Câu Chuyện Lịch Sử
-
Tại sao lại là “Câu chuyện Lịch Sử”?
Phải nói dài dòng như vậy với 2 lý do:
Một là; Phàm những gì viết ra mà nói là Lịch Sử; Thì đều là của những Nhà Sử Học, những Học Giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia; Hay ít nhất cũng là của những Giáo Viên, Sinh Viên, Học Sinh, những Công Chức, Viên Chức … Những người chuyên về Sử.
Còn ở đây! Người viết trên Website này không phải Nhà Nghiên Cứu hay Học Giả … mà là một người ngoại đạo, phải Học Thật; Để kể những câu chuyện về Lịch Sử; Nói là “Đưa Tin” thì đúng hơn; Đưa tin về “Sử”, phải rất cẩn thận, nếu không! Rất dễ bị “Xử”.
Hai là: Thông tin ở đây chỉ tập trung cho giai đoạn lịch sử liên quan đến Dòng Họ Nguyễn Phúc Vĩnh ở Thôn Trung Nghĩa, Xã Liên Minh, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định, Việt Nam; Nghĩa là từ thời kỳ “Bắc Thuộc Lần Thứ Tư” trong Lịch Sử Việt Nam.
-
Vậy “Câu chuyện Lịch Sử”; Kể những gì? Để làm gì?
Tất cả những gì chưa có trong Gia Phả và những gì thuộc về văn hóa Vật Thể, Phi Vật Thể liên quan đến Dòng Họ hiện chưa có, hoặc mới chỉ được nghe nói đến, mà chưa được quan tâm hay đầu tư nghiên cứu sâu; Để nó trở thành một phần trong Lịch sử của Dòng Họ.
Để phục vụ cho việc xây dựng nền Văn Hóa của Dòng Họ Nguyễn Phúc Vĩnh; Bởi! Trong Văn Hóa Dòng Họ; Nếu nói đến Văn Hóa mà thiếu đi nhân tố Lịch Sử, thì người ta sẽ không hiểu đó là Văn Hóa gì!
LỊCH SỬ LÀ GÌ? NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LỊCH SỬ!
LỊCH SỬ LÀ GÌ?
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LỊCH SỬ
-
Thôi Trữ giết vua
-
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác
-
Nhà có phả cũng như nước có sử
-
Học Lịch Sử để làm gì?
Xem thêm
1. Tru di Tam Tộc, Ngũ Tộc, Thất Tộc, Cửu Tộc và Thập Tộc
2. Câu chuyện Văn Hóa
LỊCH SỬ LÀ GÌ?
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Những câu chuyện truyền thuyết về vua Arthur trong văn hóa phương Tây và Lạc Long Quân và Âu Cơ trong văn hóa Việt; Thường được phân loại là di sản văn hoá hay truyền thuyết; Bởi vì những câu chuyện này không hỗ trợ việc “điều tra khách quan” vốn là một yêu cầu khắt khe của bộ môn sử học.
Ở các nước phương Đông, cuốn sử đầu tiên Kinh Xuân Thu là biên niên sử nổi tiếng được biên dịch từ 722 TCN mặc dù chỉ còn bản in ở Thế kỷ thứ 2 TCN còn truyền lại đến nay.
Tiếng Hy Lạp: ἱστορία, historia, có nghĩa là “sự tìm hiểu kiến thức bằng cách điều tra”. Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
Định nghĩa ngắn gọn của tiến sĩ Sue Peabody: Lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.
Nhà bác học người La Mã Cicero (106-45 TCN) đưa ra quan điểm: “Historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật).
Các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần; Lịch sử được hiểu theo ba ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:
- Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: Cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Lịch sử bắt đầu với việc truyền lại truyền thống; Và truyền thống có nghĩa là mang theo những thói quen và bài học của quá khứ vào tương lai.
Những ghi chép của quá khứ được lưu giữ vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LỊCH SỬ
1. Chuyện Thôi Trữ giết vua
Vào thời Chiến quốc, vua nước Tề là Tề Trang Công vì dan díu với vợ của tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ, nên bị Thôi Trữ lập mưu giết. Thôi Trữ truyền cho quan thái sử Bá chép vào sử là Tề Trang công bị bệnh sốt rét mà chết. Quan thái sử Bá không nghe, chép vào thẻ rằng:
– “Ngày ất hợi, tháng 5, mùa hạ, Thôi Trữ giết vua là Quang”.
Thôi Trữ nổi giận, giết thái sử Bá. Thái sử Bá có ba người em là Trọng, Thúc, Quý. Trọng lại chép như trước. Thôi Trữ lại giết đi. Thúc cũng chép thế. Thôi Trữ lại giết. Quý lại chép như vậy. Thôi Trữ cầm lấy cái thẻ mà bảo Quý rằng:
– Ba anh nhà ngươi đều chết cả, còn ngươi không sợ chết sao? Nếu ngươi chịu chép khác đi thì ta tha chết cho.
Quý nói:
– Chép đúng sự thực là chức phận của người làm sử, nếu trái chức phận mà sống thì chẳng thà chết còn hơn! Nếu tôi không chép, trong thiên hạ tất cũng có người khác chép! tôi không chép cũng không có thể che được việc xấu của quan tướng quốc, mà lại để cho thức giả chê cười, nên tôi liều chết mà chép, xin tướng quốc cứ tuỳ ý định đoạt!
Thôi Trữ đành để cho Quý chép đúng sự thật. Quý cầm cái thẻ đi ra, sắp đến cửa sử quán, lại gặp Nam Sử Thị, Quý hỏi đi đâu, Nam Sử Thị nói:
– Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc ngày ất hợi, tháng 5, mùa hạ mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép.
Quý đưa cái thẻ của mình chép cho Nam Sử Thị xem. Nam Sử Thị mới cáo từ mà về.
Trong xã hội Trung Quốc xưa kia, tiếng nói của giới trí thức đại diện cho trí tuệ của đất nước. Nho gia Trung Quốc ca ngợi “Nhân”, ca ngợi “Nghĩa”.
Khổng Tử nói “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” (Thấy việc nghĩa không làm không phải kẻ dũng), còn giảng: “Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân.” (Chí sĩ hiền nhân không mưu cầu sống mà hại nhân, có người mất mạng mà thành nhân).
2. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.
Gamzatov là một nhà thơ lỗi lạc được đông đảo mọi người yêu thích, cả cuộc đời gắn bó với nghệ thuật, ông đã xuất bản vô số tác phẩm nổi tiếng chứa đựng những triết lý nhân văn sâu sắc. Trong số triết lý đó có quan niệm về cuộc sống và cuộc đời: ” Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác“.
Đó là một quan niệm sống hoàn toàn đúng đắn và thiết thực bởi lẽ nếu không có bạn ngày hôm qua sẽ không có chúng ta ngày hôm nay. Bạn và tôi đều được sinh ra và lớn lên, trong suốt cuộc hành trình từ một đứa bé non nớt trở thành một con người hoàn thiện đủ đức đủ tài chúng ta đã trải qua bao chặng đường, vượt qua bao khó khăn vấp ngã để trưởng thành.
Chúng ta được sinh ra và lớn lên rồi được học hành rèn luyện để trở thành những con người có ích cho đất nước trong tương lai. Trong quá trình học tập và phát triển ấy chắc hẳn không ai là không mắc lỗi, phạm phải sai lầm.
Có những người may mắn và khôn ngoan khiến họ chỉ mắc lỗi một vài lần rồi có thể tự đứng dậy nhưng cũng có những người kém cỏi và yếu đuối và không thể vượt qua được nỗi đau của mình. Vậy là sau bao đau thương và mất mát họ quyết định phủ nhận cái sai lầm ấy, chối bỏ cái quá khứ đau thương ấy để mong sao có thể bắt đầu một cuộc sống mới dễ dàng hơn.
Thế nhưng, cuộc sống không bao giờ là dễ dàng. vì vậy, họ lại tiếp tục sai trong cuộc đời của mình dẫn đến nhiều kết quả đáng buồn. Và đó cũng là một phần nội dung câu nói của nhà thơ Gamzatov: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác“.
Chúng ta của hôm nay đã không còn là ta của những ngày non nớt nhưng bản thân vẫn là giữ được bản chất thuở ban đầu của mình.
Trong suốt thời gian trưởng thành, ta nhận ra bao điều mới lạ, ta biết yêu thương và trân trọng những thứ đang hiện hữu xung quanh, nhận ra rằng gia đình là điểm tựa, chỉ duy nhất gia đình là nơi trao cho chúng ta tình thương vô điều kiện.
Xã hội ngoài kia có rất nhiều thứ xấu xa và nếu không làm chủ được suy nghĩ của mình cuộc đời ta sẽ tan tành bởi những phù du ảo mộng sẽ mang hồn ta theo gió. Ta nhận ra lớn lên là cả một quá trình dài và có quá nhiều đớn đau.
Ta muốn quay về những ngày còn thơ bé được bao bọc trong vòng tay của bố mẹ. Lúc nhỏ bị bắt nạt hay hễ gặp khó khăn là ta lại chạy về nhà mách cha mẹ để đòi lại công bằng, thế nhưng, lớn lên ta nhận ra mình cần phải tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, ta không còn than vãn nhiều về cuộc sống của mình với bố mẹ, ta bị người ta chà đạp, bị chơi xấu thế nhưng ta tự gánh vác tất cả.
Bầu trời của chúng ta khi lớn đã rộng và lớn hơn nhưng đó lại là cả một bầu trời giông bão. Bình yên ngày nhỏ mà chúng ta cảm nhận được, những công bằng mà ta nhận được là do có người đã gánh vác giúp ta để ta có cuộc sống bình yên và tự do phát triển.
Gia đình và cuộc sống đã cho ta tất cả, những vấp ngã những đắng cay khiến ta trưởng thành hơn, trở thành người chín chắn và không ngoan hơn trước những cám dỗ và trở ngại của cuộc sống.
Thế nhưng lại có những người muốn rũ bỏ đi cái quá khứ thơ mộng của mình, họ muốn phủ nhận những chuyện mà mình đã trải qua, muốn thoát khỏi quá khứ của mình. Quá khứ đã trôi qua nhưng nó lại là nền tảng kinh nghiệm để ta bước chân vào tương lai.
Tại sao chúng ta lại rũ bỏ hết công lao và sức lực một thời của mình, đau phải tự ta vượt qua những khó khăn ấy, lẽ nào ta lỡ phủ nhận cả tình yêu thương và sự giúp đỡ của những người nuôi ta lớn, những cánh tay nâng ta dậy?
Bởi vậy “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” là triết lý nhân sinh hoàn toàn đúng đắn.
Cuộc sống luôn là những khó khăn và thử thách, lần lượt vượt qua những khó khăn ấy sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để giải quyết vướng mắc của mình, nếu ta phủ nhận quá khứ thì cũng đồng nghĩa với việc tự mình vứt bỏ đi những kinh nghiệm và bài học mà ta đã rút ra trước đó.
Sống đã mỏi mệt lắm rồi tại sao chúng ta vẫn còn muốn chối bỏ? Chẳng lẽ vẫn muốn thất bại thêm lần nữa? Lớn lên ta có suy nghĩ thấu đáo và mạnh mẽ hơn, ta biết chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình.
Nhưng tự bản thân bạn có thể gắng gượng đến lúc nào, một người lạc quan và mạnh mẽ đến đâu rồi cũng có lúc cảm thấy khó khăn và con người ta không thể tự giải quyết được những vấn đề đó, nếu bạn vẫn cứng đầu không chịu nhận ra quy luật của cuộc đời thì rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ thực sự gục ngã.
Bạn mất đi nghị lực, hy vọng và lại muốn quay trở lại những ngày bé thơ được che chở, bạn nhận ra những thứ đã trôi qua thì không bao giờ có thể quay trở lại. Bạn cảm thấy làm trẻ nhỏ thật tốt, chúng vô tư chẳng phải lo nghĩ, những vết thương ngoài da thịt có thể chữa lành chứ những vết thương về tinh thần và sứt mẻ về tình cảm thì chẳng bao giờ có thể lành lại. Bạn thấy quá khứ ấy thật là đáng quý thế nhưng bạn đã phủ nhận cái quãng thời gian quý báu đó.
Không có bạn hôm qua thì làm sao có bạn của ngày hôm nay. Nhiều người tự hào vì đứng trên đỉnh cao của thành công, khi nhiều tiền, họ bắt đầu quên đi nguồn gốc của mình, họ khinh bạc những người nghèo khổ, cắt đứt quan hệ với gia đình, họ hàng vì cho rằng điều đó làm họ mất mặt.
Nhiều người tự ngụy trang cho mình một hồ sơ lý lịch đẹp đẽ, một cha một mẹ nhặt về từ đâu đó chẳng có quan hệ máu mủ gì với họ. Hằng ngày họ đi ra đi vào nhìn mặt nhau, hỏi thăm nhau thế nhưng đó là những lời sáo rỗng hời hợt, quan hệ dựa vào của cải vật chất liệu có bền vững, một ngày nào đó họ phá sản trở thành kẻ nghèo hèn thì những người cha người mẹ danh nghĩa trên giấy tờ ấy có còn ở bên họ hay thực sự biến mất và khinh bạc họ.
Mình đối xử với người khác thế nào thì mình cũng sẽ bị đối xử lại như thế, nếu không tôn trọng và biết ơn cha mẹ cũng như biết ơn quá khứ của chúng ta thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành công.
Chúng ta tự tay cắt đi mối quan hệ ruột thịt của mình với những người đã luôn dõi theo và dìu dắt ta đạt được thành công ấy, chúng ta thà nhặt lấy vài món đồ đắt tiền ở những cửa hàng sang trọng còn hơn giữ lấy những thứ thân thuộc, chúng ta trở thành người chuộng vật chất, máu lạnh.
Nên nhớ rằng vật chất của cải chỉ là cái nổi bên trên và không lâu dài, tiền nhiều, xe sang không thể hiện được giá trị con người. Nếu bạn là một con người thô lỗ và vô ơn thì bạn không có giá trị, dù bạn có nhiều tiền nhưng bạn sẽ không nhận được sự công nhận của mọi người, đẳng cấp ư, giàu sang ư, bạn đang đánh mất giá trị bản thân, đang tự hạ thấp nhân cách của mình đấy!
Vô ơn và không tôn trọng quá khứ là hành động của những kẻ ngu dốt, vậy nên hãy tự hành động để thể hiện mình là một người thông minh.
Sống hài hòa với mọi người, đừng tự cao hay thiếu tôn trọng người khác chỉ vì họ nghèo hơn mình, đừng nghĩ thành công của mình là tự bản thân làm được và không cần sự giúp đỡ của ai, cũng đừng nghĩ cha mẹ mình nghèo khổ khiến mình thấy xấu hổ.
Đó là những suy nghĩ vô ơn và ngu xuẩn biết nhường nào, suy nghĩ ngu xuẩn sẽ dẫn đến những hành động hèn hạ và thấp kém.
Quá khứ cho ta nhiều bài học, ta nên biết ơn bản thân của quá khứ vì đã chịu đựng và cố gắng để ta có được thành công ngày hôm nay, sống thật với bản thân mình và đừng quá giả tạo sống theo vật chất mà quên đi những điều đáng quý xung quanh mình.
Quá khứ đáng trân trọng, không có quá khứ sẽ không có tương lai, vì vậy tôn trọng lịch sử và những thế hệ đã hy sinh máu xương để gìn giữ hòa bình cho chúng ta cũng là một điều đáng quan trọng, không nên quên đi nguồn gốc tổ tiên của mình, đừng vì ham mê cái mới và những thứ sành điệu để rồi tự chối bỏ đất nước và lịch sử của mình.
Hãy tôn trọng và biết ơn những thế hệ đi trước và giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống thực sự quá nhiều khổ đau và bất hạnh vậy nên hãy giúp đỡ những người mà ta có thể giúp đỡ được, vì cuộc sống là cho đi, sống là để cống hiến.
Tôi và bạn đang sống và tồn tại, để có được chúng ta ngày hôm nay không chỉ có mình sự phấn đấu của bản thân mà còn có sự giúp sức của những người khác nữa, vậy nên phải sống vì mọi người, biết ơn người đã nuôi dạy và giúp đỡ mình.
Đó là đạo đức và nhân cách tối thiểu để có thể là một con người, nếu bạn phủ nhận quá khứ của mình bạn sẽ đánh mất bản thân mình và dần dần bị đồng hóa trở thành phần con và đánh mất phần người.
3. NHÀ CÓ PHẢ CŨNG NHƯ NƯỚC CÓ SỬ
Bài viết này là lời tựa cho cuốn gia phả của dòng họ Nguyễn Hữu, một chi họ Nguyễn tại Bắc Giang trong đại gia đình (NGUYỄN VIỆT NAM).
Cho đến nay, tính thời sự của nó vẫn còn nguyên vẹn; Xin phép tiền nhân để trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Gia phả họ ta vốn đã được ghi chép từ lâu. Ngẫm lại từ khi phân chi đã nối truyền nghề nho, kế tục hào trưởng, nhờ phúc trời cho mà nhiều nhà giàu có, nhiều cụ sống lâu, có nhiều con trai. Dòng họ có phúc ngày một lớn.
Công đức sự nghiệp của các cụ trước đây được nhiều người truyền tụng mãi tới nhiều đời sau. Những sự kiện điển hình nếu không mượn bút ghi chép lại, thì ngàn vạn đời sau làm sao biết được.
Nay họ ta ghi chép; Bổ sung phả chí, xin lược thuật những lời tai nghe mắt thấy, về sự nghiệp của các cụ trước kia bổ sung vào gia phả; Để người xem tưởng nhớ công tích mở lối xây nền của Thuỷ tổ và sự nghiệp xưa của các cụ mà kế thừa cho tốt; Kể lại và bổ sung về sau những công đức ngời sáng lớn lao, để dòng họ ngày một hưng thịnh, đời đời con cháu ngày một đi lên.
Họ ta đã thành một dòng họ bề thế lớn. Nếu không có sự mở đầu xây đắp của tổ tiên, thì làm sao mà có được.
Vậy xin cầm bút trộm phép theo ghi chép của người đi trước; Ghi lại những dòng để truyền lại lâu dài.
Mong rằng công đức của Tổ tông trăm đời còn mãi; Con hiền cháu hiếu vạn đại kế truyền.
Bút ghi để lại đời đời trong sách; Giống như sử ký của đất nước, cũng cần mấy dòng để mở đầu.
Ngày tốt tháng tư, mùa hè năm Kỷ Mùi (năm 1919) triều Khải Định.
Bái thư
4. HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, thì sẽ có rất nhiều; Nhưng khi đọc trên Website loigiaihay.com ta sẽ thấy một câu trả lời rất đơn giản và dễ hiểu …