việc coi tướng trẻ em phần lớn chỉ dựa vào thần khí, cử chỉ nên chỉ có tính cách phỏng chừng. Ở mục này, soạn giả cố gắng tổng hợp các nét chính về tướng tiểu nhi phân thành từng trọng điểm để độc giả tiện tham khảo.

  1. –  Tướng trẻ sơ sinh dễ nuôi

Hầu hết trẻ em dễ nuôi và sống đến tuổi thành niên, trong hoàn cảnh bình thường đều có bảy nét tướng chính yếu sau:

–  Mới sinh ra tóc dài tới sát lông mày  

–  Đầu tròn trịa, da hồng hoặc ngăm đen  

–  Lỗ mũi khi thở phát ra hơi đều và mạnh, lúc ngủ ngậm miệng  

–  Mắt có thần, khi cất tiếng khóc mới đầu giọng cao, tiếng lớn có âm lượng.  

–  Con trai, hai trứng dái (âm nang) đàn hồi và có nhiều nếp xếp  

–  Tai và miệng lớn  

–  Mũi cao, môi hồng và dầy cân xứng

2  –  Tướng trẻ sơ sinh khó nuôi  

– Da đầu trông có vẻ quá mỏng và căng  

– Lông mày quá lớn so với Đầu và mũi quá thấp đường chỉ thấy có phần chuẩn đầu  

– Mắt thay vì có màu đen bóng như hạt huyền lại có màu lạt như đậu đỏ  

– Khuôn mặt tròn như mắt gà  

– Tai nhỏ và mềm như bún  

– Không có bắp chân  

– Khi cất tiếng khóc mới đầu rất lớn, về sau nhỏ dần  

– Thịt nhiều, bệu, xương quá ít  

– Môi mỏng như giấy và phía sau tai không có nhĩ căn nổi rõ  

– Đầu lớn, cổ quá nhỏ  

– Hai mắt lờ đờ không thần  

– Mắt lúc nào cũng ướt như khóc  

– Đầu nhỏ, nhọn  

– Bụng lớn, rốn nhỏ  

– Tóc vàng khè và thưa, ngắn  

– Chưa tới sáu tháng mà đã sớm mọc răng trong khi lông mày hầu như không có

Sự dễ nuôi và có khả năng sống đến tuổi thành niên hay khó nuôi hoặc yểu tử còn có thể căn cứ vào xương đầu để đoán định. Trong phần xương đầu của tiểu nhi ta cần đặc biệt lưu ý mấy khu vực sau đây:  

– Xương chẩm (phía sau đầu, trên xương gáy)  

– Sơn căn  

– Tỵ lương (Sống mũi) Xương chẩm nổi rõ và rộng, Sơn căn có bề ngang và cao hơn mặt phẳng của lưỡng quyền, sống mũi ở ngay giữa khuôn mặt và không lệch là dấu hiệu bề ngoài về mặt hình thể cho biết đó là cát tướng. Ngược lại là yểu tướng.

3  –  Tướng tiểu nhi phúc hậu

Từ khi bắt đầu biết đi đến 5 tuổi muốn biết phúc phận trẻ em dầy mỏng ra sao thì coi thần khí. Thần khí nói ở đây bao gồm tọa thần, ngọa thần và mục thần nghĩa là ánh mắt hoà ái, nói năng thong thả trong trẻo, đi đứng nằm ngồi có vẻ nhàn hạ là tướng phúc hậu. Sau 6 tuổi coi thêm Nam, Trung và Bắc nhạc. Nam nhạc cao rộng đúng cách chủ về sơ vận phúc lộc tốt, Trung nhạc đắc thế thì trung vận khá giả, Bắc nhạc đầy đặn cân xứng thi vãn vận hưởng phúc. Tóm lại cuộc đời về sau của trẻ em có thể biết trước được một cách khái quát ngay từ khi chúng còn thơ ấu.

4  –  Tướng tiểu nhi tương lai nghèo hèn

Lúc còn nằm trong nôi mà tiếng khóc không trong trẻo chủ về lớn lên vừa nghèo khổ vừa khó nên người, tiếng khóc mà âm thanh tản mát, lớn lên thì vô tài bất tướng. Thần khí bất túc, biết đi quá sớm cũng cùng một ý nghĩa như trên.

Từ 3, 4 tuổi trở lên không thích quần áo sang trọng, không phân biệt sạch bẩn Nam, Trung và Bắc nhạc lệch hãm ….đều là dấu hiệu báo trước rằng khi lớn lên khó có thể khá giả.

5  –  Tướng tiểu nhi trong bệnh

Góc trán có sắc xanh xám, hai mắt thất thần, Thiên thương và ấn đường sắc đỏ, môi miệng xám đen. Khi thấy có những màu sắc trên bắt đầu xuất hiện là phải đề phòng trọng bệnh.

Khi bị bệnh nặng, nếu thấy Sơn căn, Tỵ lương, môi, miệng đều xám xanh một lúc là dấu hiệu sẽ chết trong vòng năm, bảy ngày tới. Các bộ vị trên đều từ xám xanh chuyển dần sang màu vàng nghệ thì khoảng ba bốn ngày khó tránh khỏi tuyệt mạng. Nếu mắt lộ phù quang, gián đài, đình uý khô cằn, chuẩn đầu đen, môi miệng vàng là dấu hiệu sắp chết nội trong ngày.

Ngược lại, bệnh dù nặng, nhưng màu đỏ của ấn đừơng biến dần sang màu vàng, môi miệng từ đen xạm sang hồng lạt là dấu hiệu nội tại cho biết bệnh tạng bắt đầu thuyên giảm, sinh mạng không có gì nguy hiểm.

6  –  Tướng trẻ em trai khắc cha  

– Phía trán bên trái thấp, lõm hoặc bị tật nệnh bẩm sinh hoặc khu vực trán có nhiều lông tơ nhỏ và rậm đen khác thường  

– Lông mày trái bất thường tỷ như nửa phần rủ xuống, nửa phần hướng lên, sợi lông thô, mọc dựng đứng  – Thân mũi lệch về bên trái hoặc một trong các bộ vị bên trái của mũi bị khuyết hãm  

– Quyền trái lộ  

– Tai trái thấp hơn tai phải hoặc hình thái có Luân Quách đảo ngược  

– Nhân trung lệch về bên trái  

– Khoé miệng lệch về trái. Môi trên dài hơn môi dưới quá đáng

Có từ hai dấu hiệu trên trở lên có thể coi như tướng khắc cha. Càng nhiều hơn thì sự khắc phá càng nặng. Nếu có đủ tất cả có thể quả quyết là cha sẽ chết trước mẹ, hoặc người cha sẽ khốn khổ vì đứa con đó

7  –  Tướng trẻ em trai khắc mẹ

– Nguyệt giác thấp, lệch, lẹm có lông măng quá đậm  

– Lông mày phải có lông mọc ngược hoặc thẳng đứng, trái lẽ thường trong khi phía trái bình thường  

– Sống mũi lệch về phải, các bộ vị phía phải của mũi có hình dạng bất thường  

– Quyền phải lệch, lộ, nhọn  

– Tai phải thấp, nhọn, khuyết  

– Nhân trung lệch về bên phải  

– Môi dưới dài hơn môi trên, hoặc khoé miệng phải lệch

Nói chung, khuôn mặt bên phải chủ về mẹ. Nếu các bộ vị bên trái bình thường mà ít nhất hai hay nhiều bộ vị bên phải có các dấu hiệu trên thì có thể tiên đoán được đứa trẻ đó khắc mẹ. Nhẹ thì mẹ con bất hoà, tính tình xung khắc, nặng thì có thể vì sinh đứa con đó mà chết trước chồng.

BÀN TAY VÀ TÍNH TÌNH

Bàn Tay

 Chỉ tay

(Trích đọan Thiên Đức)

Theo khoa chỉ tay, đường sanh đạo biểu hiện cho sức khoẻ của mình, một đường sinh đạo rõ sâu không dứt khúc là người khoẻ mạnh, ít khi bị đau ốm nạn tai, những dấu hiệu bất thường trên đường sinh đạo như là lằn cắt ngang, đứt khúc, mờ nhạt, xoắn dây thừng, tam giác, cù lao, phân nhánh đi xuống thường báo hiệu sự đau ốm hay nạn tai trong cuộc đời, và cũng tuỳ theo vị trí của những dấu hiệu này trên đường sanh đạo mà xét định khoảng thời gian độ tuổi xảy ra, trung bình một đường sanh đạo dài bao hết gò kim tinh của ngón cái được tính là 60 tuổi.

Thế nhưng xét đoán để biết qua được nạn tai hay đau ốm không, hoặc để được sống thọ thì phải phối hợp thêm các yếu tố khác trong bàn tay đó là gò kim tinh, các vòng cườm tay, màu sắc và thân nhiệt của lòng bàn tay nữa.

Đường mạng đạo có người có, có người không, ý nghĩa thông thường là người có ý chí mạnh, tự mình chủ động lấy cuộc sống và xây dựng sự nghiệp. Nếu đầu đường mạng đạo phát xuất từ cườm tay thì có ý nghĩa là tự thân ra đời sớm không có nhờ cậy gia đình của mình cũng như gia đình chồng.

Trường hợp phát xuất hay dính liền với đường sanh đạo có ý nghĩa là nhờ gia đình cha mẹ ruột giúp đỡ khi vào đời với nhiều may mắn. Trái lại phát xuất từ mép bàn tay gọi là gò Thái âm có ý nghĩa làm nên sự nghiệp sau khi lập gia đình và có sự hổ trợ của chồng, thế nhưng ở đây phải chú ý một điều nếu là ở bàn tay phải thì có số nhờ chồng, nhưng nếu là bàn tay trái là số giúp chồng thành công chứ bản thân của mình chưa hẳn đã thành cộng Nếu đường này sâu và thẳng là vận hạn hanh thông, nếu mờ nhạt hay đứt khúc là bị gián đoạn hay thăng trầm sự nghiệp tương ứng với thời gian ở vị trí đứt đoạn trong bàn tay.

Theo khoa chỉ tay, một đường tâm đạo tốt thì phải rõ ràng sâu và không dứt khoảng, đường tâm đạo càng dài thường có ý nghĩa thuỷ chung và đa tình. Nếu trện đường tâm đạo nỗi lên những dấu hiệu đặc biệt như là cù lao có ý nghĩa tình tan vở mang nhiều đau thương, thế nhưng có đường song song với đường tâm đạo là người đa tình thường có nhiều cuộc tình trong một lúc thế nhưng tình yêu nhiếu chưa phải là yếu tố tạo nên hạnh phúc mà phải xét đến những dấu hiệu đặc biệt khác như đường hôn nhân và phần tâm đạo ở mép bàn tay.

Nếu đầu đường tâm đạo này có nhiều nhánh chẻ ra như rễ cây là dấu hiệu mình phải lấy người mà chưa yêu thương hay nói khác đi là rơi vào trường hợp HÔN NHÂN ĐI TRƯỚC TÌNH YÊU nghĩa là do bạn bè hay thân nhân mai mối để lập gia đình sau đó mới có sự cảm nhận trong tình yệu Ngoài ra cũng nên xét đến đường hôn nhân có bền vững và hạnh phúc hay không thì phải dài sâu và không có chia nhánh, nếu cũng trên đường này có những nháh song song nhỏ thì đó là dấu hiệu rõ ràng để lập gia đình với người chưa thương yêu, để lại đằng sau nhiều kỷ niệm của người bạn tình ngậm ngùi khóc thầm ngẩn ngơ theo xác pháo hồng.

Trái lại, bàn tay cũng có đường chỉ (tâm đạo) nằm ngang, nhưng lòng bàn tay thì mềm mại và các ngón tay cân đối, ngón tay cái dài, lóng thứ nhất của ngón cái vừa dài lại vừa vuông, đầu ngón trỏ hơi vuông, ngón tay út dài, và đầu ngón cũng hơi vuông  –  tướng người to béo, nước da trắng, pha đen, tiếng nói lớn và vang vạng Người như vậy thường là những người có chí sưu tầm những gì tỉ mỉ, trầm tĩnh, ít nói, nếu họ là bậc trí thức, thì họ có những đặc tài riêng, nhưng nhẹ dạ và nhát gan. Nữ giới mà người nào có đường chỉ nằm ngang lòng bàn tay như vậy là người hay hờn lẫy, và ghen tuông.

Tóm lại, tất cả người nào có chỉ Tâm đạo nằm trọn ngang bàn tay thì họ là những người quá hà tiện đến độ bần, và cũng thường có những chứng bệnh về bộ phận tiêu hoá như ruột, dạ dày, hoặc yếu tim, phổi v.v.

Móng tay

(Trich luoc Tu Chi Tay)

Giải đoán móng tay có hiệu quả cao nhất là về mặt sinh lý và sức khoẻ, kế đến là tính tình của người đó nhiều hơn là vận mệnh cuộc đời. Muốn giải đoán móng tay nên chú ý 3 điểm đó là kích thước, hình dáng và màu sắc tự nhiên của nó (chứ không phải là màu nước sơn móng tay). Điều chú ý trước tiên là chiều dài móng tay tính từ phao trở ra tới mức móng tay còn dính vào da thịt như vậy phần móng tay vượt ra ngoài da thịt không được tính kể cả móng tay giả.  

–  Móng dài và hẹp là người thích phô trương nhưng rất mê tín  

–  Trái lại móng dài và rộng là người giàu mộng tưởng, thích chuyện phiêu lưu tình cạm  

–  Móng rộng mà ngắn lại là người nói nhiều ngoài sự thật  

–  Móng hình chử nhật là người năng động thích làm việc, hơi tham lam nhưng ít sáng kiến  

–  Móng vuông rộng đầu người đầy tự tin nhiều ý chí do vậy sức chịu đựng bền bỉ, vì thế thường đưa đến kiêu căng tự phụ  

–  Móng dẹp và tròn ưa lời nói ngọt thiếu tự tin nên ít khi tự mình quyết đóan công việc

Nói về màu sắc móng tay, màu đỏ là người nóng nảy bốc đồng, móng hồng tính cứng rắn cương quyết, móng màu tai tái là người ích kỷ, nhu nhược, móng xám sức khoẻ kém, móng màu tím về máu huyết không điều hòa.

Hình dáng các bàn tay của Nam giới

Bàn tay ngắn quá: nghĩa là bàn tay không cân đối với cánh tay, hay với một thân hình to lớn quá. Cánh tay dài, hay thân hình to lớn thì phải có bàn tay dài hay to thì mới tương xứng. Người có bàn tay ngắn quá, thì đó là dấu hiệu cho thấy một con người có nhiều tánh tình lạ lùng, kỳ khôi, thường thì việc làm và lời nói không đi đôi với nhau, nói một đường làm một nẻo, hoặc muốn làm khác người.

Bàn tay dài quá, và ngón tay thì gút mắt, kẽ giữa các ngón tay thưa thớt, tướng cao lêu khêu, miệng rộng, răng to, râu thưa: Bàn tay như thế, mà cộng thêm với dáng người như vậy, thì đây là hạng người hay nói nhiều, nói dai, nhưng không có cái gì ăn khớp với cái gì, và hay thù vặt.

Bàn tay dài quá, mà ngón tay lại ngắn, thô kịch, có gút mắt, và ngón tay út cũng quá ngắn: Ðây là hạng người nhẹ dạ, tính tình lại hay thay đổi và quá thiên về vật chất, coi tiền bạc nặng hơn tình nghĩa, hay nói càng nói xiên chẳng vị nể ai cả.

Bàn tay đầy đặn và các đường chỉ tay rõ ràng không có những lằn cắt ngang dọc cộng thêm với tướng người cao vừa vặn cân đối, khoẻ mạnh, mắt không bị lộ, đây là tướng người có những đức tính tốt, trường thọ, phúc hậu, lời nói bao giờ cũng được suy nghĩ trước khi nói, và phải có lý thì mới phát biểu, chứ không bạ đâu nói đó, nói càng nói bậy.

Bàn tay dài, lòng bàn tay hẹp, ngón tay không đều (ngón to ngón nhỏ, ngón mập ngón ốm) cong quẹo, đầu ngón tay cái nhọn vót, móng tay cứng, những đường chỉ trong lòng bàn tay không rõ ràng: ta đoán được những người như vậy có tính thái quá, thiếu chừng mực trong mọi việc, bạ đâu vui đó, không thuỷ chung, có khi còn càn bướng và láo khoét nữa.

Bàn tay hơi vuông, đầu ngón tay cái và các ngón khác cũng hơi vuông, lòng bàn tay cứng và có ba dường chỉ chính (Sanh đạo, Trí đạo, và Tâm) rõ ràng. Cộng thêm ngón út dài, chiều dài của ngón út (mở bàn tay ra và khép các ngón tay lại) dài hơn hai lóng của ngón áp út (ngón đeo nhẫn), đầu ngón út hơi tròn và có vành cao lện Ðây là bàn tay của người siêng năng cần mẫn, việc làm rất chu đáo, biết xắp xếp, điều hoà mọi việc, biết giữ lời hứa, ít nói, tánh tình ngay thẳng, cương trực, đứng đắn, họ chịu đựng được môi hoàn cảnh của cuộc đời, cần kiệm, sống lâu, ăn uống hay chưng diện không loè loẹt, đơn giản.

Bàn tay với lòng bàn tay cứng dẽ, các ngón tay hơi ngắn, móng cứng, có chỉ Tâm đạo xiả xuống giữa ngón trỏ và ngón giữa: đây là bàn tay của người có tánh lì lợm, kỳ khộo ít chịu phục tùng ai bao giờ, dầu cho lý lẽ của họ có sai bét đi chăng nữa, họ cũng không chịu thụa Vì sự cố chấp và cứng đầu của họ, nên cuộc đời họ gặp nhiều sóng gió, nhiều lần suy xụp, đảo điện

Bàn tay mà mỏng manh, ngón tay ngắn quá, lưng bàn tay xanh xao, da mặt cũng xanh xao, răng thưa và hô, tướng ốm, tóc sợi nhỏ, lỗ mũi nhỏ và lộ xương, xương cuống họng ló ra dài, người như vậy rất có thể mang chứng bệnh lao, và chết yểu.

Bàn tay vuông, các ngón tay cũng vuông, lòng bàn tay cứng de, có một đường chỉ (tâm đạo) nằm vắt ngang bàn tay như chữ nhất ( – ) đây là bàn tay của những người tánh tình nghêng ngang, hay gây sự, kiêu căng, phách lối, nhưng lại hay làm bộ hiền lành. Phần nhiều những người này lại hay sợ… vợ.

 Trái lại, bàn tay cũng có đường chỉ (tâm đạo) nằm ngang, nhưng lòng bàn tay thì mềm mại và các ngón tay cân đối, ngón tay cái dài, lóng thứ nhất của ngón cái vừa dài lại vừa vuông, đầu ngón trỏ hơi vuông, ngón tay út dài, và đầu ngón cũng hơi vuông  –  tướng người to béo, nước da trắng, pha đen, tiếng nói lớn và vang vạng Người như vậy thường là những người có chí sưu tầm những gì tỉ mỉ, trầm tĩnh, ít nói, nếu họ là bậc trí thức, thì họ có những đặc tài riêng, nhưng nhẹ dạ và nhát gan.

Nữ giới mà người nào có đường chỉ nằm ngang lòng bàn tay như vậy là người hay hờn lẫy, và ghen tuộng. Tóm lại, tất cả người nào có chỉ Tâm đạo nằm trọn ngang bàn tay thì họ là những người quá hà tiện đến độ bần, và cũng thường có những chứng bệnh về bộ phận tiêu hoá như ruột, dạ dày, hoặc yếu tim, phổi v.v.

DIỆN TƯỚNG

Người xưa có câu:” Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi em đừng vội lo;” trong khi Khổng Tử thu thập:” Tam thập nhi lập.” Ba mươi tuổi đã nhi lập mà cuộc đời còn bấp bênh chưa biết tương lai sẽ thế nào hỏi sao không e ngại.

Qua kinh nghiệm sống, con người nhận thấy không phải cứ cố gắng mà đạt được điều mình muốn. Cuộc đời thăng trầm nhiều khi dồn con người vào cảnh bó tay bó chân không phương xoay xở khiến phải tin rằng còn một lẽ nào đó ảnh hưởng đến thực tại tạm gọi là vận số. Nói là vận số vì mình không hiểu được nguyên nhân tại sao. Có những người học hành không ra gì mà cuộc đời làm ăn giầu có; lại những người trông vẻ bên ngoài tầm thường giữ uy quyền muôn mặt… Lẽ thường tình:”

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa…” thế mà chỉ những người giầu không phải lo lắng bon chen với vật chất mới có thể ngủ muộn; hoặc câu khác:” Những người đói rách tả tơi, của Trời chớ phụ đừng ăn chơi quá nhiều,” lại nghịch thường với thực tế. Chỉ những kẻ nhiều của ăn không hết mới phụ của chứ đói rách làm chi có của mà phụ.

Câu” Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện” một phần nào đó khuyên mọi người nên tiết kiệm lúc có để lo cho lúc chẳng may, đừng vung tay quá trán, chứ nếu vừa buôn tàu bán bè vừa ăn dè hà tiện thì phải có hơn chứ không thể nào nói đến không bằng. Tuy nhiên, nếu cho rằng đời người đã được phận số định sẵn làm sao” Có chí thì nên,” và phải chăng tin vào phận số chỉ làm hao mòn tinh thần tiến thủ?

Xét về phương diện tâm tính đôi khi có những câu thật khó mà hiểu. Chẳng hạn:” Những người lúa đụn tiền kho, ruột bằng sợi chỉ miệng to bằng trời.” Nếu nghĩ ngược lại, những người nghèo nàn, lòng rộng rãi lấy gì mà cho, và có rộng rãi thì cũng chỉ giới hạn trong cảnh nghèo của mình. Hơn nữa, thực tế cho thấy, chỉ những người giầu có mới giúp được những người nghèo vì người đã nghèo thì chẳng có nên dù lòng muốn nhưng cái khó nó bó cái khôn, cái nghèo không cho phép bởi chính mình chưa lo nổi cho mình làm sao có thể giúp người.

Lấy gì để minh chứng” Người xấu duyên lặn vào trong, bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài?” Và làm sao để thử nghiệm” Chớ thấy áo rách mà cười, những giống gà nòi lông nó lơ thơ?”

Tuy nhiên có những nhận xét về tướng diện con người nơi Tục Ngữ, Ca Dao dựa trên những gì nhìn thấy theo vẻ bên ngoài vì” Khôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện chân tay.” Những nhận xét tướng diện dựa trên kinh nghiệm chỉ được phần nào áp dụng cho bản thân, và đồng thời được lồng trong khung cảnh kinh tế xã hội Việt qua nhiều thế hệ.

Dĩ nhiên, mặc dầu nói tổng quan về tướng diện nhưng không được coi là những định luật bất di dịch mà bao gồm nhiều luật trừ; lý do dễ hiểu, tướng diện bị ảnh hưởng bởi cái nhìn bề ngoài trong khi con người còn có ẩn tướng mà đã là ẩn tướng ai có thể nhìn thấy ngoại trừ chính người mang nó nhận ra hay không. Hơn nữa sự ảnh hưởng nơi người cha cũng góp phần vào số người con theo tướng học vì cũng người đàn bà có số sinh con làm tướng nhưng gặp ông chồng sống thất đức, phá tướng, sẽ sinh con tướng cướp. Đàng nào cũng là tướng nhưng quí tướng và phá tướng chắc chắn không thể giống nhau.

Coi tướng diện không phải là coi số hay coi bói. Coi bói toán, vận số tùy thuộc vào những điều người ta không thể kiểm chứng và số mạng con người nào ai giống ai nên làm sao đúng theo như những quy luật cứng ngắc bất di dịch của lá số, của lời giải đoán… Thế nên chẳng lạ gì:” Tử vi xem số cho người, số mình thì để cho ruồi nó bâu.” Tướng diện qua kinh nghiệm thấy sao nói lên vậy:” Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm” chứ không phải rập theo những kinh nghiệm vô căn cứ không hiểu lý do tại sao; chẳng hạn:” Hà tiện mới có, bẩn như chó mới giầu.” Đã giầu có tại sao lại bẩn như chó… Có lẽ người giàu hiểu rõ hơn về phương diện nào câu tục ngữ này muốn ám chỉ.

Tướng diện được diễn tả qua Tục Ngữ, Ca Dao chỉ nói lên phần nào cá tính, tâm tính con người được thể hiện qua diện mạo bên ngoài và kinh nghiệm truyền lại bằng những câu nói ngắn gọn hoặc thêm phần sắp xếp cho có vần điệu. Phần diện mạo dựa trên cách đi đứng, ăn nói tóc tai:” Cái răng cái tóc là góc con người,” hoặc dáng dấp, hình thái kèm theo lối so sánh:” Cây khô không lộc, người độc không con.” Tuy nhiên, sự suy diễn, giải nghĩa tướng diện nơi Tục Ngữ,Ca Dao thật ra không theo nghĩa đen mà thường tùy thuộc vào lối ám chỉ, nghĩa bóng.

Coi tướng diện không phải là tin nhảm, dị đoan” Thừa tiền thì đem mà cho, đừng đi coi bói thêm lo vào mình.” Thực ra cũng có những kinh nghiệm không hiểu tại sao, có lẽ vô tình trùng hợp chẳng hạn” Thứ nhất đom đóm vô nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ ba bông đèn;” hoặc” Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang.” Đôi khi có những điều dị đoan đến độ phi lý:” Đi ra gặp đàn bà thà trở vô nhà mà ngủ,” hay” Vợ chồng một tuổi, nằm duỗi mà ăn.”

Lý do coi tướng diện vì ít nhất một phần nào tư cách con người được thể hiện qua phong thái, hình dáng là những nét bề ngoài mọi người có thể nhìn thấy bởi ai chẳng muốn:” Chọn mặt gửi lời, chọn người gửi của” mặc dầu có những trường hợp” Xem tướng ngó dạng anh hào, suy ra nết ở khác nào tiểu nhi.” Thực tâm nhận xét, coi tướng diện cho người khác, ai cũng đều gặp kinh nghiệm 90 phần trăm sai lầm, còn lại những trường hợp vô tình may mắn bởi có những ẩn tướng hoặc nét phá hay hộ cách khó có thể tổng hợp cho đúng. Coi tướng diện mục đích nghiệm nơi chính bản thân để biết mình hơn.

Trước hết, hình thái phong cách nói lên một phần nào tâm tính con người do đó tướng diện bị lệ thuộc vào tâm đức cá nhân. Tướng số có câu:” Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt.” Dĩ nhiên, ai cũng đều nhận ra những người ngay thẳng, chính trực không thể có cặp mắt láo liên hoặc lời ăn tiếng nói đặt điều xằng bậy. Tâm đức tạo nên phong thái bên ngoài cũng như giá trị con người; đó có thể là lý do tại sao” Cái đức nó bức cái tướng.” Cái đức nói theo kiểu bình dân ở đây cũng mang nghĩa thay đổi tướng diện, phong thái một người. Cũng qua kinh nghiệm tướng số,” Đức năng thắng số” đã trở thành châm ngôn cho người người cải thiện lối sống ngày một tốt lành hơn. Tướng diện phát từ tâm hồn con người và coi tướng diện để tự sửa đổi chính mình; nói theo Khổng Tử đó là tu thân. Muốn tu thân cần hiểu chính mình. Coi tướng diện để tự tìm hiểu chính mình, tìm ra phần nào tâm tính không nên nơi mình chưa để ý mà sửa đổi.

Thành ngữ có câu:” Người ba đấng, của ba loài;” cuộc đời có kẻ thế này, người thế khác cũng như đồ vật, có món tốt, món xấu chứ không phải tất cả mọi người đều có tâm tính giống nhau, hoặc mọi vật đều như nhaụ Những người khôn thì chóng già vì tâm tính hay suy nghĩ và dĩ nhiên,” Người có tiếng phi mạnh thì bạo.”

Những người có tăm tiếng phần nhiều là người có tài; tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Nhìn vào tướng diện, nét dễ nhận ra,” Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ lộ.” Không hiểu tại sao người xưa lại nói câu này. Nếu xét theo tướng học về lé:” Lưỡng mục bất đồng, tâm can bất chính,” cũng chưa chắc những người hai con mắt không ngay ngắn như nhau luôn luôn là bất chính; mà có chăng, người lé, khi thương thì thương nhất mực và khi đã ghét cũng thế… Hơn nữa, đâu có ai hai con mắt bằng nhau mà thế nào cũng có chút khác biệt.

Nếu nói rằng người lùn hay có tính kiêu căng bởi tâm tính thường hay đối nghịch với hình dáng bên ngoài nên lùn được xếp hạng thứ nhì thì càng trái ngược; đâu thiếu chi người lùn nhã nhặn, khoan hòa. Có điều, theo kinh nghiệm cho thấy một số người không được cao cho lắm rất khôn ngoan lại lắm mưu chước thế nên lùn được xếp vào một trong bốn loại dẫn đầu của tướng diện chăng. Có lẽ răng hô được xếp hàng thứ ba cần phải kèm theo điều kiện môi cong bởi theo sách tướng:” Xỉ lộ thần hân tu phòng dã tử;” răng lộ môi cong đề phòng chết đường.

Theo Tướng Mệnh Khảo Luận do Vũ Tài Lục biên soạn, một trong tướng lục ác là” thần bất hô xỉ.” Môi không che được răng là người bất hòa. Răng hô phải đầm xuống đều thì chất phác; răng đâm ngang hay ngưỡng lên, cực đểu giả (Ngân Hà Thư Xã; Sài Gòn, 1972; tr. 235).

Có nơi ghi lại:” Nhất lé nhì lùn, tam hô tứ sún.” Có thể sún được xếp hàng thứ tư do ảnh hưởng bởi sự không để ý chăm sóc cơ thể, gặp gì ăn nấy, có thể nói tham ăn nên răng bị hạị Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng đoán vô căn cứ; biết bao người sún nên làm răng giả nào ai mà biết. Chẳng lẽ tướng diện bị lệ thuộc nét sửa đổi, và nếu như thế, đâu còn gì là tướng diện, mà tâm sinh do sửa hình dáng. Ngoài ra, nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún chưa chắc đã khó thương mà có phần dễ thương tùy thuộc tâm tính từng người.

Kiếm người làm, nhất là trong giới nông nghiệp,” Khô chân gân mặt đắt mấy cũng mua.” Người chân khô không bị bịnh tê thấp, ảnh hưởng do sự thay đổi thời tiết không tác dụng nên sức khỏe đều đặn, dù nắng mưa, sương gió không cản trở công việc làm của họ nên mướn được người khô chân giúp, công việc mình không bị đình trệ.

Những người có đường gân máu nổi lên ở mặt chịu đựng cực khổ dẻo dai. Dùng người khô chân gân mặt để làm việc cho mình thì thật đáng đồng tiền bát gạo, chỉ có lợi chứ không sợ bị thua lỗ.

Xét chung, sách tướng có câu:” Ăn nhanh đi chậm là tướng quí nhân.” Ăn nhanh nhưng gọn gàng, cử điệu, thái độ chững chạc, không ngồm ngoàm, nhỏ nhặt như chuột; dáng đi khoan thai, đĩnh đạc, lưng thẳng, gót chân đặt xuống đất… mang phần quí tướng. Tuy nhiên, không phải quí tướng là bất cứ chi cũng quí bởi còn bị ảnh hưởng do các tướng khác nhất là tâm đức.

Một điều thường làm cho người có tướng quí lận đận là đã quí e khó phú. Tục ngữ có câu:” Phi thương bất phú,” mà buôn bán ảnh hưởng tâm tính khiến con người khó chân thành, ngay thẳng làm mất phần quí. Đó cũng có thể là lý do tại sao” Mặt vuông chữ điền đồng tiền chẳng có” bởi người mặt vuông chữ điền, hơi nặng hàm (như gương mặt các mệnh phụ) biểu hiệu tâm hồn đoan chính, không tham lam, tự tin, không bon chen nên thường nghèo. Ngược lại với dáng đi thanh thản của ăn nhanh đi chậm là tướng vội vàng hấp tấp đi chúi người về phía trước.

Những người lam lũ cực khổ thường có dáng đi này:” Cái đầu đi trước, gặp nhiều bước khó khăn.” Người khó tính, mặt hay cau có; khi giận thì làm gì cũng hỏng, không mong chi kết quả; do đó:” Mặt khó đăm đăm, tát nước đầm không cạn.”

Khi trong lòng có chuyện âu lo tất nhiên người ta hay thở dài; những người hay thở dài thường có nội tâm âu sầu thiếu đường giải thoát:” Những người chép miệng thở dài, chỉ là sầu khổ bằng ai bao giờ.” Trái ngược với chép miệng thở dài là vui tươi cởi mở:” Hay cười như thể đười ươi, làm ai cũng tưởng là người vô lo.” Tuy nhiên, người thâm trầm chín chắn, dẫu trong cảnh âu lo vẫn không lộ nét ưu tư sầu khổ. Sự khác biệt giữa nét vui tươi, không ưu phiền lo lắng được thể hiện bởi nét cười là nét vô duyên:” Vô duyên chưa nói đã cười.” Vô duyên ở đây bao gồm nhiều khía cạnh qua cái cười: cười cầu tài, nịnh hót, lẳng lơ, khinh thị…

Tướng diện bao gồm toàn bộ con người từ hình dáng, cách đi đứng, sự cân đối, ưu điểm hoặc khuyết được thể hiện qua diện mạo bên ngoài. Theo Việt Nam Tự Điển,” Mía đõn đầu là mía sâu, người đõn đầu là người ngốc.” Kinh nghiệm cho biết, người nào có cái đầu ngắn mà bằng phẳng ở trên là người không khôn; cũng như cây mía nào mà lá ngọn còi là cây mía sâu nõn (tr. 256, phần Thành Ngữ, Quyển Hạ.)

Lối nói bình dân có dùng tiếng” mặt thịt;” mặt thịt dĩ nhiên là nhiều thịt hoặc nhìn thấy như nhiều thịt hơn xương. Mặt thịt còn được gọi là mặt nạc; mặt thịt mà dài được gọi là mặt mo vì thịt vun lên giống như chiếc mo cau khô úp vào,” Những người phính phính mặt mo, chân đi chữ bát có cho chẳng màng.” Mặt thịt, mặt nạc, mặt mo biểu hiệu thiếu khôn ngoan, ngu đần.

Mặt thịt kèm theo môi dầy lại càng tệ;” Những người mặt nạc môi dày, mịt mù trời đất biết ngày nào khôn.” Theo Vũ Tài Lục,” môi thật dầy không có khía môi; môi luôn luôn động là mã khẩu, chỉ sự bần tiện.”

Đàn bà tóc nhiều và dài thì tốt, thuộc tướng sang. Như thế, tướng sang của một người tự bẩm sinh chứ không phải cứ học tập kiểu cách phải thế này phải thế kia mà có thể sang được. Người đã không có tướng sang thì có” học làm sang” cũng không che dấu nổi nét tầm thường của mình. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân cho câu” Trưởng giả học làm sang.”

Trái lại, người đã được sinh ra với cốt cách sang trọng, dù có bị sinh trưởng từ gia đình thuộc lớp nghèo hèn, bình dân, tự bản chất đã mang vẻ tướng của mình. Tuy nhiên, xét theo tướng diện, nếu đàn bà tóc rậm, óng mượt, dài, thuộc cốt sách sang trọng thì đàn ông với cái đầu rậm tóc chẳng lợi lộc gì:” Đàn bà tóc rậm thì sang, đàn ông rậm tóc chỉ mang nặng đầu.” Đàn ông, trên đầu không nên nhiều tóc thì dưới cằm lại cần râu. Đàn ông không râu thuộc loại tối kỵ; người không râu mà lại mặt trắng (bạch diện) Vũ Tài Lục gọi là mặt đít ếch. Sách tướng nói:” Bạch diện vô tu chung thân phá bại.” Mặt trắng không râu về già tán gia bại sản.

Đàn ông không râu cũng như đàn bà không vú:” Đàn ông không râu mất nghì, đàn bà không vú lấy gì nuôi con.” Tuy nhiên, nếu đàn ông mà râu rậm hơn lông mày lại đi kèm với cặp mắt sâu sẽ là người nham hiểm đáng sợ, thuộc tướng diện” Rậm râu sâu mắt.” Theo Vũ Tài Lục, râu rậm hay thưa phải tùy thuộc lông mày mới đúng cách. Phần trên cằm là miệng; ngoài miệng có môi. Đôi môi một người nói lên nhiều cá tính theo con mắt tướng diện. Môi cần che kín răng bởi” Môi hở răng lạnh.” Môi là cửa ngõ của miệng lưỡi nên tướng miệng đi kèm với môi. Ca Dao nói lên:” Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn, dầy môi ăn vụng…” và đồng thời” Môi thâm hiểm độc trong lòng.”

Dẫu tướng miệng tùy thuộc rất nhiều vào môi nhưng vẫn có những kiểu cách riêng. Thành ngữ dùng câu:” Miệng ngậm hạt thị” chỉ người ăn nói không ra lời, lúng búng trong miệng. Lời nói con người được thoát ra từ cửa miệng nên miệng còn được hiểu theo nghĩa bóng chỉ tâm tính; chẳng hạn:” Miệng hùm gan sứa.” Sứa nào có gan, mà hùm ai không sợ.

Người lớn lối thường hay nhát gan. Đặc tính này thường ở nơi người hay làm oai bắt nạt hoặc thích kiếm chuyện gây khó dễ cho người khác. Một đặc tính của miệng thuộc tướng tốt nơi đàn ông thì lại không tốt nơi đàn bà:” Đàn ông rộng miệng thì tài, đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng.” Chẳng những thế, miệng rộng nơi đàn bà còn mang thiệt hại nơi gia đình:” Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.” Có lẽ đàn bà miệng rộng thường là người tiêu xài không tính toán nên gây ra lắm cảnh thiếu hụt. Miệng không phải chỉ được dùng để nói mà còn để ăn; thế nên,” Miệng gàu dai (dây) nhai hết sự nghiệp,” và người có” Miệng ống nhổ ăn đổ hết cửa nhà.”

Trên miệng là nhân trung và mũi. Người có nhân trung dài sống lâu:” Nhân trung dài sống dai như ông bành tổ.” Nói về sống như thế nào lại tùy thuộc về cái mũi bởi” Những người lỗ mũi hếch lên, của xe chất đống một bên cũng nghèo.” Hơn nữa, chẳng may ai có” Nốt ruồi trên mũi hay tủi tấm thân.” Bộ phận ảnh hưởng đến mũi nặng nề nhất là cặp mắt và đồng thời cũng là bộ vị quan trọng nhất của nhân thân.

Những người thành công đều có cặp mắt tốt kèm theo mũi ngay ngắn trường nhuận. Nhìn vào màu sắc của mắt, người xưa nói:” Người khôn con mắt đen sì, kẻ dại con mắt nửa chì nửa than.” Mắt còn nói lên cá tính hoặc sự khắc thuận của một người thế nào:” Những người con mắt ốc nhồi, trai thời đánh vợ gái thời sát phu.” Mắt trắng dã đi kèm với môi thâm chứng tỏ con người bạc bẽo, hiểm độc… thuộc tướng xấu:” Môi thâm mắt trắng.” Xét riêng về tướng đàn ông, thành ngữ có câu khá thâm thúy:” Xấu mặt dễ sai, đẹp trai khó khiến.” Điều này không lạ gì bởi cái đẹp bề ngoài đối với con mắt bình thường khác hẳn nét đẹp của tướng diện.

Dĩ nhiên, những người đàn ông mặt hoa da phấn thường hay có số đào hoa. Người mang số đào hoa dễ coi thường những người phụ nữ theo đuổi nên sinh ra bất cần, khó khiến… Chắc chắn một điều, người có số đào hoa chưa chắc đã mặt hoa da phấn nhưng bình thường, nữ giới cũng như nam giới, ai không mang sẵn cá tính bẩm sinh yêu nghệ thuật, ai không dễ xiêu lòng với nét đẹp hợp nhãn…

Đàn ông có một điều tối kỵ đó là lông mọc nơi thân mình:” Mèo vằn chó vá đừng nuôi, râu ria lông ngực là tôi phản thần.” Người râu ria rậm rạp kèm theo lông ngực thuộc loại hay thay lòng đổi dạ. Lông bụng tự mình nó đã chứng tỏ con người giảo hoạt, nhỏ mọn, không chí lớn:” Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng,” hoặc” Cá khôn cá lội ra khơi, những người lông bụng chớ chơi mà lầm.” Dẫu ca dao có câu:” Người quân tử đắc ý rung đùi, kẻ tiểu nhân đắc ý gẩy đàn môi,” nhưng tướng rung đùi lại là tướng xấu:” Đàn ông ngồi hay nhịp cẳng là sẵn tính phá sản.”

Dân gian nhận xét:” Xem trong bếp biết nết đàn bà;” điều này chẳng lạ gì vì đối với xã hội Việt Nam, đàn bà là nội tướng chuyên lo việc chăm sóc con cái, cơm nước trong gia đình. Dĩ nhiên,” Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.” Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, bếp núc gọn gàng… phải là kết quả do sự làm việc của người nội trơ.. Nếu nhà cửa bếp núc ngập ngụa, con cái lấm lem nhăng nhăng nhố nhố chắc hẳn người mẹ cần phải đặt lại vấn đề.

Nguyễn Du than trong Đoạn Trường Tân Thanh:” Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” ám chỉ những người có tài thường hay bị gian truân lận đận… Đối với khách hồng nhan cũng thế:” Hồng nhan đa truân;” những người đàn bà đẹp theo lối nhìn bình thường của nhân gian thường gặp lắm cảnh trớ trêụ Phụ nữ dưới con mắt tướng diện, câu tục ngữ:” Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền” thường đánh lừa khối người bồng bột không để ý về nét ngoắt ngoéo chơi chữ của người xưa.

Trước hết, không ai dùng tiếng mua vợ hoặc mua vợ cho con mà cưới vợ hay dựng vợ gả chồng cho con cái. Ngược lại, người ta chỉ dùng tiếng mua hầu thiếp; đôi khi lịch sự văn vẻ hơn thì mới nói” cưới nàng hầu” trong thời kỳ xã hội Việt Nam còn chấp nhận” Trai năm thê bảy thiếp…” Hơn nữa, Ca Dao có câu lục bát nói về con mắt lá khoai loại có hình dạng dài gần giống lá răm:” Những người con mắt lá khoai, liếc chồng, chồng chết, liếc trai, trai mù.” Phụ nữ đoan chính không thể bị ghép chữ” liếc trai” mà những hạng” liếc trai, trai mù” thì thuộc loại đa dâm. Thế nên những người” Con mắt lá răm, lông mày lá liễu” là người đa dâm, không thể là vợ một ai mà chỉ đáng nàng hầu nếu không nói đa số là kỹ nữ.

Câu tục ngữ dùng chữ ngược nghĩa” Đáng trăm quan tiền.” Tướng đa dâm nơi nữ giới còn bao gồm: trường túc, trường mi, xích diện và làn thu thủy. Người đàn bà phần chân dài hơn thân mình, lông mày dài và thẳng, mặt lúc nào cũng hồng đôi má và kèm theo cặp mắt ướt như luôn luôn đọng nước… tướng kỹ nữ hồng trần. Xét về hình dạng, lông mày phái nữ nên hơi cong theo vòng mí mắt; những chị em trang điểm vô tình không để ý thường hay phạm phải điều kỵ này nơi tướng diện.

Không hiểu tại sao Ca Dao có câu:” Những người béo trục béo tròn, ăn vụng bằng chớp đánh con cả ngày.” Lý do thật khó hiểu bởi đâu thiếu gì những bà vợ có da có thịt một chút chăm sóc chồng con cẩn thận… lại thuộc người vượng phu ích tử. Đâu phải cứ béo là hay ăn vụng mà người đã không được ốm cho lắm dẫu có cố gắng ăn ít vẫn cứ chịu khó lên cân… Thế rồi tại sao” đánh con cả ngày” càng thấy không hợp lý hợp tình chút nào.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những người mập thường là những người có tính vui vẻ; thật ra, nếu người mập không vui vẻ cởi mở mà khăn kháu, khó tính, dễ bị bịnh áp huyết cao chết bất ngờ. Có thể rằng câu ca dao này bị giới hạn bởi kinh nghiệm riêng tư nào chăng. Ngược lại với hình tướng béo trục béo tròn là tướng thắt đáy lưng ong, eo con kiến:” Những người đáy thắt lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.” Tướng nhiều con của người đàn bà là” Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm.” Người có lưng hơi cong về phía trước, cặp vú ngang hơi thòng xuống sẽ có nhiều con cái. Ngày xưa, trong thời kỳ ấu thơ con cái được nuôi bằng sữa mẹ khác hẳn với ngày nay nên thường có quan niệm:” Cả vú bụ con.” Có lẽ cả vú nhiều sữa cho con bú nên con bụ bẫm chăng!

Sách tướng chia ra: nhất thanh, nhị sắc, tam hình. Chuông trống, dụng cụ âm nhạc làm bằng đồ tốt thì âm thanh tốt. Con người cũng thế,” Tiếng cả nhà thanh;” người có tiếng nói âm hưởng lan rộng và ngân là quí tướng. Âm thanh tiếng nói theo tướng diện khác với lời nói,” Vàng thì thử lửa thử than, chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.” Lời nói phát tự tâm; tiếng nói thuộc về âm thanh, được xếp vào hàng diện mạo. Theo tướng học, tâm đoan chính, âm thanh tiếng nói biểu hiệu chất hào sảng:” Người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.” Tiếng nói có âm thanh trầm ấm, âm điệu đĩnh đạc, hơi dài là tốt, là thanh.” Trái ngược với thanh là tục: líu lo, láu táu, thều thào, lí nhí, nói ngắn là xấu, là tục.” (Tướng Mệnh Khảo Luận, tr. 55). Nếu” Lầm bầm như chó ăn vụng bột,” vừa nói nhỏ, vừa cúi đầu là kẻ gian hoạt, âm hiểm.

Âm thanh tiếng nói hoặc kiểu cách nói của phụ nữ biểu hiệu một vài đặc tính của tướng diện. Điểm tối kỵ của phụ nữ về âm thanh giọng nói là lanh lảnh ré lên như tiếng kèn đồng hoặc tiếng lụa xé, đôi khi được gọi sắc như chẻ tre hoặc sắc như dao chém nước:” Đàn bà lanh lảnh tiếng đồng, một tướng sát chồng hai tướng hại con.” Theo Vũ Tài Lục,” Đàn bà chỉ cần một tiếng nói sang cũng đủ làm mệnh phụ phu nhân; chỉ cần một tiếng nói giọng đàn ông cũng đủ làm thịt vài ông chồng.”

Sách tướng có câu:” Nữ hữu nam thanh tất hình phu khắc tử; nam hữu nữ thanh tất tiện bần.” (Tướng Mệnh Khảo Luận, trang 58). Coi tướng âm thanh lại cần phải liên kết với thái độ của người nói chuyện. Nếu cười nói tự nhiên là người có tướng về âm thanh tốt. Nói chưa ra lời mà đã cười mang tướng xấu:” Vô duyên chưa nói đã cười, có duyên gọi chín mười lời không thưa.ạ” Ca Dao là thế nhưng gọi chín mười lời không thưa chưa chắc đã có duyên… Tuy nhiên, chắc chắn rằng chưa nói đã cười lại kèm thêm” đi như chạy” sẽ là người vô duyên:” Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên.” Ăn nói nơi người đàn bà còn lệ thuộc vào tướng môi:” Cong môi hay hớt, mỏng môi hay hờn, dề môi ăn vụng.”

Trong thơ văn, thi sĩ hay dùng tiếng” gót son” để chỉ dáng mảnh mai tơ liễu của tướng đàn bà, tướng quí. Người xưa kinh nghiệm, những người đàn bà có gót chân đỏ sẽ được nhờ cậy nơi con cái sau này:” Những người gót đỏ như son, tướng xuất như vậy có con mà nhờ.” Qua cơ cấu gia đình Việt, danh phận người đàn bà lệ thuộc vào danh phận chồng. Ngược lại, theo tướng học, người vợ và người chồng ảnh hưởng lẫn nhau về phận số. Tướng đàn bà cổ cao, ba ngấn sẽ có chồng danh tiếng:” Hỡi cô má đỏ hồng hồng, cổ cao ba ngấn lấy chồng cao sang.” Một đặc tính thường có nơi đàn bà đó là ghen. Lẽ thường,” Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái không hay ghen chồng.” Ghen không phải chỉ nơi đàn bà mà đàn ông nhiều khi còn quá quắt nhưng không có câu tục ngữ hay ca dao nào nói về đàn ông ghen. Điều này có thể bị quan niệm” Trai năm thê bảy thiếp…” khỏa lấp chăng. Đàn bà có tóc trán quăn là người ghen ghê gớm; ông chồng nào có vợ mang tướng này phải nên coi chừng, nếu không muốn nói là lang bang sẽ có ngày mang họa,” Đàn bà tóc trán quăn quăn, như vậy mới biết người ghen quá chừng.”

Vô ăn vô lo, sống không cần biết đến ngày mai sẽ ra sao là tướng lẹm cằm. Theo tướng diện, người lẹm cằm mang tướng xấu. Cằm được gọi là” địa các” hay cung” bắc nhạc” chủ về hậu vận. Thế nên,” Thà rằng chịu lạnh nằm không, còn hơn lấy gái lẹm cằm răng hô.” Tướng đàn bà bất lợi cho đàn ông là tướng lưỡng quyền cao:” Đàn bà lưỡng quyền cao chỉ mưu mô hiếp chồng.” Ngược lại, trên mặt có nốt ruồi nơi rãnh nước mắt sẽ khổ đau về đường chồng con:” Nốt ruồi dưới mắt sẽ nhắc khóc chồng.”

Trong tiết mục” Hỏi Ông Hư Tử” nơi cuốn” Tướng Mệnh Khảo Luận,” Vũ Tài Lục có chép:” Tướng có biến không? Tướng thường biến theo tâm. Theo lời Quỷ cốc Tử nói: ‘Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt. Hữu tâm hữu tướng, tướng bất tùy sinh; vô tâm vô tướng, tướng bất tùy diệt.” Trong cuộc sống, ai không nhận thấy” Thánh nhân đãi kẻ khù khờ;” vì khù khờ nên không biết hại ai, không mưu đồ gian ác do đó có tâm đức tốt, hướng thiện tất nhiên tướng tùy tâm sinh và số theo đức; trong khi những người ma lanh quỉ quyệt,” Ăn cây táo, rào cây sung,” hoặc” Đòn càn hai mũi, đâm bị thóc thọc bị gạo” dù cho có cố tình huênh hoang cũng bị trần ai khốn khổ dầy vò. Nguyễn Du cũng nói lên:” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.” (Đoạn Trường Tân Thanh).

Người xưa có câu:” Ở hiền gặp lành.” Ở hiền tất nhiên tạo tâm đức. Xét như vậy, phận số con người không phải đã được an bài từ trước mặc dầu ai cũng tin rằng” Cha mẹ hiền lành để đức cho con.” Dẫu cha mẹ hiền lành, con cái hưởng phần phúc đức, nhưng nếu con cái không biết lo sống đức độ mà đam mê chạy theo những ham muốn xấu, tất nhiên tự mình phá đổ phần phúc đức, tự mình gieo tai họa cho mình bởi tướng tùy tâm diệt và số tòng tâm. Nghĩ như thế, thưởng phạt một phần nào cũng có ngay trong cuộc sống, và do chính mình tạo ra; thuyết nhà Phật gọi là” nhân quả.”

Lẽ đương nhiên, không ai kết án con người mà chỉ kết án hành động của con người. Hành động có nhiều cách, nhiều lối từ lời nói đến mưu mô hoặc thực hành sự việc… Một lời nói thất đức, hại đến danh dự hay dèm pha xúi bẩy tạo cho người khác đi vào ngã chẳng nên có khi gây tổn hại gấp trăm ngàn lần những lỗi lầm vô ý. Ngược lại cũng một lời nói giúp cho người khác thăng tiến, sống tốt lành hơn, tạo nơi mình dầy đường tâm đức. Bình tâm nhận xét, tướng diện học có mục đích giúp mình tự nhận thấy những gì thiếu sót lo sao sống tốt lành hơn để tạo thêm tâm đức.

Như vậy, dẫu một người có tướng diện không hay, chẳng nên ca thán hoặc nghĩ mình bị mang số hẩm hiu; trái lại, nên nhớ câu” Đức năng thắng số.” Chỉ có một con đường duy nhất để cải số là sống đức đô.. Con người được sinh ra với tướng không tự mình lựa chọn nhưng cải tướng, chuyển số lại bởi tự chính mình. Nhận ra như thế, chẳng lạ gì, những ai” Gieo gió sẽ gặt bão” và đồng thời người nào” Trồng cây dâu ăn trái dâu.” Đó cũng là lý do người xưa có nói” Người trồng cây cảnh người chơi, ta trồng cây đức để đời về sau.” Người nhận ra tướng diện mình để tu thân chắc chắn không ai có thể” coi bói” hoặc” Trông mặt mà bắt hình dong” được nữa bởi đã tự cải số nên sinh ra” Tướng diện bất như tướng tâm.” Tuy nhiên, không phải vô lý mà có câu” Trông mặt bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon.” Khi một người trong lòng vui tất nhiên mặt sẽ hiện lên nét vui tươi, cởi mở, hoặc trong lòng buồn, nét mặt trở thành lo âu sầu khổ. Cái lý của tướng diện cũng tương tợ như tâm lý để lộ qua hình hài, thái độ. Xét như vậy, nếu do tướng diện mà biết được tâm thì chắc chắn tâm ảnh hưởng tướng diện. Thế nên, muốn đổi tướng trước hết cần chuyển tâm; điều này chẳng có gì nghịch lý mà lại thuận theo nghĩa tương đồng vậy.

TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC

Trong Tướng mệnh học người ta nhìn người đàn bà dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học…. Tướng mệnh học là một ngành nghiên cứu pha lẫn giữa hai loại khoa hoc tự nhiện và văn chương,

Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó

Trong sách Tướng mệnh học có một số vấn đề liện quan dến tính dục và giới tính của phụ nữ được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẫu chuyện nhất là trong lịch sử Trung quốc

Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ,Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí… thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ và diện tướng nữ nhân như sau:

Đàn bà ngồi thường mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục

Sách Bí truyền tướng pháp viết” Quyền hồng như chi giả chủ dâm bôn”

Còn cái dâm tính thì thể hiện qua đôi mắt, mắt màu hat dẻ, mắt nâu mà các nhà tướng mệnh học gội là trà sắc nhãn (mắt có màu nước Trà) thú nhãn (Mắt có màu như mắt thú) là những người xem tình dục như một trò chơi

Dâm là xấu hay là tốt

“ Không dâm sao nẩy ra hiền” , đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh,trong đó có đoạn viết” Phu phụ cấu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan.Nam nữ giao tiếp nhi âm dượng thuận như cố Trọng Ni xưng hôn nhân chi đại” (Việc vợ chồng ăn ỡ là việc mở đầu cho quần luân cũng là điều truớc nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương dược thuận, vây nên Trọng Ni (Khổng Tử) ca tụng việc hôn nhân là trọng đại)

Vây thì dâm không phài là điều xấu, xấu hay không là ở chổ cái ý nó thể hiện dâm tính

Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc Bách Vấn

Vĩnh Lạc là hoàng đế đời nhà Minh có lần mời tướng sư Viên Liểu Trang và để đàm thoại về Tướng học.

Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó. trong dó xin trích ra một câu có liên quan đến bì phu và cơ nhục và cảm xúc tình dục trong nghiên cứu này:

Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi:” Trong cung của Trẫm không có phi tần nào mặt vuông vắn, Trẫm muốn tìm một khuôn mặt như thế để lấy làm vợ, ngài nghĩ sao ?”

Viên Liễu Trang trả lời:” Đàn bà sang quí ở mi, vai, lưng và mắt, đường con cái ở bụng,vú và rốn. Mặt vuông gọi là hổ diện tất phạm vào sát tinh làm sao có thể vào cung dễ làm quí nhân. Người đàn bà hình thểnhư con phượng mới thực là đại quí. phượng thì mặt tròn dài, mi như cánh cung,mắt nhỏ thuôn dài, nhiếu tú khí, cổ tròn dài, vai lưng bằng phẳng đầy đặn. Chân quí ở chổ đó,nếu không được làm vương phi thì cũng là phu nhân”

Hỏi:” Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu ?”

Trả lời:” Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chổ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhì da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt, da đỏ hồng là huyết khô, da vàng là huyết đục, da như hơ lừa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ

Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, Cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí”

Nhuận là mịn màng, không xếp nếp, không ì trệ,không ủng thũng

Da dẻ minh nhuận, gợn ánh hồng, hoặc đen bánh mật, tươi sáng mát mẽ thì tốt trăm lần hơn trệ đục khô cằn

Da thịt

Da là nơi để cho khí sắc hiện lên

Da thịt có nhiều loại:

Chắc và mềm mại

Bầy nhầy Thô cứng nhăn nheo

Da thịt cần nhất là phải tương xứng với xương cốt, nếu xương nhỏ mà thịt nhiều sẽ thành bầy nhầy, nếu xương to mà thịt ít sẽ trỡ nên thô cứng

Người đàn bà mà da thịt bầy nhầy, phù thủng thì nhiều bệnh tật, yểu chiết, Thịt da mà thô cứng ắc khắc phu, tân khổ

Làn da trắng, mịn màng thơm tho là biểu hiện tính cách thông tuệ, văn nhã sạch sẽ…

Sách Thần Tướng Toàn Biên có đoạn chép:

“ Nhục hi kiện nhi thực, trưc nhi tủng canh dực, hương nhi noãn, sắc nhục bạch nhi nhuận, bì nhuậ tế nhi hoạt giai mỹ chất dã. Nhược sắc hôn nhi khô, bì hắn nhi sú, bang đa nhi khối phi hảo tưởng dã” (Thịt da cần chắc đặc có bề thế, không chảy xệ lại thơm tho và ấm áp, sắc phải trắng nhuận, da phãi nhỏ nhắn mềm mại đều là mỹ chất vậy. Nếu sắc đục như ám khói và khô, da đen sạm và hôi hám, thịt nỗi lên thành cục không phải là tướng tốt)

Đàn bà da lạnh thuộc tướng dâm, da ấm, nóng êm dịu là tướng tốt

Cái mùi đặc trưng của mỗi người đàn bà toát ra từ da thịt của họ dưới con mắt của giải phẩu học là sự phóng thích các phân tử do một phản ứng oxy hóa chất béo có trong mồ hôi nằm ở lổ chân lông, những vùng đặc biệt như nách, bẹn, gáy các nếp gấp… là những nơi có cấu tạo da lông và tuyền mồ hôi đặc biệt, ngoài ra các cơ quan rổng cũng có riêng mùi đặc trưng của chúng như ở miệng, mũi, tai, âm hộ, âm đạo …mùi của hơi thở và nước mắt …. cái tổng hợp và vệ sinh cá nhân sẽ tạo ra nơi người phũ nữ một loại mùi da thịt

Nhiệt độ của da thịt tùy thuộc sự phân bố của các vi huyết quản và lớp mỡ dưới da, sự dản nở các mạch máu này chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thần kinh cảm giác, một người đàn bà hổ thẹn sẽ làm hồng đôi má, nếu sợ hãi sẹ tím mặt và tay chân làm lạnh toát cả người đôi khi vã mồ hôi dầm dề

Sự biến đổi sắc diện biểu lộ tướng cách và tâm lý của người đó

Màu sắc dưới da lại tùy thuộc vào các yếu tố di truyền và sự phân bố các tế bào có chứa chất melanine là một loại sắc tố, ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng các chất tạo màu khác như màu vàng trong bệnh viêm gan, màu đen trong bệnh dư chất sắc, các bệnh làm thay đổi màu sắc của da như bệnh phong cùi, bạch tạng, vảy nến…

Màu sắc của da cũng còn ảnh hưởng của nhiệt độ, độ cao và vùng nơi sinh sống, da của các cô gái Đà Lạt, Sa Pa khác với da của người miền xuôi.. Màu sắc của da cũng còn nói lên dược tình trạng dinh dưỡng hay nghề nghiệp của người đó nữa cho nên xem da thịt của một người đàn bà dể suy đoán hậu vận của người đó cũng là một biện luận dựa trên nền tảng khoa học

Nhan sắc và tướng cách:

Theo tướng mệnh học thì cuộc đời của người đàn bà hữu hạnh hay bất hạnh hoàn toàn thuộc về tướng cách của người đó, nhan sắc dể đến với hạnh phúc nhưng cũng có thễ trở nên tại họa, chỉ có tướng cách tốt mới khả dĩ có một thân phận yên ổn hạnh phúc

Tướng cách là những nét đặc biệt hiện lên trên thân hình và ngũ quan, có thễ nhìn qua sự sắp xếp và cấu tạo của thân hình và ngũ quan bộ vị mà có thể đoán biết được thân phân số mệnh của họ

Nhan sắc và tướng cách là yếu tố đi đôi với nhau

Nhan sắc đẹp + tướng cách tốt là đại quí

Nhan sắc xấu + tướng cách tốt là phu nhân

Nhan sắc đẹp + tướng cách xấu la khổ ải

Nhan sắc xấu mà tướng cách cũng xấu là nghèo khỗ hạ tiện

Trong tướng học khi người ta suy đoán lý giải thì người ta tách phần nhan sắc với tướng cách ra để quan sát, tìm hiễu tương lai, hậu vận của người đàn bà.

Nhan sắc và cái sóng mắt đưa tình của người đàn bà đôi khi trở thành một sức mạnh hơn cả gươm giáo

Lạ cho cái sóng khuynh thành

Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi

Trong sách Tố Nữ kinh có chép chuyên trao đổi về sắc đẹp giữa Hoàng Đế và Tố Nữ như sau:

Hoàng Đế hỏi:” Tại sao sắc đẹp nữ nhân làm cho nam say đắm? Yếu tố gì trong đó làm cho con người đắm say?”

Tố Nữ nói:” Các yếu tố để làm say đắm nam nhân do trời phú riêng cho nữ nhân đó là:  

–  Tiếng nói ngọt ngào.  

–  Tính nết dịu hiền.  

–  Đầu tóc trơn láng, đen huyền.  

–  Thịt da trắng, mềm.  

–  Xương cốt yểu điệu mãnh mai.  

–  Thân hình thon thả vừa tầm..

Trong giới tính học thì tướng cách của một người cũng giúp rất nhiều trong nghiên cứu toàn bộ tình dục một cách hoàn hảo vì đời sống tình dục của loài người là một hạnh phúc trong cuộc sống của họ không phải tình dục chỉ là thỏa mãn thuần túy về xác thịt

Tướng Phụ nữ: Tướng Phụ nữ:

1. Nhất kiến khả kính, quý thọ nhi đa nam (vương phu ích tử, vừa quý vừa thọ, sinh nhiều con trai)

2. Nhất kiến khả trọng, trinh khiết nhi phúc trạch (phúc thọ)

3. Nhất kiến khả hỹ, tà đãng nhi dị dụ (Tướng dâm)

4. Nhất kiến khả khinh, bần bạc nhi tiện yểu (vừa dâm vừa tiện, và nghèo hèn)

5. Nhất kiến khả uý, cương cường nhi khi tâm (có uy, tính ngang bướng, gian ngoan)

6. Nhất kiến khả khủng, khác nhi ác cực (ác tướng, nên tránh xa) Đàn bà mà phạm vào 3 điều cấm kỵ sau đây là không tốt:

1. Diện sắc hữu xích bạc như hoả giả mệnh đoản tất vong (mặt lúc nào cũng đỏ rực như lữa, chết bất đắc kỳ tử)

2. Diện sắc nộ biến thanh lam, giả độc hại chi nhân (Khi giận mà mặt dổi xanh xám là tướng cực ác, tâm địa gian hiểm)

3. Diện sắc trần ai bần hạ yểu tử (Mặt lúc nào cũng như đưa đám, tướng bần tiện yểu tử)

Ngoài ra đàn bà có đào hoa sắc hay đào hoa nhãn thì rất xấu nhưng đàn ông thấy là khoái:

Có câu:

Hồng diện đa dâm thuỷ

Mi nùng đa âm mao

Nói chung đàn bà mặt mũi lúc nào cũng nên tươi tắn sáng sủa, và vui vẽ cũng như nói năng ôn hoà dịu dàng thì tốt…

Theo các nhà tướng học thì khi xem tướng cho các bà thì trước tiên coi tướng mũi vì tướng mũi là cung Phu tinh chỉ về chồng, đại khái là mũi tốt thì tốt thì có chồng giỏi, mũi tốt thì phải có thế vững vàng ngay thẳng, tròn trịa và phối hộ đắc cách với trán + lưỡng quyền + cằm, nếu mà đắc cách như thế là rất tốt, vừa phúc hậu, vừa vượng phu ích tử, nếu mắt có liêm quang nữa thì sẽ rất nỗi tiếng…

Thần Tướng Thuỷ Kính viết:

                                Thiên địa chi đại, thác Nhật Nguyệt vi minh

Nhất than chi vinh, thác lưỡng mục chi quang

Nhật Nguyệt năng chiếu vạn vật

Lưỡng mục năng tri vạn tình

Tướng mắt

1. Nhãn quang như thuỷ, nam nữ đa dâm (mắt lúc nào cũng ướt, rất dâm)

2. Mục hồng ngữ kết hiếu sắc vô cùng (mắt pha màu hồng, hiếu sắc)

3. Viên tiểu đoản thâm, kỳ tướng bất thiện (mắt tròn và nhỏ, xấu, là tâm đia không tốt)

4. Đoản tiểu chủ ngu tiện (mắt ngắn mà nhỏ, chủ hèn đần)

5. Xích Ngân xâm đồng, quan sự trùng trùng (mắt nhiều tia đỏ, dể vướng vào lao lý)

6. Mục vĩ tương thuỳ, phu thê tương ly (đuôi mắt cụp xuống, vợ chồng xung khắc, phân ly)

7. Mục xích tinh hoàng, tất chủ yểu vong (mắt đỏ, con ngươi có sắc vàng, chết yểu)

8. Nhãn thâm định, thị phiếm tư lương, đới khấp phương phu tử bất cương (mắt lúc nào cũng thâm quần lại ướt, làm khổ chồng con)

9. Lưỡng nhãn phù quang, song luân phún hoả, hung ác đại gian chi đồ (mắt đỏ lại sáng quắc, háo sát tàn nhẫn, lạnh máu)

10. Thượng bạch đa tất gian, hạ bạch đa tất hình (thượng ha tam bạch đều là mắt xấu, vừa dâm vừa gian và dể bị tù tội)

11. Nhãn nội đa mạch, nữ sát phu (mắt bình thường có nhiều gân máu là tướng sát phu)

Tướng Miệng:

1. Khẩu dốc như cung, vị chí tam công (Góc miệng uốn cong lên như hai đầu cung, cực tốt)

2. Khẩu như hàm đan, bất thụ cơ hàn (Miệng đỏ như son một cách tự nhiên, phú quý)

3. Khẩu phương tứ tự, tín nghi chân (Miệng như chữ Tứ, góc cạnh đều đặn đẹp, trung nghĩa và giàu)

4. Khẩu như súc năng, như suy hoả, tiêm nhi, phản tiêm nhị bạc hữu văn lý nhập khẩu (Miệng lúc nào cũng chu ra như đang thổI hơi, miệng dẩU ra, nghiêng lệch, chủ bần tiện)

5. Tung lý nhập khẩu ngã tử. (nhiều văn nhập vào miệng, nghèo hèn) Hai đường pháp lệnh chạy cong vào hai khoé miệng, đói khổ, chết vì đói)

6. Khẩu như suy hoả, cơ hàn độc toạ (Miệng như thổi lữa chủ cơ hàn và cô độc)

7. Khẩu ư lộ sĩ (miệng ráng ngậm mà vẫn thấy răng, bần tiện)

8. Thượng thần cai hạ, thần pháp bần hàn (Trên dày, dưới mõng chủ bần hàn) Hạ thần qua thượng, dả dối trá kiêu căng (Dưới dày trên mõng, dối trá, gian sảo)

9. Vi tiếu khẩu (miệng lúc nào cũng như có vẽ cười) chủ ôn hậu

10. Chấn tĩnh chi khẩu (Miệng lúc nào cũng như mím chặt) chủ cương quyết

11. Lãnh tiếu chi khẩu (Cười lạnh nhạt, nhếch mép) thâm độc, ác tâm.

Tướng Tóc:

1. Mấn phát can táo ưu sầu chi lão (Tóc khô là tướng u sầu suốt đời)

2. Mấn phát thô sơ tài thực vô sơ (Tóc khô mà thưa thì tiền bạc suốt đời chẳng dư)

3. Nhĩ biên vô phát tâm hoài độc (Tóc mai không có thì tâm địa không tốt)

4. Hắc như ti vinh quí chi tư (Tóc óng mượt mềm mại như nhung và đen tuyền là phú quý)

5. Mấn phát loạn sinh giảo trá nhân tăng (Tóc xấu mà lại rối lung tung tính tình sảo trá gian hiểm)

6. Phát trung xíng lý tất chư binh tử (Tóc có vết đỏ một cách không bình thường là chết bất đắc kỳ tử)

7. Vị cập tứ thập nhi phát bạch, huyết suy nhi mệnh đoản (Đàn bà mà tóc bạc sớm khi chưa qua khỏi tuổi 40 là huyết suy, yểu tử)

8. Phát phồn đa nhi khí sú giả chuân chuyên nhi bần tiện, phát như bồng quyền giả tính giảo nhi bần khổ (Tóc mà dựng đứng, tướng chỉ bần tiện chi nhân, tóc rậm mà còn có mùi hôi tự nhiên là tướng vừa hèn hạ vừa gian hiểm)

Tướng Cổ:

Cổ của đàn bà cần phải hội đủ các điều kiện sau đây:

Phong: đều đặn trước sau

Viên: Tròn trặn (Giàu)

Kiên: Cứng cáp vừa đủ

Thực: Chắc chắn vững vàng

Sách Tướng Lý Hành Chân” viết:

1. Phì nhân cảnh đoản sưu nhân trường, Tự đắc thanh danh phan tứ phương (Người mập và thấp nười thì cổ ngắn mới hợp cách)

2. Cảnh tiểu ưng tri niên thọ tróc, túng nhiên phú quí mạc thương lượng (nếu mập mà cổ nhỏ thì yểu tử và nghèo hèn)

3. Đống lương bất chính tính tình thiên, phiêu bạt vô y tại vãn niên, Bỉ lận kinh doanh hưu vấn phúc, Tổng bả âm công tác phúc cơ (Cổ cong queo, số khổ cực gian nan, phiêu bạt trôi nỗi, tính lại nhỏ nhen biển lận)

4. Xà cảnh đoan nhiên thị tiểu nhân, Khả lân nhất thế chí nan thân, Tương phùng phú giá đê đầu sàm, Trắc lập ân cần tiếu ngữ thân (Cổ rắn lắc lư không yên, tính dâm loạn, tiểu nhân, nịnh bợ, hay thấy sang bắt quàng làm họ)

5. Thân trường cảnh đoản bất vi cao,

Điểu vũ yên năng tác phượng mao

(Mình dài cổ ngắn là tiện nhân, chẳng khác nào lấy chân chim sẽ gắn vào thân Phượng Hoàng)

TƯỚNG CHÂN CỦA ĐÀN BÀ KỴ 8 ĐIỀU SAU ĐÂY:

1. CHẮC là đi đứng cứng ngắt  –  ngang bướng, nghèo hèn

2. KHÔ da thịt khô khan, mốc meo,  –  bất nhân, không có tín nghĩa

3. THÔ xương lộ  –  bần hàn

4. BẠC nhỏ bé khẳng khiu, dáng người yếu đuối  –  không thẻ giàu sang được

5. ĐOẢN là ngắn ngũi, chân ngắn hơn thân người  –  dâm và nghèo

6. TIÊU là yếu, đi như không vững  –  không chí khí, tính nhu nhược

7. SƯU là chân ốm nheo như chỉ xương với da  –  lao khổ suốt đời

8. TIÊM nhỏ nhọn, đầu xương nhọn và lồi ra  –  vừa ác vừa đần

1. Túc bối bạc nhi quang trụ, bôn khổ kham ta (chân mõng như không có bụng chân, ống quyển lại bóng, lao đao khổ sở)

2. Cốt lộ cân phù lục thân hà năng ỷ kháo (Xương lộ gân lộ, lăng loàn trắc nết, bất hiếu bất nhân)

3. Túc bạc thủ đoạn định thị cường ngoạn chi lưu (khẳng khiu lại ngắn, dâm và ngang bướng)

4. Nhục khô bì sáp nhất sinh an vọng hiển vinh (Da khô mà nháp, suốt đời đừng mơ chuyện hiển vinh)

5. Cước bối hậu hưởng phúc bất tận (Bàn chân dày đẹp thanh tú, phúc lộc dồi dào)

6. Túc đế hắc chí, tương lai phú quý miên trường (gan bàn chân có nốt ruồi  –  giàu, sinh quý tử, nếu có 7 nốt ruồi mọc thành chùm là cực tốt, nhất túc đạp thất tinh là sinh con có chân mạng đế vương)

7. Tất viên như đẩu nhất thế bình an (Đùi đẹp, chân dài, đầu gối đẹp cân xứng  –  suốt đời sung sướng)

8. Thoái đại tất tiểu bán sinh quan tụng (Đùi to mà đầu gối quá nhỏ, hay mă’c quan tụng, thua thiệt)

9. Tất thượng sinh cân nhất thế bôn tẩu (Đầu gối nổi gân có vòng, suốt đời bôn tẩu, lao đao)

10. Tất tiểu vô cốt chủ tảo vong (Gối nhỏ, đùi ngắn,  –  bần tiện, yểu tử)

11. Tất tiêm thoái hiểu vi hạc tất chư hạ tiện (Đầu gối quá nhỏ, chân lại khẳng khiu yếu đuối như không xương,  –  yểu bần)

12. Thoái tất như sài lão vô kết quả (Da khô đầu gối nhỏ xương so với đùi  –  đến già vẫn chưa làm nên chuyện gì như ý)

YÊU TƯỚNG VÀ ĐIẾN TƯỚNG (tướng eo và mông)

1. Yêu nghi đoan viên hề nãi vi bối chi nghi biểu (Eo tròn trịa, ngay thẳng, có nghi biểu tốt,  –  phú quý)

2. Phú quý khả suy hề nãi phì viên nhi vi nhiễu (Eo tròn trịa đầy đặn, giàu)

3. Dâm tiện đa tà kiêu hề, bần ngu hề đa hiệp tiêu (Eo lệch và hẹp mõng, dâm tiện và ngu đần)

4. Yêu tế điến cao hề phá gia đô vi kỳ kiểu (Mông lớn cong cớn, eo nhỏ, dâm tiện, phá sản)

5. Yến thể phong yêu hề tính mệnh như hà bất yểu (Mình én mà eo ong, dâm tiện và yểu tử)

6. Sưu nhân vô điến, đa học thiểu thành nhất sinh khốn đốn (người gầy mà không có mông, học nhiều nhưng cũng không làm được gì lớn lao cả)

7. Phì nhân vô điến, hữu phu vô tử, cô độc cùng khốn (người mập mà không có mông thì hiếm con hoặc không con, cô độc nghèo khổ)

8. Còn trẻ mà mông teo, cuộc đời lao khổ.

9. Mông lớn tròn trịa cân xứng và rắn chắc, vừa đẹp và vừa đam mê luyến ái, chí tình, hào phóng và rất độ lượng, vượng tử.

10. Mông nhỏ vừa đủ nhưng chắc và cân xứng với eo, dâm nhưng kém phúc lộc. Ngọc đới yêu vi: Quanh bụng có lằn thịt nỗi rõ ràng đẹp như cái đai ngọc, tướng vượng phu ích tử (giúp chồng thành đạt, sinh con quý tử)

Note:

Cổ tướng thư có câu đại khái như vầy nè: Đàn bà thắt đáy lưng ong chỉ nên cưới làm thiếp chứ không nên cưới làm vợ, nghĩa là đàn bà mà lưng cong và dày, eo nhỏ, mông lớn, chân dài, thì không nên cưới làm vợ vì rất dâm đảng, nếu không thì sẽ nuôi con của hàng xóm hay bạn thân của mình…

1. Phù nhũ giả, vận huyết mạch chi tinh hoa liệt tâm hung chi tả hữu Nhũ hữu thất khiếu vi tiên thiên chi nguyên khí, nữ tử chi mệnh cung, tinh huyết hội tụ chi sở (Tinh hoa vận chuyển huyết nơi đây, phải trái tâm hung chia tỏ bày Bãy lỗ tiên thiên cung mệnh nữ, là khu nguyên khí tụ nơi này)

2. Nhũ đầu đại nhi hắc giả hiền năng đa nhi tử (Nhủ hoa lớn, nhủ đầu đen đẹp, giỏi giang, hiền năng và sinh nhiều con)

3. Nhũ đầu như chu sa, Sinh quí tử (Nhũ hoa đẹp, nhủ đầu đỏ như chu sa, sinh con quý tử)

4. Nhũ đầu tiểu bạch nhu nhược vô năng nhi thiểu tử (Nhủ đầu nhỏ và trắng bệch, vụng về, vô tài, hiếm muộn)

5. Nhũ đầu hồng nộn giả đa vi dung bộc (Nhũ đầu có màu hồng non, có mùi hôi hám, thân phận làm nô tỳ)

6. Nhũ bạc nhi vô nhục y thực bất túc (Nhủ hoa nhỏ và mõng, nghèo hèn)

7. Nhủ tiểu tuy khoan bất túc giai, hữu tiền vô lượng tính tình quai (vòm ngực lớn nhưng mà nhủ hoa quá nhỏ, cũng khá giả nhưng tính tình kỳ cục không theo bình thường)

TOẠ TƯỚNG (Tướng ngồi và tướng ngủ)

1. Toạ như sơn chi ổn tịch nhiên bất động (Ngồi vững vàn như núi, thần thái trầm ổn ôn hoà, không động  –  Cực tốt)

2. Toạ cửu nhi thần minh (Dù ngồi lâu mà tinh thần vẫn sáng suốt và thoải mái  –  cực tốt)

3. Toạ nhược thái sơn khởi nhược vân (Ngồi vững vàn trầm ổn, khi đúng dậy nhẹ nhàng, êm đềm như mây trôi, không uể oải, không quay đầu nhìn tới nhìn lui, phải nghiêm chánh  –  cực quý)

4. Toạ lập vô thần tướng yểu mệnh (Ngồi mệt mõi như mê mẩn tâm thần, là bần vừa yểu)

5. Kỳ toạ bất cung kỳ thể bất cẩn (Ngồi thiếu cung kính, không giữ gìn ý tứ, là người cẩu thả nên hay lầm lỗi)

6. Toạ nhi trường thán (Vừa ngồi mà đã than thở luôn miệng, sức khoẻ yếu, tinh thần bạc nhược, nghèo, khắc phu)

7. Toạ nhi ngôn sơn sơn tướng (vừa ngồi xuống là đã nói liên tu bất tận, là người nhiều chuyện, hay dèm pha đố kỵ, xấu tính)

8. Giao tất toạ tướng (cây rung thì lá rụng, ngồi mà không yên, rung đùi, hay thay đổi thế ngồi, là phúc thọ không bền, rất xấu và rất dâm, suốt đời lao đao cùng khốn, bần tiện)

9. Cẩu toạ tướng (Ngồi như chó ngồi, chưa yên chổ, mà đã ngã nhiêng thay đổi, rất gian dâm, và nghèo khổ bần tiện)

10. Ngồi chữ vương, ngũ chử đại, thở như rùa (quy tức) là cực quý (nghĩa là ngồi ngay ngắn y như mí ông tướng trong phim tàu hay trong cải lương, và ngũ thì chân tay dang rộng thoải mái, ngũ thì hơi thở rất nhẹ dường như không nghe gì cả y như là thở bằng tai vậy)

11. Phù ngoả giả hối huyền chi hậu, hưu tức chi kỳ dã, dục đắc an nhiên khi tĩnh, điềm nhiên bất động dã (Ngũ yên như rùa, an nhiên thoải mái vô cùng, dể ngũ dể tỉnh lạ lùng, khi thức giấc mà mặt mũi vẫn tươi tĩnh, thần khí trầm ổn, là cao sang phú quý)

12. Ngoạ như thi trực khí suy hư, khai khẩu, vô thần suyền tự chủ, tử tức gian nan niên thọ tróc, bôn lao nhất thế một tiền dư (Ngũ như xác chết, chân tay cứng như xác chết, há miệng hết thần, bần tiện nghèo khổ, yểu tử, hiếm muộn)

13. Ngoạ đa triển chuyển (ngũ mà hay vật vã trở mình, tính tình rất khó thương, dâm đảng và dể sa vào con đường sắc dục)

14. Thuỵ trung sàm ngữ (ngũ hay nói mê nói sảng, là bất tín bất trung, là tướng hạ tiện, bần hàn)

Cửu châu bình mãn tính tình khoan

Toạ thị đoan nghiêm kiến đại quan

Phu Xướng phụ tuỳ vinh giáp đệ

Khoá nhi tụng độc dụ do hoan

(Mặt mũi đầy đặn, tính tình khoan hoà thư thái, ngồi đứng đoan chính, nói năng nghiêm trang, kính chồng, khiến cho gia đình hoà thuận, con cái an vui, là tướng đức hạnh, và phú quý)

Đởm thị hoà bình ẩn ngách quyền

Tỵ lương đoan chính thập phần nghiêm

Tính tình khoan thuận nhân xưng tiển

Khang lệ lan phòng phúc lộc toàn.

(Ngũ nhạc cân xứng triều cũng, mắt nhìn ngay thẳng đoan chính, mũi cao tròn hợp với các bộ phận khác trên khuôn mặt, tính tình nhu thuận diu dàng, tướng phục thọ và giàu có)

Thủ như ưng qua giáp như sang

Sỉ bạch thần hồng nhan sắc trang

Bất thụ triều ân phong mệnh phụ

Thông minh tiêm sảo hiệu hiền lương

(bàn tay đẹp, ngón tay thon dài, đầu ngón tay nhỏ như ngòi bút, răng trắng môi đỏ hồng, phong thái nghiêm trang ôn hoà, là tướng người đàn bà hiền lương, thông minh, khéo léo, giàu sang hạnh phúc đều được hưởng, xứng danh mệnh phụ phu nhân)

BẢY SÁT TƯỚNG CỦA NỮ GIỚI

1. Mắt lúc nào cũng vàng khè như bị bệnh

2. Mặt thì to mà miệng thì lại quá nhỏ, chúm chím.

3. Hai tai luân quách không rõ ràng, hoặc là không có vành tai

4. Tóc thì quá rậm mà lông mày lại quá thưa, hoặc như là không có lông mày

5. Đẹp rực rỡ, đẹp đến mê hồn, hay là có nét đẹp rất man dại, liêu trai.

6. Mặt thì nhỏ mà mắt quá lớn và hơi lồi, đi đôi với lông mày rậm và thô kệch.

7. Mũi nhỏ gầy, mà lại có văn chi chít.

QUÝ TRUNG HỮU TIỆN (PHÁ CÁCH Của Tướng Phụ Nữ)

1. Ngũ quan đoan chính, đẹp đẻ nhưng da lại khô cằn, huyết suy

2. Mắt đẹp về hình, đen và đều, sáng và trong, nhưng nhìn chẳng ngay, hay liếc ngang liếc dọc

3. Ngũ Quang toàn mỹ cân đều và đẹp, nhưng khi nói năng thì hay la lối ầm ĩ chứ không dịu dàng ôn nhu

4. Mặt đẹp và rực rỡ, tươi như hoa, nhưng da thì lại rất lạnh

5. Giọng nói trong trẻo êm ái nhưng lại êm ái quá và lại có tính hay đắm say

6. Cười tươi như hoa là tốt, nhưng hay cười vuốt, không thật thà

7. Đứng ngồi đoan chính, nhưng lại hay chau mày nhăn mặt

8. Tướng toàn mỹ về ngoại hình nhưng hay cắn mống tay hay là hay vuốt tóc

9. Ngũ Quan toàn mỹ, ấn đường cao và sáng sủa, đắc thế với Mũi, nhưng ngồi mà cứ hay sữa qua sữa lại không yên

NGŨ TÚ Của tướng Phụ nữ”

1. Nhục Tú: Diện sắc tụ khí (Mặt sáng như có hào quang)

2. Cốt tú: Nha sĩ tự Huỳnh Ngọc (Răng đều trắng bóng, và đẹp như ngọc)

3. Huyết tu: Mi thanh nhi phát minh (Lông mày, lông mi, âm mao và Tóc mịn màng đen bóng, óng ả, và thơm tho)

4. Khí tú: Thanh thanh nhi ngôn viên (Giọng nói trong trẻo và rất rõ ràng, như tiếng ngọc cham vào nhau, dù đứng xa mà vẫn nghe rỏ ràng)

5. Chất Tú: Nhãn thần minh (Mắt sáng nhưng thần quang ôn hoà trầm tĩnh, thu phát tuỳ ý, ánh mắt diu dàng…)

Nhất TIỆN phá cữu quý, nhất QUÝ phá cữu tiện

Đó chính là TÂM TƯỚNG, TÂM TƯỚNG có thể hoá giải được hết khuyết điểm của hình tướng. Vấn đề đạo đức và tu thân rất quan trọng đối với phụ nữ, Tam Tùng Tứ Đức tuy xưa nhưng vẫn là cái căn bản đầu tiên đòi hỏi người phụ nữ Vietnam nói riêng, và Á Đông nói chung, qua mọi thời đại và thế hệ, phải có !!! Cái gì đi quá limits đêu` không tốt, dâm thì nên dâm nhưng không nên thái quá… lúc nào cũng tu tâm giữ mình, nên có ý chí để kiềm hãm đam mê, cố gắng kiểm soát chặc chẻ hành vi, đi đứng, nói năng, cười giỡn, nằm ngồi sao cho được nghiêm trang đoan chính, rèn luyện tính nết luôn ôn nhu dịu dàng, tâm địa hiền lương, thì cho dù có ngoại hình xâú xa đi nữa thì cũng hưởng phúc an nhàn, gia đình hạnh phúc vui vẽ…. Muốn rèn luyện bản thân thì không dể chút nào, đòi hỏi phải có một ý chí sắc đá, một nghị lực và kiên nhẫn phi thường…. Feurzinger nói: “ Có người cả đời rất ít khi sữ dụng ý chí, làm tôi cho tình dục mà không dè” . Đức Khổng Tử cũng nói: “ Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giã giã”

Đàn ông mà tài hoa cái thế, anh hùng xuất chúng thì thường là rất dâm, nên để chết vì đàn bà. Đàn bà càng đẹp lồ lộ bao nhiêu thì lại cũng thường rất dâm và cuộc đời luôn đa sầu đa khổ, hồng nhan truân chuyên. Tạo hoá rất công bằng trong vấn đề này.

Tại sao những người đàn bà đẹp thường lại có những ông chồng ngu dốt?

Xin thưa:

Tại vì một người đàn ông khôn ngoan không bao giờ lấy một người đàn bà đẹp làm vợ.

TƯỚNG HÌNH PHU KHẮC TỬ

1. Nhã trá tị khúc (Nhĩ căn nhỏ hẹp, mũi gẫy, hoặc cong quặp) (Hình khắc vì tâm ác)

2. Tị lương hữu tiết (Sóng mũi có đốt từng đoạn) (Hình khắc vì tâm ác)

3. Cốt hoành diện hắc (Mặt nám đen, xương lộ nhọn)(Hình khắc vì tâm ác)

4. Thanh cố phát hoàng (Tiếng nói rè, đục, tóc thì cháy khô, vàng khô)(Hình khắc vì tâm ác)

5. Cảnh đoản diện trốc (Cổ ngắn, mặt nhỏ, lông mày sơ xác)(Hình khắc vì tâm ác)

6. Nhãn khởi tam giác (Mắt hình tam giác) (Hình khắc vì tâm ác)

7. Phát thô sáp (Tóc thì khô và rối, trông dơ dáy)(Hình khắc vì tâm ác)

8. Tị câu hữu văn (Mũi quắp và có văn chằng chịt)(hình khắc vì ích kỹ hẹp hòi, cố chấp)

9. Sơn căn trung đoạn (Sơn căn thấp tẹt hoặc gãy khúc)(hình khắc vì ích kỹ hẹp hòi, cố chấp)

10. Nhãn trường vô cái (Mắt dài, mà lông mày ngắn ngũn và dầy)(hình khắc vì ích kỹ hẹp hòi, cố chấp)

11. Đầu như lập noãn (Đầu trên nhỏ dưới lớn trông như cái trứng)(hình khắc vì ích kỹ hẹp hòi, cố chấp)

12. Hạ thần quá thượng (môi trên mõng, môi dưới dầy và chìa ra ngoài) (hình khắc vì ích kỹ hẹp hòi, cố chấp)

ĐẠT MA SƯ TỔ LUẬN VỀ 12 NÉT QUÍ TƯỚNG CỦA PHỤ NỮ:

                1. Hiên môn phong mãn, sinh tử thanh cao

2. Hiên môn bất hãm, đa tử thả hiền

3. Lệ đường nhục an, đa nữ nhi quí

4. Lệ đường vận hậu, chủ hữu quí nữ

5. Thú phụ vấn đức chi yêu sáp mặc nhi phát phi hình nhuận

6. Dương phương hướng tây, hướng trung hữu lộc nha vô đố

7. Thanh thanh sắc định, tiếu quả bộ an hỉ sứ ngang vô biến thái, ngũ giả giai hiền nữ giả

8. Cầu tứ vấn thiếp, định tu thanh ẩn, tị lương bất long vị thanh phúc chi nữ

9. Hữu đức đương hữu bất hốt, diễn sự toàn tại bất tham

10. Thể lương phát nhuận đức chi nhuận thân dã

11. Lâm tủng, mộ thực, khuất trung chính nhi long đằng

12. Ấn đình hoả thổ thường minh, tướng phu đăng đệ

CỔ TƯỚNG THƯ BÀN VỀ CHÍN NÉT TƯỚNG TỐT CỦA PHỤ NỮ NHƯ SAU:

1. Đầu viên ngách bình” (Đầu tròn, trán tròn, không gồ ghề, lồi lõm)

2. Cốt tề bì hoạt (Xương thon chắc, da dẽ min màng)

3. Thần hồng sĩ bạch (Môi hồng, răng trắng và miệng thơm)

4. Nhãn trường Mi tú (Mắt dài, lông mày đẹp, có thể nói là Mày Ngài Mắt Phượng ở đây)

5. Chỉ tiêm trường hậu (Tay dài, ngón tay thon thả búp măng)

6. Thanh thanh như thuỷ (Tiếng êm ái diu dàng và trong trẻo)

7. Tiếu bất lộ sĩ (Cười không lộ nướu răng)

8. Hành bộ từ hoãn ngoạn đoan tĩnh (Đi Đứng nằm ngồi nghiêm trang đoan chính)

9. Thần khí thanh hoà bì phu tế nhuận (Thần khí sáng suốt, ôn hoà, nói năng rõ ràng, đàng hoàng)

THẦN TƯỚNG TOÀN BIÊN Viết:

1. Sơn căn ngay ngắn cao và đầy đặn: sung sướng đầy đủ

2. Ấn đường tròn trịa, cao, đầy đặn và sáng sủa: có chức vụ, thành công

3. Mắt phải, mắt trái cùng hàng, đều đặn, đen sáng và ngay ngắn, mục quang ôn hoà, thu phát tuỳ ý: dể thành công vẽ vang, Hưởng Lộc Trời.

4. Hai lông mày cân phân, rõ nét, dài bằng hoặc dài hơn mắt và phối hợp đúng cách của mắt: Sung sướng, đa tử.

Chúng ta sẽ bàn chi tiết về Nhãn tướng và Mi tướng trong tương lai. Tạm thời thì coi tướng của phụ nữ thì nên chú trọng vào các nét tướng chủ về PHU, TỬ, TÀI, VÀ HUYẾT SẮC (Huyết phải tốt và không trệ)

Coi về Phu và Tài thì coi Mũi và Môi (Mũi đàn bà được coi quan trọng vì chủ về cung PHU tinh, theo quan niệm Tam Tùng ngày xưa thì đàn bà sau khi lấy chồng thì phải sống nhờ chồng, chồng giỏi thì vợ sướng, chồng hèn thì vợ khổ, chồng chết thì nhờ con lúc tuổi già cho nên cung Phu Tinh và cung Tử Tức rất quan trọng, ngày nay đã khác xưa, đàn bà thì tự lập hơn và thông minh hơn, cứng rắn hơn, cho nên không còn phải tuyệt đôi’ phục tùng chồng nữa… Dù sao thì Mũi vẫn là căn bản trong các nét tướng Vượng Phu Ích tử, cho nên chúng ta vẫn phải coi cho kỹ…

Coi về Tử Tức thì coi ở vành môi, ngoạ tàm (tức là Lê, dường ở dưới mắt, và coi phối hợp phần dứơi môi, cùng với Nhân Trung)

Coi về Huyết khí thì coi ở Da…

HẠNG LÃO TIÊN SINH VĂN GIAI BÀN VỀ CÁC PHÁ TƯỚNG CỦA PHỤ NỮ:

1. Âm hộ suy phong (Đi tiểu mà phát ra tiếng kêu như tiếng huýt sáo, hoặc ồ ồ như thác nước, hoặc vòi nước)

2. Tiểu âm thần quá dài (…..)

3. Bộ mặt trắng đẹp, nhưng thân thể thì đen và hôi nách

4. Âm hộ vô mao như con nít, và nách không có lông một cách tự nhiên

5. Vô cớ hay thở dài, hay sụt sùi, suýt soa như con nít

6. Trán hối và bóng láng như thoa mỡ

7. Chân tay rất to và thô, bàn chân bằng phẳng như chân vịt

8. Miệng rộng lớn như miệng cá chép, giọng nói khàn khàn hay như tiếng phèng la, hay tiếng như tiếng đàn ông, nói ra rả liên tu bất tận, nước bọt văn tung toé hay sùi bọt hay bên mép, ngũ hay chép miệng, nghiến răng,

9. Tóc dài quá chân và mắt ốc lồi

10. Khi đại tiên và tiểu tiện mà ào ào ra nhanh một lúc thì xong ngay

11. Đàn bà mà có râu mép rõ ràng

12. Lông tay râm rạp và lông ngực y như đàn ông

13. Đi đứng hiên ngang, đi hai hàng, đi dậm chân thình thịch như nhà binh

14. Nói chuyện hay nhăn mặt nhíu mày, mắt đỏ, mặt xanh hay đỏ

15. Ngũ mỡ mắt hi hí, miệng hả to như đàn ông

16. Ăn ngồm ngoàn, nhai lép chép, ăn như đàn ông

17. Đàn bà mà trán cao rộng, sáng sủa đầy đủ thì thông minh nhớ dai nhưng lận đân. Tình duyên, chồng con

18. Đàn bà mà có lưỡng quyền cao rộng, nẫy nỡ là tướng can đảm, có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng, cho nên khắc chồng.

19. Đàn bà mà có tiếng nói cao, vang xa, hay trầm hùng, ngân lâu như tiếng chuông thì là tu*ớng khắc phu, dâm loạn, và phá bại.

20. Mũi lệch trơ xương, cong queo, lổ mũi hếch lên, thân mũi ngắn ngũn, tướng khắc hãm và làm tổn thương đến chồng, con.

21. Mắt tròn vo, trắng dã, hở nướu răng, môi vẩu, tai nhỏ xíu, tiếng nói như phèn la bể, đầu to mà thân mình nhỏ, mông lép, mày rậm…. khắc chồng tổn con, về già cô đơn khốn khổ

22. Mặt nhiều tàn nhang, mắt ướt, chủ về háo dâm.

23. Lệ đường hôn ám có gân xanh chạy dài đến ngư vĩ, tính dâm và thích chuyện vụng trộm.

24. Phía dưới mắt có nốt ruồi đen, mắt lúc nào cũng ướt như khóc, tiện dâm

25. Trò chuyện với đàn ông mà hay lè lưỡi liếm mép, hoặc hay nhắm mắt làm duyên, hay thường nhắm mắt trước khi nói… tính thích gian dâm.

26. Miệng rộng, khoé miệng trể xuống, mắt ướt hay đỏ, tiện dâm

27. Mũi quá cao, nhưng lưỡng quyền thấp hảm trơ xương, gọi là Hữu Tỵ vô quyền, tướng rất xấu, sát phu, và cô độc

28. Trán cao, lưỡng quyền nỡ lớn, cằm tròn trịa nhưng mũi tẹt hoặc trơ xương, goi là Quần Sơn vô chủ, tướng rất xấu, sát phu, 3 lần tái giá là ít

29. Trán cao và bóng láng, quyền cao, mắt đào hoa và da mặt hay hay hồng,: sát phu, đa phu, và dâm dật vô tả.

TƯỚNG VƯỢNG PHU ÍCH TỬ:

                1. Ngọc đới yêu vi, giải thịt nổi rõ một cách tự nhiên xung quanh bụng như đeo đai ngọc (không phải vì mập mà có nhấn thịt đâu), chủ đại phú đại quí, giúp chồng thành đạt, sinh con quí hiển

2. Quanh bụng có nốt ruồi son, sinh quý tử

3. Song Long tranh Châu, giữa hai vú có nốt ruồi son đỏ rực, giúp chồng thành đạt, sinh con quý hiển

4. Nhất túc đạp nhất tinh, bàn chân có nốt ruồi son rõ ràng và đỏ tươi, sinh quý tử, nếu có nhất túc đạp THẤT tinh thì sinh con có chân mạng đế vương

5. Trên bụng hay bất kỳ chổ nào TRONG cơ thể có 7 nốt ruồi son mọc thành chùm như sao bắc đẩu, số sinh con vương hầu.

6. Nốt ruồi son mọc giữa ngực, đói xứng ngay hàng với hai đầu vú, gọi là Âm Dương Nhật Nguyệt, giúp chồng thành đạt, sinh con quý hiển

7. Đàn ông mà có tướng Lonh hình cách cục là cực quý, đàn bà mà có Long hình cách cục thì sinh con nhất thế kỳ tài

TƯỚNG VỀ NỐT RUỒI:

1. Nốt ruồi mọc ở góc trán: đa phu, háo sắc

2. Nốt ruồi mọc ngay giữa trán, khắc phu và hại

3. Các nốt ruồi mọc gần mắt, ấn đường, sơn căn, mũi, ngư vĩ, lệ đường, đều xấu cả: hại chồng, khóc con

4. Nốt ruồi mọc trên lưỡng quyền, tính hay đó kỵ, nhỏ nhen

5. Mọc bên hai cánh mũi, pháp lệnh: Xấu, hai con hại chồng, tiện

6. Nốt ruồi mọc trong tai, hoặc gần tai: thọ, thông minh, và hiếu thuận

7. Nốt ruồi mọc ngay nhân trung: dể có song sinh 8. Nốt ruồi mọc xung quanh miệng: ham ăn và luôn có lộc ăn

9. Nốt ruồi mọc dưới miệng, khó giữ của

10. Nốt ruồi mọc ngay giữa cằm: sát phu

11. Nốt ruồi mọc trong khu vực trước của cổ: giàu

12. Mọc trên hai đầu vai: khổ sở, bần tiện

13. Mọc ngay chổ kín, xung quanh âm hộ, hay ngay âm hộ, nếu đen thì tốt, mà màu đỏ son thì vượng phu ích tử.

14. Nốt ruồi màu như tàn tro mà đóng ở ngay sơn căn: chết bát đắc kỳ tử

15. Nốt ruồi mọc ngay đâu` mũi: có chồng chẳng ra gì

16. Nốt ruồi mọc trong lông mày, ngọc ẩn trong mây, rất tốt, gia đình hạnh phúc, anh em hoà thuận và quý hiển

Tóm lại, nốt ruồi chết hay sống, đen hay đỏ gì cũng đèu không nên mọc trên khuôn mặt vì ví như một thưỏ ruộng tốt mà khi không ngay chính giữa nổi lên một cái gò mối, hay một ngôi mộ cổ, thì thữa ruộng đó có vẽ không thông suốt, và mất mỹ quan cũng như giá trị của một khu đất tốt. (Trừ nốt ruồi duyên mọc gần miệng hay trên môi ra)

Nốt ruồi nên mọc kín trong cơ thể, phải là nốt ruồi sống, đỏ hay đen tuyền, thì mới tốt. Nốt ruồi mọc ở những chổ càng kín đáo thì càng tốt, càng kín đáo đặc biệt bao nhiêu thì càng quý bấy nhiêu….

LUẬN VỀ TƯỚNG LÔNG MÀY (Đàn Ông)

Lông mày cong và dài quá mắt: thông minh mẫn tuệ

Lông mày thanh tú, mọc phủ kín mi cốt và dài bằng hoặc dài quá mắt: Thông minh đa tài.

Lông mày mọc ngang và đẹp, tính tình cứng cõi, hay câu nệ.

Lông mày ngắn và mọc ngược là người ngoan cố

Lông mày thưa và ngắn: tính ưa cô độc

Lông mày mịn và đen bóng, rậm, đuôi lông mày cao hơn đầu lông mày: tính tình hào sảng, phóng khoáng, độ lượng, nếu rậm và đi với mắt lớn là tính tình cuồng phóng

Lông mày vòng cung, cong và nhỏ, đầu lông mày hơi cao hơn đuôi, tính tính nhu thuận, mềm mõng, dể bị người thuyết phục.

Lông mày mịn màng hoặc rối, hoặc nhỏ mỏng như mày ngài: tham lam dâm dật

Lông mày rậm, mọc xếch lên trên trán, là người thần khí cương bạo, tàn nhẫn háo sát, ưa tranh đấu bạo lực. Sách Nhân Luân đại thống phú viết:” Kẻ có lông mày mọc ngược, xếch lên trên trán, nếu thô là kẻ tính hay đa sát, dữ như lang sói” .

Lông mày dài mịn, trông thanh nhã là biểu hiện của sự thông minh và khéo léo chân tay cũng như cách cư xử

Lông mày đẹp, cong xuống như trăng non là kẻ thông minh nhưng tiêu cực, tính nết hiền hoà

Xương lông mày nổi rõ ràng và tính theo chiều dọc thì hai bờ xuôi thấp như mái nhà là kẻ cương nghị

Lông mày phía trên dài hơn phía dưới và mọc lan quá mi cốt về phần trên là kẻ rất hiếu kỳ và cực đoan.

BÀN VỀ CÁI MIỆNG TRONG TƯỚNG HỌC

Trong tướng mệnh cái phần đầu là phần quan trọng, tướng pháp coi trọng hai mắt, mũi, lưỡng quyền vì nó biểu hiệu tuổi trung niên, sự thịnh đạt. Tuy vậy cái miệng nó giữ phần không kém quan trọng, nó ảnh hưởng đến cảm tình mình với người quanh mình, nó cũng ảnh hưởng không ít vào khoảng tuổi sau 50 của mình. con ong muốn viết về cái miệng trước.

Ca dao Việt Nam không thiếu luận về tướng mồm.

Đàn ông rộng miệng thì tài,

Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng.  

–  Tay bo miệng chúm, làm xụm xương hông.

–  Răng thô lại bé li ti Học cho nhọc xác, cũng đi hầu người.  

–  Mỏng môi hay hớt dầy môi hay hờn  

–  Mồm loa mép giải, ăn hại chồng con.

Hoạ, phúc nhiều khi do cái mồm mà ra. Kẽ sĩ phu như Thánh Thán, Cao Bá quát tính tình khinh bạc, chỉ vì để nó ra đằng mồm, gặp kẻ tiểu nhân thì ắt mang hoạ. Sách tướng chia nhiều loại tướng mồm khác nhau, gồm môi, đi với răng, lưỡi.

Mồm nên ngay chính, hướng lên, sắc môi nên hồng nhuận.

Mồm méo có nhiều loại, như khuynh tâm khẩu, môi chúm so le, gặp người này nên cẩn thận, nếu cần họ có thể vu người, mồm hai mép hướng xuống là mồm thuyền úp nếu rộng hơi điêu ngoa, hẹp thời vất vả. Mồm có mép huớng lên, rộng là loan cung ngưỡng nguyệt, nhỏ, môi đầy đặn là anh đào khẩu, một có cảm tình mọi người, nói có nhiều người theo, một lại kín đáo, thông minh, đàn bà có miệng này lấy chồng tốt và lại âm thầm giúp chồng. Đàn ông chọn vợ nên chọn loại hai, tuy rằng tướng loan cung ngưỡng nguyệt được nhiều người ngưỡng mộ hơn. Julia Robert có tướng thứ nhất, chỉ tiếc môi không được đầy đặn. Tướng miệng có thể sửa đổi chút ít, tự soi gương, cố giữ cho hai mép hướng lên, đừng để lúc nào cũng xuống, méo xệch, khó được cảm tình, kế đến khi mép hướng lên hãy để cho nó đẩy hai bắp thịt làm khoé ngoài mă’t hướng lên như cười. để ý làm vậy, khi quen rồi diện mạo sẽ thay đổi.

Màu môi cần hồng nhuận, tái như gan gà là nghèo, trên môi không được có nhiều lằn tụm lại, nếu răng thưa nhỏ nữa thì thật vất vả, tướng này là tướng kí ca kí cóp cho cọp nó sơi. Có tài cũng thất bại, có phát cũng lụn.

Miệng vuông chữ tứ, thực lộc thiên chung.ệng này được hưởng phúc, người miệng vuông ngay ngắn, môi đầy, nếu có hàm răng lớn đều đặn gọi là răng trâu thì tuổi già càng bền. Miệng này nói dối lòng áy náy. Đàn bà có miệng này sinh con gái rất tốt.

Cái răng đôi khi đỡ cho cái mạng, người da thịt lùng bùng, mắt lộ dễ chết non, tuy vậy nếu có hàm răng hô thì thành hình tôm, không việc gì. Người cười răng hô lại lộ xỉ thì chất phác nhưng vất vả. Răng lớn mà nhiều cũng là quí tướng.

Sách tướng kể chuyện Khang Hy giả dân đi xem bói, ông vua này có tướng thập trọc nhất thanh, hình thù loắt choắt xấu xí, tướng hành khất, lúc đi xem tướng thày tướng nói tướng ăn không đủ no bày đặt xem bói, không thèm lấy tiền, đến lúc vua KH cười thì ông thày tướng hãi quá vì hàm răng rồng ẩn tướng, vội vàng nói ngài thật trên vạn người chẳng dưới ai, ít ra cũng hàng vương gia, tôi thật có mắt không ngươi.

Miệng chúm lại, ngậm không chặt là suy hoả khẩu (miệng thổi lửa), phi yểu tắc bần, biết sống thanh đạm, thì đỡ lao tâm khổ trí mà không đi đến đâu, đôi khi phải yểu vong, nhất là phối hợp với tướng mắt xấu.

Miệng có môi trên nhỏ hơi lợp môi dưới là miệng Dê, người này có tính nhẫn nại, có thể nhịn nhục sát cánh với người giúp việc, ngay cả kẻ thù. Nhưng khi thành công sẽ không tha kẻ thù và làm ruồng rẫy đồng bạn, Việt vương Câu Tiễn người nếm phân, nằm gai có tướng này thêm mũi chim ưng đã tàn sát kẻ thù và bức chết đồng bạn khi thành công.

Răng Trâu nước:

Nắm tay đút lọt miệng là xuất tướng nhập tướng, nhưng nếu miệng rộng mà môi mỏng lại thêm mũi bé bẻ quẹo là tay vu người, đâm bị thóc chọc bị gạo. Miệng cá bẻ quẹo xuống, môi dưới lợp môi trên là người tham lam thích, ăn người, hay gặp nạn. Môi cần dầy, ngay ngắn, môi dúm như túi thă’t là người nghèo đói; môi màu tái da xám, hay bị bệnh về bộ phận tiêu hoá; mặt bầu hình hạt hạnh nhân, môi thâm, đề phòng bệnh tim. Người không môi (quá mỏng là người gian hoạt, khó chết toàn vẹn). Miệng rộng môi dầy nhưng bình thường thu lại gọn gàng, khi há có thể đút lọt nắm tay là ngưu khẩu, người hiền lành, người này khi nói dối ai rất ngượng ngùng, được hưởng phú quí. Răng thuộc xương cốt con người, răng cần mọc ngay ngắn, dài và lơ’n. Răng hở xiên xẹo là lậu khí nha, con người bạc nhược, hao tài phá bại. Răng li ti là răng cá hay răng chuột, người có răng này lưu manh vặt, hay bất hoà với người quanh mình. Răng chia làm hai, nửa nghiêng bên phải, nửa nghiêng bên trái là người cương cường, dễ bị hình thương. Răng có hai nanh hơi giống răng khểnh, nếu nhỏ mà hơi xiên là răng chó, nghèo, hèn, nếu lớn, mọc ngay ngắn là răng hổ, được nhiều người nghe, phục; cả hai răng đều khắc phu thê. Răng hơi nhỏ, đều, bóng nhìn như có nhân ở giữa là răng hột lựu, răng này đi với miệng anh đào là quí tướng, trai lấy được vợ giỏi, nữ lấy chồng rất tốt, là người kín đáo, không ưa biện thuyết. Người góc miệng vén lên, răng trắng, môi hồng (thần hồng xỉ bạch) là người nói chuyện có duyên, lấy được vợ đẹp và giỏi.

Miệng là chỗ nhai thức ăn cũng là chỗ phát âm. Ăn phải nhai thong thả, chuyển động cả hàm, ăn lí nhí như gặm nhấm là tướng nghèo hèn. Ăn mà nhe răng là tiện tướng, đàn bà buông thả, đàn ông loại tay làm hàm nhai, làm bữa nào ăn bữa nấy. Đọc sách tướng nhiều người nhai nhải câu” Hữu tâm vô tướng, tướng tuỳ tâm sinh, hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt” . Thật ra có cả tướng tâm, làm sao xem tướng tâm? một trong những tướng tâm là xem giọng nói. Người hiền bao giờ giọng cũng dịu dàng ôn nhu, kẻ trí giọng mạch lạc rõ ràng, kẻ dũng giọng nhanh mà vang như sấm. Người tâm sát phạt khó có giọng dịu dàng, trầm ấm. Tâm trong tướng học là cái tâm khởi, là tâm tính. Kẻ dưới mình mà nói ngọt, nhìn đi chỗ khác là có tâm phản. Người đa nghi nói lòng vòng. Người nói lắp bắp trong mồm, giọng yếu ớt là người người bất định, ai đẩy sao làm nấy.

Đàn ông rộng miệng thì sang

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà

Câu ca dao này có cả hai nghĩa bóng và đen, nhưng vì xét theo xã hội Việt Nam, đàn ông rộng miệng thì tài, thì người miệng rộng hướng lên có tài biện thuyết, khoa an nói giao thiệp, đàn bà cũng thế nhưng địa vị đàn bà trong xã hội việt Nam thờì xưa nếu được giao thiệp cũng là ngồi lê đôi mách, chấp chưởng binh quyền thì đa số mắng con, la chồng cãi nhau hàng xóm là cùng. Đó chỉ là ca dao. Ngày nay, Dr.Ruth là người có cái miệng biện thuyết, mấy ai tài ba, kiếm tiền bằng bà. Vả lại đây chỉ bàn về riêng cái miệng, chưa bàn đến miệng rộng và những bộ vị khác như mũi, quyền, tinh thần. Đàn ông rộng miệng mà,mũi bé, quẹo, mỏng, chì là loại đâm bị thóc chọc bị gạo, có tài là cái tài đó. Đàn bà miệng bé thường không điếc tai láng giềng nhưng nếu môi mỏng hay hớt lẻo. Mách nhỏ nếu ông nào không thích bị nắm đầu thì đừng lấy mấy bà môi trên mỏng lại hay mím, những người này thường rất quả quyết, dễ thành công xã hội Mỹ, nhưng nhiều khi đến tàn nhẫn và thủ đoạn.

TƯỚNG ĐI

* Chân bước hình chữ (V) hai đầu bàn chân bét ra, hai gót chụm lại: là người thường có óc bảo thủ, phả ứng chậm lục, ưa điều hư ngụy nhưng rất trọng tình cảm và có óc văn nghệ

  • Chân bước hình chữ bát (/ \) hai đầu bàn chân chụm lại, hai gót bét ra: là người thích khoe trương, ưa bợ đỡ, tánh tình ty tiện nhưng có óc thông minh tiến thủ, có đôi khi đoạt thời cơ cũng được thành công.
  • Chân bước ngắn: là người có nhiều tình cảm, vui thích về tình dục nhưng lý trí bạc nhược, không có óc tiến thủ
  • Chân bước dài: là biểu hiệu lý trí và tình cảm đầy đủ, tánh tình khoan hậu, ngay thẳng không lường lận, thích khoe khoan, không chịu nhân nhượng kẻ khác, có nhiều khả năng tiến triển
  • Chân bước đi gắp rút: là người tánh nết nóng nãi, ưa hoạt động, nóng tánh và cương ngạnh, thích kim tiền hơn là nghệ thuật, ý chí rất công bình
  • Chân đi kéo lê bước: là người có tâm hồn xảo mị, khí lượng hẹp hòi, ít tinh thần trách nhiệm, thiếu cương nghị, ham vật chất, tham sanh quý tử
  • Chân bước hàng một và thẳng người: là người xem thường sinh tử, mạnh dạn làm việc nghĩa, trọng nghĩa hơn trọng tài nhưng có hành động hấp tấp và vọng động
  • Chân bước đi mà thân hình ngã gục về phía trước: là người có nghị lực dám làm, có tinh thần mã thượng nhưng trí tuệ không được đầy đủ, hay suy xét sự lợi hại, quyết đoán mau lẹ nhưng hay lầm lẫn và mau quên
  • Chân bước khoảng cách không đều, bước dài bước ngắn: là người có tánh nết hồ đồ, không thành tín, chỉ thích những điều hào nhoáng, về lý trí bạc nhược
  • Chân bước hàng đôi, là hai đầu chân không thẳng hàng: là người tánh tình thẳng thắng, nhưng có tánh kiêu căn ngạo bán, háo danh, tinh thần khẳn khái tranh đấu, có óc tiến thủ, nhưng thiếu tự tin.
  • Chân bước co giò rút chân lên quá cao, giống như bước chân hạt: là người tánh tình đạm bạc, thích cô độc, đầu óc giản dị, có tài nghệ giỏi nhưng không mấy tích cực
  • Chân bước đi mà thân hình đánh đông đưa, như bộ đi của loài vịt: là người có tánh nết thô lậu, thích hư vinh, cảm tình hờ hợt, đối với kim tiền rất ưa chuộng và tính toán, ít thật tâm, luôn luôn giữ thế miếng
  • Bước trong lúc đi mà phần thân dưới từ bụng tới mông hơi giao động chút ít: là người tánh nết ôn hòa, lạc quan, khi gặp việc rắc rối hay kiên nhẫn
  • Bước trong lúc đi mà phần thân dưới từ bụng tới mông cứng đơ không giao động: là người đầu óc cứng cỏi, ương ngạnh, gặp việc nghịch cảnh dễ bị xung đột đổ vỡ
  • Chân bước đi nhẹ nhàn, nhanh nhẹn, khoảng cách giữa các bước đều đặn và hơi ngắn: là người hay chuộng thực tế, việc làm có độ lượng, nghiêm cẩn, tánh hay thích về văn nghệ hoặc âm nhạc
  • Chân bước đều đặn, khoảng cách dài, chân không quá co như chân hạt, chân tới trước, thân hình tới sau, thẳng người không nghiên lệch: là người có tánh tự phụ, có tài năng, việc làm chính xác và mau lẹ nhưng không thích bị ràng buộc và gò bó, xử thế có uy tín
  • Chân bước đi nhẹ nhàn, bình thản, đều đặn, không dài không ngắn: là người giữ được tiết độ quân bình giữa ý, chí và lực
  • Chân bước đi thường có thói quen thọc hai tay vào túi quần hoặc hai tay chống nạnh, đầu hay cúi về phía trước: là người có tánh khinh bạc, ám hiểm, kêu căn và tự thị
  • Chân bước đi mà thân hình lắc lư như rắn bò, chân bước nhúng nhảy như chim chìa vôi: là người số kiếp long đong, cuộc sống tạm bợ, ít hạnh phúc gia đình
  • Bước đi uốn éo, nhúng nhảy như chim sẽ và khi đi thường ngoảnh mắt liếc lại phía sau (nữ giới): là người có tánh trầm lặn đa tình
  • Bước đi ì ạch như bộ đi của vịt, ngỗng (nữ giới): là người bị xếp vào loại hung tướng và tiện tướng, khó đem lại hạnh phúc cho gia đình chồng con và chính bản thân cũng khó thành đạt
  • Chân bước đi quá nhanh, như gấp rút một việc gì: là người có tánh bồng bột, bộp chợp, thiếu chủ tâm, ít nhận xết, làm theo dục vọng, tánh tình bừa bãi, quan niệm một chiều
  • Chân bước đi nhìn trên đầu thấy trồi sụt: là người tâm địa phản thường, thượng đội hạ đạp, ra vẽ khôn ngoan, thiếu trung hậu, cuộc đời gặp nhiều sóng gió
  • Chân bước đi, mặt thường gầm xuống đất: là người số không được thọ, thiếu hạnh phúc, tâm tánh ít mở mang, cuộc sống khó phát triển
  • Chân bước đi, đầu ngã về phía sau, ngực và bụng nẫy về phía trước: là người thiếu nghị lực, nhu nhiều cương ít, tánh hay cầu an, hiền hòa nhưng thiếu khôn ngoan mưu kế, làm việc ít nhanh lẹ

*Tướng đi xấu còn nhờ bộ vị khác tốt để chế giảm lại cái xấu của tướng đi

Table of Contents

Tướng học khảo luận Tử Vi: Khoa Học Hay Mê Tín

SƠ LƯỢC VỀ KHOA TỬ VI 12 CON GIÁP

Tuổi Tí (Con Chuột)

Tuổi Sửu (Con Trâu)

Tuổi Dần (con Cọp)

Tuổi Mẹo (con Mèo)

Tuổi Thìn (Con Rồng)

Tuổi Tỵ (con Rắn)

Tuổi Ngọ (Con Ngựa)

Tuổi Mùi (con Dê)

Tuổi Thân (con Khỉ)

Tuổi Dậu (con Gà)

Tuổi Tuất (con Chó)

Tuổi Hợi (con Heo)

Lịch sử và đôi điều về tử vi

  1. Thư tịch về khoa Tử – vi
  2. II. Nguồn gốc khoa Tử – vi
  3. III. Khoa Tử – vi đời Tống
  4. IV. Khoa Tử – vi sau Hi – Di
  5. V. Tử – vi vào Việt – nam
  6. VI. Khoa Tử – vi đời trần
  7. VII. Khoa Tử – vi các đời sau
  8. VIII. Dị biệt chính, Nam phái
  9. Kết luận

NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ TỬ VI

NHÃN QUANG TỬ VI

GIÁ TRỊ CƠ HỮU KHOA TỬ VI

GIÁ TRỊ NGOẠI CẢM KHOA TỬ VI

ỨNG DỤNG NHÂN TƯỚNG HỌC VÀO VIỆC XỬ THẾ

Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

TƯƠNG QUAN GIỮA SẮC VÀ CON NGƯỜI

NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH

ỨNG DỤNG CỦA ÂM DƯƠNG TRONG TƯỚNG HỌC

THAM LUẬN VỀ LOẠI TƯỚNG NGƯỜI PHÁT ĐẠT

TƯỚNG PHÁ BẠI

THỌ, YỂU QUA TƯỚNG NGƯỜI

36 TƯỚNG HÌNH KHẮC

PHỤ LUẬN VỀ TƯỚNG PHỤ NỮ

NHỮNG TƯỚNG CÁCH PHỤ NỮ

TƯỚNG XẤU CỦA PHỤ NỮ

ĐOÁN TƯỚNG TIỂU NHI

BÀN TAY VÀ TÍNH TÌNH

DIỆN TƯỚNG

TƯỚNG MỆNH TRONG GIỚI TÍNH HỌC

TƯỚNG HÌNH PHU KHẮC TỬ

LUẬN VỀ TƯỚNG LÔNG MÀY (Đàn Ông)

BÀN VỀ CÁI MIỆNG TRONG TƯỚNG HỌC

TƯỚNG ĐI


Nguồn:

Tướng học khảo luận

Edit epub: MimoBile Team

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Tử Vi: Khoa Học Hay Mê Tín

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

 

26 thoughts on “Tử vi và 12 con giáp

  1. Do you mind if I quote a couple of your articles as long asI provide credit and sources back to your website?My blog site is in the very same niche as yours and my users would certainly benefit from some of the information you present here.Please let me know if this okay with you. Thanks!

  2. You ade some good poionts there. I checked oon the net for more infcormation aboout thhe issue aand fouhd most
    pelple will goo along witth your views on this website.

  3. Howdy vwry nice blog!! Man .. Beautifful .. Wonderful .. I’ll bookmark your websiite andd
    taqke the feeds also? I’m satisfied to find so mny helpful info right hede in the put up, we’d like workk ouut mire strategies iin this regard,
    thank you for sharing. . . . . .

  4. Hey! Smeone iin my Myspacfe group shared this site
    with us soo I came tto look it over. I’m definifely enjoyig
    the information. I’m book-marking and will be tweeting thks to mmy followers!
    Excellent blogg aand wonderful design.

  5. It is the best timee too mawke some plans for the future and it’s time
    to bbe happy. I’ve read this post andd if I could I wish to suggest you
    ffew interesting things or suggestions. Perhap you coulld write next articloes referrig to this article.

    I want to rewd even moore things about it!

  6. Do you mind if I quote a couple of your articles as long asI provide credit and sources back to your website?My blog site is in the very same niche as yours and my users would certainly benefit from some of the information you present here.Please let me know if this okay with you. Thanks!

  7. An interesting discussion is worth comment. I think that you should write more on this topic, it might not be a taboo subject but generally people are not enough to speak on such topics. To the next. Cheers

  8. Goood day! I know tthis is kibda offf topic but I’d fiigured I’d
    ask. Woulld you be intereested in tradng links or maaybe guezt authorinng a blopg artyicle or
    vice-versa? My blog goes oover a llot off the same topics ass yours annd I think wee cojld greztly benefut from ach
    other. If youu happen tto be interested feel free too send
    mee aan e-mail. I look forwardd tto heaing frlm you! Wonnderful blog byy the way!

  9. I’ve been exploring for a little for any high quality articles or blog posts on this sort of area . Exploring in Yahoo I at last stumbled upon this website. Reading this information So i’m happy to convey that I have a very good uncanny feeling I discovered exactly what I needed. I most certainly will make certain to don’t forget this site and give it a look regularly.

  10. whoah thius blogg iis magnificent i love reading yiur articles.
    Sttay uup thee ggood work! Youu know, lots of pople are looking round ffor thiss
    information, yyou could help thhem greatly.

  11. Wonjderful goods from you, man. I’ve consider your stuf prior too
    and youu are simply ttoo fantastic. I actualy llike what yyou
    have acqyired here, really like what yyou aree stating annd the beswt waay byy
    which you are saying it. Yoou make iit entertaihing and you continue tto cre
    foor too stayy itt smart. I can not wait too learn far more feom you.

    Thatt iis actually a ggreat site.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *