TRIỀU LÊ TRUNG HƯNG
Triều Lê Trung Hưng từ Trang Tông đến Chiêu Thống trải 18 đời và 265 nǎm trị vì. Triều đại này tồn tại song song với nhà Mạc từ 1533-1592 và với hai phủ Trịnh-Nguyễn từ 1592-1789, tức là hai giai đoạn của nạn nội chiến Nam-Bắc triều rồi Trịnh-Nguyễn phân tranh gây nên bao cảnh đau thương, thảm khốc trong nhân gian.
CÁC VUA ĐỜI LÊ TRUNG HƯNG
1. Lê Trang Tông (1533-1593): con thứ của Chiêu Tông, lên ngôi khi 19 tuổi (xem chi tiết ở dưới).
2. Lê Trung Tông (1548-1556): con lớn của Trang Tông, lên ngôi khi 15 tuổi, không con.
3. Lê Anh Tông (1556-1573): dòng khác, lên ngôi khi 25 tuổi.
4. Lê Thế Tông (1573-1599): con út của Anh Tông, lên ngôi khi 7 tuổi.
5. Lê Kính Tông (1600-1619): con thứ của Thế Tông, lên ngôi khi 11 tuổi.
6. Lê Thần Tông (1619-1643): con trưởng của Kính Tông, lên ngôi khi 12 tuổi.
7. Lê Chân Tông (1643-1649): con lớn của Thần Tông, lên ngôi khi 13 tuổi, không con.
8. Lê Thần Tông (1649-1662): Thái thượng hoàng thay con tiếp tục trị vì.
9. Lê Huyền Tông (1663-1671): con thứ của Thần Tông, lên ngôi khi 9 tuổi, không con.
10. Lê Gia Tông (1672-1675): con thứ của Thần Tông, lên ngôi khi 11 tuổi.
11. Lê Hy Tông (1676-1705): con thứ của Thần Tông, lên ngôi khi 13 tuổi.
12. Lê Dụ Tông (1705-1728): con trưởng của Hy Tông, lên ngôi khi 26 tuổi.
13. Hôn Đức Công (1729-1732): con thứ của Dụ Tông, lên ngôi khi 19 tuổi.
14. Lê Thuần Tông (1732-1735): con trưởng của Dụ Tông, lên ngôi khi 34 tuổi.
15. Lê Ý Tông (1735-1740): con thứ của Dụ Tông, lên ngôi khi 17 tuổi.
16. Lê Hiển Tông (1740-1786): con trưởng của Thuần Tông, lên ngôi khi 23 tuổi.
17. Lê Mẫn Đế (1787-1789): cháu trưởng của Hiển Tông, lên ngôi khi 22 tuổi.
Tiền đời Quảng Hoà triều Mạc
GIAI ĐOẠN NAM-BẮC TRIỀU
1. Lê Trang Tông (1533-1593)
Niên hiệu: Nguyên Hoà
Nǎm nǎm sau khi bị Mạc Đǎng Dung giành mất ngôi báu, đến nǎm Quí Tỵ (1533), nhà Lê lại được dựng lên, mặc dù Vua ở đất Lào nhưng đã có niên hiệu, các nhà chép sử gọi đó là thời Lê Trung Hưng (Hậu Lê).
Lê Trang Tông, húy Duy Ninh, lại có tên nữa là Huyến, là con của Chiêu Tông, cháu xa đời của Thánh Tông. Mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trì, huyện Thụy Nguyên (nay là Ngọc Lạc, Thanh Hóa). Khi Đǎng Dung bức Chiêu Tông về kinh thì Duy Ninh chạy về Thanh Hóa, mới 11 tuổi, Lê Quán ẵm chạy sang Ai Lao đổi tên là Huyến. Tướng cũ là Chiêu Huân công Nguyễn Kim mật mưu khôi phục, sai Trịnh Duy Thuần cùng Trịnh Duy Sản triệu tập thần dân cũ, đón Duy Ninh lập làm vua, bấy giờ 19 tuổi.
Nǎm Quý Tỵ (1533), tháng Giêng, Duy Ninh lên ngôi ở đất Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, tôn đại tướng quân Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự, lấy hoạn quan là Đinh Công làm Thiếu úy Hưng Quốc công…
Tháng 12 nǎm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim kéo quân từ Ai Lao về nước đánh Nghệ An, nhiều hào kiệt theo về giúp Trung Hưng. Cuối nǎm Quí Mão (1543), nhà Lê chiếm được Tây Kinh, tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc phải đầu hàng. Từ đó trong nước dần dần hình thành hai miền chịu sự khống chế của hai lực lượng đối lập: Thanh Hóa, Nghệ An trở vào thuộc vua Lê dưới sự giúp đỡ của các tướng họ Nguyễn rồi họ Trịnh (Nam triều), vùng Bắc Bộ trong đó có cả kinh thành thuộc quyền nhà Mạc (gọi là Bắc triều). Từ đó bắt đầu một cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 nǎm (1545- 1592) gọi là nội chiến Nam – Bắc triều.
Nǎm Bính Ngọ (1546), Trịnh Kiểm lập hành cung vua Lê ở Vạn Lại (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lấy danh nghĩa phù Lê diệt Mạc, nhiều hào kiệt, danh sĩ đương thời đã tìm vào Thanh Hóa như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan.
Nǎm Mậu Thân (1548), Lê Duy Ninh mất, thọ 34 tuổi, ở ngôi 16 nǎm, quần thần dâng tên hiệu Lê Trang Tông. Trịnh Kiểm cho lập Thái tử là Duy Huyên lên nối ngôi.
2. Lê Trung Tông (1548-1556)
Niên hiệu: Thuận Bình
Tên thật là Duy Huyên, con lớn của Trang Tông. Tính tình khoan rộng, thông suốt, có mưu lược đế vương. Nǎm 1548 Trang Tông mất, Huyên được lập lên nối ngôi khi mới 15 tuổi, lấy hiệu là Trung Tông. Công việc trong triều đều giao cho Lương quốc công Trịnh Kiểm quyết định. Nǎm Quý Sửu (1553) vua dời hành cung đến xã Yên Trường (trên tả ngạn sông Chu, thuộc Thọ Xuân, Thanh Hóa), bản doanh của Trịnh Kiểm, nǎm sau, Giáp Dần (1554), lại dời đến xã Biện Thượng (tức Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, trên sông Mã) là nơi Trịnh Kiểm ở vói mẹ khi còn nhỏ. Cũng nǎm đó nhà Lê bắt đầu đặt chế khoa để chọn nhân tài, kỳ thi nǎm Giáp Dần (1554) lấy đỗ 5 đệ nhất giáp chế khoa xuất thân và 8 người đệ nhị giáp đồng chế khoa xuất thân. Vì quan niệm nhà Lê là chính thống, lúc đó nhiều nhà nho dự thi và làm quen với nhà Lê như Đinh Bạt Tụy, Chu Quang Trứ… Nhà Lê cũng thu hút được một số tướng giỏi như Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiếu, Lê Khắc Thận… bỏ nhà Mạc vào phò giúp, nên thế lực ngày càng mạnh.
Tháng Giêng nǎm Bính Thìn (1556) vua bǎng khi mới 22 tuổi, không có con nối. Trịnh Kiềm cùng với các đại thần bàn rằng “nước không thể một ngày không vua”, bèn sai người đi tìm con cháu họ Lê.
3. Lê Anh Tông (1556-1573)
Niên hiệu:
Thiên
Hữu (1557)
Chính
Trị (1558-1571)
Hồng
Phúc (1572-1573)
Lê Anh Tông tên húy là Duy Bang, là dòng dõi nhà Lê. Trước kia, anh thứ hai của Lê Thái Tổ tên là Trừ, Trừ sinh ra Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Duy Thiệu, Duy Thiệu sinh ra Duy Khoáng, Duy Khoáng lấy vợ người hương Bố Vệ huyện Đông Sơn sinh ra Duy Bang. Khi Lê Trung Tông mất, không có con nối, Thái sư Trịnh Kiểm cùng các đại thần tìm được Duy Bang đang sống ở hương Bố Vệ (phía Nam thành phố Thanh Hóa), đón về lập làm vua, khi đó ông đã 25 tuổi.
Khi Trịnh Kiểm còn sống, mọi quyền hành trong triều đều do Trịnh Kiểm quyết định, vua chỉ việc nghe theo.
Cũng trong thời gian này Nguyễn Hoàng nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ xứ Thuận Quảng. Lúc đó Ngọc Bảo sinh được con trai (Trịnh Tùng) có tướng mạo đẹp và tài lạ hơn người, được Kiểm hết sức yêu dấu, vì thế lời xin của Nguyễn Hoàng được chấp nhận.
Tháng 2 nǎm Canh Ngọ (1570) Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất. Anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh giành nhau quyền bính. Lúc này tình hình nhà Lê bị chia rẽ và suy yếu.
Tháng 3 nǎm Nhâm Thân (1572) Lê Cập Đệ ngầm có chí khác, rủ Trịnh Tùng đi thuyền ra giữa sông mưu giết, Trịnh Tùng biết được, nên việc không xong. Từ đấy hai nhà thù oán nhau, bên ngoài giả cách hiệp sức với nhau để đánh Mạc, bên trong đều ngó nhau, đề phòng thích khách.
Năm 1573 Trịnh Tùng lập mưu giết Lê Cập Đệ. Một số quần thần như Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng: Tả tướng nắm binh quyền to như vậy, bệ hạ khó lòng đứng được. Vua nghe nói thế, vừa sợ vừa ngờ, bèn ban đêm chạy ra ngoài cùng với 4 Hoàng tử đóng ở thành Nghệ An. Trịnh Tùng cùng với bề tôi lập con thứ 5 của vua Anh Tông là Duy Đàm lên ngôi và sai Nguyễn Hữu Liên đi đón vua cũ. Khi về đến Lôi Dương (Thanh Hóa) Anh Tông bị giết chết.
Như vậy Lê Duy Bang ở ngôi 16 nǎm, thọ 42 tuổi.
Vua Lê – Chúa Trịnh
4. Lê Thế Tông (1573-1599)
Niên hiệu:
Gia Thái
(1573-1577)
Quang
Hưng (1578-1599)
Vua Anh Tông có 5 người con trai, bốn người anh đã chạy cùng vua cha vào Nghệ An, còn lại Duy Đàm là con trai thứ 5, sinh tháng 11 nǎm Đinh Mão (1567), được nuôi ở xã Quảng Thị huyện Thụy Nguyên. Khi Anh Tông chạy ra ngoài, Duy Đàm còn thơ ấu không đi theo được. Tả tướng Trịnh Tùng lập lên nối ngôi, mới 7 tuổi. Trịnh Tùng cho tìm danh nho vào dạy học cho vua, vua học ngày càng tấn tới, hiểu biết rộng cả việc trong sách vở và việc ngoài đời.
Nǎm Tân Mão (1591), tiết chế Trịnh Tùng mở một cuộc hành binh lớn đánh trận quyết định ở Đông Kinh, bắt được Mạc Mậu Hợp, chiếm lại được kinh thành. Tháng 2 nǎm Quý Tỵ (1593), sau khi sửa sang lại được kinh thành, cung điện, Trịnh Tùng cho đón vua Lê từ hành cung Vạn Lại (Thanh Hóa) ra kinh thành Thǎng Long (Đông Kinh).
Ngày 16 tháng 4 nǎm Quý Tỵ (1593) Vua lên chính điện coi chầu, trǎm quan đến chào mừng, đánh dấu sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê đã hoàn thành. Nǎm Mậu Tuất (1598), vua Minh phong cho Lê Duy Đàm là An Nam đô thống sứ, sắc phong và ấn bạc được sứ nhà Minh trực tiếp đưa sang.
Công cuộc Trung Hưng đã hoàn thành, lại được các quan thiên triều trọng vọng, Trịnh Tùng tự xưng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương và định lệ cấp lộc cho vua Lê chỉ được thu thuế một ngàn xã, cấp cho 5.000 lính làm quân túc vệ, 7 con voi và 20 chiếc thuyền rồng. Còn lại quyền hành trong nước đều do Trịnh Vương toàn quyền quyết định, vua chỉ ngồi chắp tay không làm gì, chỉ giữ đại cương. Từ đây thực sự bắt đầu thời kỳ mà sử gọi là Vua Lê chúa Trịnh.
Ngày 24 tháng 8 nǎm Kỷ Hợi (1599), vua bǎng, thọ 33 tuổi ở ngôi được 27 nǎm.
Giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh
5. Lê Kính Tông (1600-1619)
Niên hiệu:
Thuận
Đức (1600)
Hoằng
Đinh (1601-1619)
Vua Kính Tông húy là Duy Tân, là con thứ của Thế Tông. Khi vua Thế Tông bǎng, Bình An vương Trịnh Tùng cùng với triều thần cho rằng thái tử (anh của Duy Tân) tính không thông minh, bèn lập con thứ là Duy Tân, khi đó mới 11 tuổi. Duy Tân có “tướng mạo hùng vĩ”, được triều thần đưa lên ngôi ngày 27 tháng 8 nǎm Kỷ Hợi (1599), đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Đức, lấy nǎm Canh Tý (1600) làm nǎm Thuận Đức thứ nhất.
Từ nǎm này, bước sang thế kỷ XVII, tình hình chính trị trong nước lại chuyển biến theo một cục diện mới. ở ngoài Bắc, họ Trịnh đã cơ bản dẹp tan được chính quyền nhà Mạc ở kinh đô và đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng các dư đảng của nhà Mạc thì vẫn nổi lên khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Bắc. Cũng vào thời này vấn đề tranh giành quyền lực và xung đột giữa họ Trịnh ở Đàng ngoài và họ Nguyễn ở Đàng trong bắt đầu đặt ra với việc Nguyễn Hoàng tự ý bỏ vào Thuận Quảng. Nhân cơ hội ấy dư đảng của nhà Mạc lại nổi lên.
Trong tình hình đó, vua Lê Kính Tông cùng với Trịnh Xuân (con thứ của Trịnh Tùng) mưu giết Trịnh Tùng nhưng không thành. Trịnh Xuân bị giam vào nội phủ, còn vua Kính Tông thì bị bức thắt cổ chết ngày 12 tháng 5 nǎm Kỷ Mùi (1619).
6. Lê Thần Tông (1619-1643)
Niên hiệu:
Vĩnh
Tộ (1620-1628)
Đức
Long (1629-1634)
Dương
Hòa (1635-1643)
Vua Thần Tông húy là Duy Kỳ, con trưởng của Kính Tông. Mẹ là Đoan từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của thượng phụ Bình An vương Trịnh Tùng, sinh ra Duy Kỳ vào ngày 19 tháng 11 nǎm Đinh Mùi (1607). Như vậy, Duy Kỳ là cháu ngoại của Bình An vương Trịnh Tùng. Khi vua Kính Tông bị buộc thắt cổ chết, Bình An vương tôn lập cháu ngoại của mình là Duy Kỳ lên làm vua, khi đó mới 12 tuổi. Duy Kỳ có tướng mạo đế vương: Sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc, giỏi vǎn chương. Đây cũng là một ông vua có quan hệ thật đặc biệt với nhà chúa, cùng với nhà chúa một nhà vui thuận êm ấm.
Tháng 7 nǎm Quí Hợi (1623) nhân dịp Bình an vương Trịnh Tùng mất, Trịnh Xuân lại một lần nữa đem quân nổi lên định tranh ngôi chúa, vương thế tử Trịnh Tráng cùng vua đem quân về Thanh Hóa lo dẹp loạn.
Nǎm Canh Ngọ (1630) Vua lấy con gái của Chúa là Trịnh Thị Ngọc Trúc lập làm Hoàng hậu.
Tháng 1 nǎm Quí Mùi (1643) vua nhường ngôi cho con là Duy Hiệu sau 25 nǎm làm vua; tự lên làm Thái thượng hoàng, còn Hoàng hậu họ Trịnh làm Hoàng thái hậu.
7. Lê Chân Tông (1643-1649)
Niên hiệu: Phúc Thái
Duy Hiệu được vua cha nhường ngôi từ lúc lên 13 tuổi, lấy hiệu là Chân Tông. Trong thời gian Chân Tông ở ngôi, có một việc đáng chú ý là vào nǎm 1646, vua Minh cho sứ thần sang phong cho Thái thượng hoàng làm An Nam quốc vương. Triều Lê Trung Hưng kể từ Lê Trang Tông đến đây mới được nhà Minh phong tước vương, trước đó chỉ phong An Nam đô thống sứ.
Nǎm Kỷ Mão (1649), ở ngôi được 7 nǎm, Duy Hiệu chết không có con nối, Thái thượng hoàng lại cầm quyền chính, tiếp tục triều Lê Thần Tông.
8. Lê Thần Tông (1649-1662)
Niên hiệu:
Khánh
Đức (1649-1652)
Thịnh
Đức (1653-1657)
Vĩnh
Thọ (1658-1661)
Vạn
Khánh 1662
Nǎm Nhâm Dần (1662) vua Thần Tông bị bạo bệnh, xuống chiếu đổi niên hiệu làm Vạn Khánh nǎm thứ nhất. Cũng nhân dịp này Vua cho thay đổi ngôi Thái tử. Chẳng là trước đó vì chưa có con nối, Vua phải lấy Duy Tào (con riêng của Hoàng hậu Trịnh Thị) làm Hoàng thái tử. Nhưng sau đó Thần Tông có con đặt tên là Vũ.
Nǎm (1662) Nhâm Dần con đích là Duy Vũ đã lên 9 tuổi, Vua cho lập Duy Vũ làm Hoàng thái tử, phế Duy Tào làm thứ nhân, theo về họ mẹ.
Ngày 22 tháng 9 nǎm đó, vua bǎng. Như vậy vua Thần Tông nhà Lê là ông vua thứ hai sau Lê Thánh Tông có số nǎm trị vì dài tới 38 nǎm. Song đặc biệt hơn, Lê Thần Tông trị vì 25 nǎm, truyền ngôi rồi làm Thái thượng hoàng, khi vua con (Chiêu Tông) chết không có người nối, lại ra làm vua thêm 13 nǎm nữa, thọ 56 tuổi. Ông vua này sống trải qua ba đời chúa Trịnh: Từ Bình An vương Trịnh Tùng đến Thanh Vương (Trịnh Tráng) rồi Tây Vương Trịnh Tạc. Đời bấy giờ cho Lê Thần Tông là bậc vua giỏi, nhưng có chê ở hai điểm: Chốn cung vi không có đế độ và mê hoặc vì Phật giáo.
9. Lê Huyền Tông (1663-1671)
Niên hiệu: Cảnh Trị
Huyền Tông tên là Duy Vũ, con Thần Tông, em của Chân Tông, khi Thần Tông mất Vũ mới lên 9 tuổi, Tây vương Trịnh Tạc theo di mệnh lập lên. Duy Vũ là con do Phạm Thị Ngọc Hậu, người làng Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương (Thọ Xuân, Thanh Hóa) sinh ra.
Nǎm Ất Tỵ (1665), mặc dù mới 11 tuổi, nhà vua cũng lập chính cung Trịnh Thị Ngọc Áng (con gái thứ của Trịnh Tạc) làm Hoàng hậu.
Bấy giờ ở bên Trung Quốc, nhà Minh đã mất, nhà Thanh lên, tháng 3 nǎm Đinh Mùi (1667) nhà Thanh sai sứ sang phong cho vua làm An Nam quốc vương. Vua Lê sai chánh sứ Lê Hiệu, phó sứ Dương Hạo và Đồng Tồn Trạch sang nhà Thanh nộp lễ cống hàng nǎm và tạ ơn việc tặng bạc lụa. Đây là lần đầu tiên nước ta có quan hệ ngoại giao với triều Thanh.
Vua ở ngôi được 9 nǎm, ngày 15 tháng 10 nǎm Tân Hợi (1671) vua bǎng, lúc này mới có 18 tuổi, không có con nối.
10. Lê Gia Tông (1672-1675)
Niên hiệu:
– Dương Đúc (1672-1673)
– Đúc Nguyên (1674-1675)
Vua húy là Duy Cối, con thứ của Thần Tông. Trước đấy, khi Thần Tông bǎng, Hoàng thái tử Duy Cối (có sách chép là Duy Khoái) mới lên 2 tuổi, Trịnh Tạc và vợ là Trịnh Thị Ngọc Lung đón về nuôi ở trong vương phủ, dạy bảo hun đúc, giúp nên đức tính. Khi Huyền Tông bǎng không có con nối, Trịnh Tạc bèn xuống chỉ cho Tiết chế phủ và các đại thần vǎn võ lập Duy Cối lên ngôi vua khi đó mới 11 tuổi. Vua làm lễ đǎng quang vào ngày 19 tháng 11 nǎm Tân Hợi (1671), lấy niên hiệu Dương Đức, tôn Trịnh Thị Ngọc Lung làm Quốc thái mẫu.
Nǎm Giáp Dần (1674) Vua tôn phong thân mẫu là Lê Thị Ngọc Hoàn (quê ở xã Phúc Lộc, huyện Thụy Nguyên, Thanh Hóa) làm Chiêu Nghi.
Nhà vua diện mạo khôi ngôi, thân thể vạm vỡ, tính khoan hòa, có độ lượng của một ông vua.
Vua ở được 4 nǎm, mất lúc 15 tuổi, không có con nối.
11. Lê Hy Tông (1676-1705)
Niên hiệu:
Vĩnh
Trị (1678-1680)
Chính
Hòa (1681-1705)
Lê Hy Tông có tên là Duy Cáp (có sách chép là Duy Hợp), là con thứ của Thần Tông và là em của Gia Tông. Khi Thần Tông qua đời, ông còn nằm trong bụng mẹ mới được 4 tháng. Khi lâm chung, Thần Tông dặn dò Tây vương Trịnh Tạc bảo hộ, sau này cho Duy Cáp nối ngôi. Lúc Gia Tông chết, Duy Cáp lên ngôi mới 13 tuổi. Lấy ngày sinh làm “Thiên minh thánh tiết”.
Nhà vua tuân giữ cơ nghiệp có sẵn, rũ tay áo mà hưởng cuộc thịnh trị. Kỷ cương được chấn hưng, thưởng phạt nghiêm túc và công minh, phần nhiều các công khanh đều xứng đáng với chức vụ, trǎm quan kính giữ phép tắc chế độ, nhân dân yên nghiệp làm ǎn. Đời Vĩnh Trị (1676-1680) và Chính Hòa (1681-1704) được người đời bấy giờ ca ngợi là bậc nhất thời Trung Hưng.
Tháng 4 nǎm Ất Dậu (1705), sau khi ở ngôi 30 nǎm, Vua ban chiếu truyền ngôi cho Hoàng thái tử Lê Duy Đường và rời sang ở cung khác. Nhường ngôi rồi Vua còn vui sống cảnh nhàn 12 nǎm nữa mới mất, thọ 54 tuổi.
12. Lê Dụ Tông (1705-1728)
Niên hiệu:
– Vĩnh Thịnh (1706-1719)
– Bảo Thái (1720-1729)
Vua húy là Duy Đường, con trưởng Lê Hy Tông, được nhường ngôi nǎm Ất Dậu (1705). Sau khi lên ngôi đổi tên niên hiệu là Vĩnh Thịnh.
Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy binh đao vì chiến tranh Trịnh – Nguyễn tạm dừng. Trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, Trung Quốc thì trả lại đất. Nhà vua rũ tay áo, ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị lúc bấy giờ người phải kể đến công lao giúp chính của chúa Trịnh Cương…
Nhưng các cải cách đó chưa thu được kết quả thì Trịnh Cương qua đời. Ngày 20 tháng 4 nǎm Kỷ Dậu (1729) Nhà vua nhường ngôi cho Thái tử Duy Phương rồi ra ở cung Kiền Thọ, xưng là Thuận Thiên thừa vận Hoàng thượng, khi đó 49 tuổi. Như vậy Dụ Tông làm vua được 24 nǎm. Tháng Giêng nǎm Tân Hợi (1731) Thái thượng hoàng Dụ Tông mất, thọ 52 tuổi.
13. Hôn Đức Công (1729-1732)
Niên hiệu: Vĩnh Khánh
Sau khi Hoàng thái tử Lê Duy Phương được vua cha nhường ngôi, ban lời chiếu khá dài nói về công lao khai sáng của Lê Thái Tổ, công cuộc Trung Hưng và vai trò của các chúa Trịnh… rộng ban ấn điền 5 điều cho thần dân cả nước. Nhưng ngôi vua của Lê Duy Phương không đứng vững, về sau khi Trịnh Cương mất, Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa thì tình hình lại thay đổi.
Nguyên do là, trước đó con trưởng của vua là Lê Duy Tường đã 28 tuổi, ở ngôi đông cung đã 10 nǎm, lẽ ra phải được truyền ngôi. Nhưng Duy Tường còn có một người em khác mẹ là Duy Phương, 19 tuổi, do chính phi Trịnh Thị (con gái Trịnh Cương) sinh ra. Trịnh Cương muốn bỏ người con cả để lập cháu ngoại của mình lên ngôi, mới quanh co làm ra lời bàn phong quan, ban tước, rồi ép vua Dụ Tông phải nhường ngôi cho Duy Phương. Duy Phương lên ngôi, ngay lập tức tôn mẹ là Trịnh Thị lên làm Hoàng thái hậu và lại tiếp tục lấy một chính phi họ Trịnh làm Hoàng hậu.
Khi Trịnh Giang lên cầm quyền, muốn tỏ rõ uy quyền bèn bỏ hết các phép tắc của cha. Các chính sách thuế khóa tài chính mà Trịnh Cương cho thi hành từ các nǎm 1720-1730 đều bị hủy bỏ. Về việc định ngôi vua cũng vậy, tháng 8 nǎm Nhâm Tý (1732) Trịnh Giang truất Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trang xuống làm quận quân, vu cho Vua có tư tình với các cung phi của người khác, Trịnh Giang bắt ép Vua ra ở cung riêng. Những thứ cung đốn cho Vua dùng đều bị bớt xén đi, rồi truất Vua xuống là Hôn Đức Công, dời đến ở một ngôi nhà bên ngoài thành, buộc phải thắt cổ chết vào tháng 9 nǎm Ất Mão (1735).
14. Lê Thuần Tông (1732-1735)
Niên hiệu: Long Đức
Giết Hôn Đức Công rồi, Giang cho dẫn 12 người con của Dụ Tông vào phủ đường để xem mặt. Duy Tường là con trưởng, đáng được lập làm vua. Giang liền sai các quan hộ vệ Duy Tường đến cung Từ Thọ, làm lễ cáo Thái miếu và lập lên làm vua, tức là vua Thuần Tông.
Duy Tường lên ngôi đổi niên hiệu là Long Đức, Duy Tường làm vua không được lâu, chỉ bốn nǎm sau, Vua mất, thọ 37 tuổi, quần thần dâng tôn hiệu là Thuần Tông Giản hoàng đế.
15. Lê Ý Tông (1735-1740)
Niên hiệu: Vĩnh Hựu
Sau khi Thuần Tông Giản hoàng đế mất, Trịnh Giang cho lập Duy Thận khi đó 17 tuổi, con thứ 11 của Dụ Tông, em của Thuần Tông lên ngôi. Mặc dù Thuần Tông cũng có con khác là Duy Diên đã lên 19 tuổi, nhưng Trịnh Giang cho rằng Duy Diên đã trưởng thành khó bảo và nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà Thái phi họ Vũ (mẹ của Trịnh Cương, bà của Trịnh Giang), trước kia vẫn nuôi nấng Thận ở trong phủ, thân cận yêu thương và có phần dễ kiềm chế hơn. Bầy tôi trong triều không ai dám nói gì cả. Duy Thận lên ngôi lấy niên hiệu là Vĩnh Hựu.
Dưới thời cầm quyền của Trịnh Giang, tình hình trong nước lại mất ổn định. Giang là kẻ vô cùng bạo ngược, không việc gì là không làm: sát hại công thần, tự cho thi tiến sĩ ở phủ đường…, giết vua nọ lập vua kia…
Sau khi giết Hôn Đức Công, Trịnh Giang lấn quyền Vua ngày một quá quắt. Thêm vào đó lại chơi bời dâm dục không còn mức độ nào cả, vì thế Giang bị mắc chúng bệnh kinh quí, sợ sấm sét. Từ đó Giang không bước chân ra ngoài, Công Phụ cùng đồ đảng của hắn càng có dịp chuyên quyền, lũng đoạn triều chính. Các quan đại thần kế tiếp nhau người bị giết, người bị phạt. Chính sự trái ngược, thuế khóa nặng nề, lòng dân mong cho chóng nổi lên loạn lạc. Lúc ấy hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở khắp nơi… Quân khởi nghĩa vây các cấp, các thành, triều đình không thể ngǎn cấm được.
Trước tình hình đó Trịnh thái phi là Vũ Thị (vợ Trịnh Cương, mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh) cho triệu Nguyễn Quý Cảnh và một số quần thần khuyên Trịnh Doanh đứng ra thay Trịnh Giang để trừ hoạn nạn trong cung phủ. Nǎm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, tháng 5 nǎm ấy Doanh ép vua truyền ngôi cho Duy Diên, con trường của Thuần Tông, nhà vua lên làm Thái thượng hoàng. Như vậy Ý Tông ở ngôi được 5 nǎm, khi nhường ngôi mới 21 tuổi. Nhường ngôi rồi Ý Tông đến ở điện Cần Thọ, được 19 nǎm thì chết, thọ 40 tuổi.
15. Lê Hiển Tông (1740-1786)
Niên hiệu: Cảnh Hưng
Hiển Tông tên thật là Duy Diêu, là Thái tử của vua Thuần Tông. Nhưng vì có chú là Duy Thận và Duy Mật khởi nghĩa chống họ Trịnh chuyên quyền, nên Duy Diên bị Trịnh Giang truất ngôi Thái tử và bị giam cầm từ lâu. Duy Tường (Thuần Tông), Duy Thận (Ý Tông) và Duy Mật đều là con của vua Lê Dụ Tông, Duy Diêu là con trưởng của Duy Tường nên phải gọi Duy Thận và Duy Mật là chú. Sau khi Trịnh Doanh lên thay ngôi chúa của Trịnh Giang mới sai người thả Duy Diêu và lập lên làm vua, ép vua Ý Tông phải nhường ngôi cho cháu dòng đích.
Nhờ có tài của Minh vương Trịnh Doanh nên 10 nǎm sau đất nước đã trở lại yên bình, dân yên cư lạc nghiệp, người bấy giờ cũng ca ngợi là thời thái bình. Phải nói Lê Hiển Tông là ông vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Số nǎm trị vì của ông lên tới gần nửa thế kỷ – 47 nǎm.
Tháng Giêng nǎm Giáp Thân (1764) vua cho lập Duy Vĩ làm Thái tử. Nǎm Đinh Hợi (1767) Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm làm Nguyên soái tĩnh đô vương. Tháng 3 nǎm Kỷ Sửu (1769) Sâm truất ngôi Thái tử của Duy Vĩ rồi bắt giam vào ngục.
Tháng 8 nǎm Kỷ Sửu (1769) Trịnh Sâm cho lập Duy Cận là con thứ của vua làm Thái tử.
Tháng 12 nǎm Tân Mão (1771) Sâm sai giết Thái tử Duy Vĩ, tháng Giêng nǎm Quí Mão (1783) lập Duy Khiêm làm Hoàng thái tôn, truất Duy Cận làm Sùng Nhượng công. Thấy Duy Khiêm trở về, Trịnh thái phi Nguyễn Thị (vợ Trịnh Doanh, người xã Thịnh Mĩ, huyện Lôi Dương, mẹ đẻ của Tiên Dung quận chúa, người ủng hộ việc lập Duy Cận) sợ Duy Cận mất ngôi Thái tử, bèn sai hoạn quan là Liêm Tǎng đến bắt ép Duy Khiêm sang chầu, để toan bí mật giết đi. Duy Khiêm từ chối không được, sa nước mắt khóc mà đi; khi ra đến đường bị quân tuần sát ngǎn lại, biết được mưu hại Duy Khiêm quân lính làm ầm ĩ, yêu cầu tra cứu cho ra người lập mưu hại Duy Khiêm, họ lùng tìm hoạn quan Liêm Tǎng nhưng không thấy, ngờ Duy Cận là chủ mưu. Lúc ấy Duy Cận đương chầu Trịnh thái phi, nghi trượng để ở ngoài phủ đường, quân lính liền đập phá tan nát. Duy Cận sợ, phải thay đổi quần áo rồi lẻn về cung. Lúc này Trịnh Khải đã lên thay Trịnh Sâm, Khải biết việc này do Thái phi gây ra, nhân dụ dỗ quân sĩ chớ làm huyên náo, rồi lập tức hạ lệnh cho bầy tôi trong triều xin Vua cho lập Duy Khiêm lên làm Hoàng thái tôn. Lúc đó Duy Khiêm đã 18 tuổi, bắt Duy Cận làm tờ biểu nhường ngôi, rồi truất Cận làm Sùng Nhượng công.
16. Lê Mẫn Đế (1787-1789)
Niên hiệu: Chiêu Thống
Trước khi vua Hiển Tông mất đã cho gọi Thái tử Duy Khiêm vào trối lời truyền ngôi. Thái tử vừa lạy vừa khóc xin nhận mệnh. Lúc đó Nguyễn Huệ đã cưới công chúa Ngọc Hân. Ông có hỏi Ngọc Hân về việc các hoàng tử, công chúa rất khen Duy Cận là người tốt. Nguyễn Huệ muốn bàn luận lại việc lập người nối ngôi, triều đình lo sợ, không biết làm thế nào được, các người trong họ tông thất đều trách móc công chúa làm hại mưu kế lớn của xã tắc. Công chúa sợ, trở về xin với Nguyễn Huệ, Nguyễn Huệ nhận lời, bèn phò Duy Khiêm lên ngôi Hoàng đế, đổi tên là Duy Kỳ. Lấy niên hiệu là Chiêu Thống. Khi Nguyễn Nhạc ra Thǎng Long, Lê Chiêu Thống đem trǎm quan thân hành đón tiếp ở ngoài cửa Nam Giao. Sau khi cùng Nguyễn Nhạc đàm đạo việc nước vua Lê xin cắt đất cho Nguyễn Nhạc để khao quân. Nguyễn Nhạc từ chối. Rồi Nguyễn Nhạc cùng vua Lê ước hẹn đời đời làm láng giềng hòa hiếu.
Để khôi phục lại Lê Chiêu Thống, tháng 7 nǎm Mậu Thân (1788) Hoàng thái hậu nhà Lê sang nhà Thanh xin quân cứu viện.
Sau khi lấy lại được Thǎng Long, dựa vào thế quân Thanh vua Lê đã trả thù tàn bạo những người đã theo Tây Sơn, vì thế không khí trong kinh ngoài trấn đều chán nản, rời rạc và lo sợ.
Mồng 1 tết nǎm Kỷ Dậu (1789), quân đội Tây Sơn do Hoàng đế Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh. Các tướng nhà Thanh sống sót bỏ chạy về nước kéo theo vua Lê Chiêu Thống cùng bầy tôi vỏn vẹn 25 người.
Nhà Lê mất. Sau 5 nǎm sống lưu vong nhục nhã và phẫn uất trên đất Thanh, tháng 10 nǎm Quí Sửu (1793), Lê Chiêu Thống chết ở Yên Kinh (Trung Quốc) ở tuổi 28.
Tháng 8 nǎm Giáp Tí (1804) triều Nguyễn đã cho đưa thi hài Lê Chiêu Thống về nước, chôn tại lǎng Bàn Thạch. Trên bài vị thờ tại lǎng đề là Nghị hoàng đế.
Tháng 2 nǎm Giáp Thân (1884) niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất nhà Nguyễn truy đặt tên thụy cho Lê Chiêu Thống là Mẫn đế. Đây là ông vua cuối cùng của triều Lê.
(Tổng hợp từ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục)
Nguồn: https://dongtac.hncity.org/?TRIEU-LE-TRUNG-HUNG
44 thoughts on “TRIỀU LÊ TRUNG HƯNG”
I think the admin of this site is really working hard in support of his web site, for the reason that here every stuff is quality based stuff. Hatti Euell Valtin
This is one very informative blog. I like the way you write and I will bookmark your blog to my favorites. Cecile Nichols Carly
Simply wanna comment that you have a very nice internet site, I like the layout it really stands out. Kellie Cyrillus Pirozzo
Why people still use to read news papers when in this technological world all is accessible on net? Robbin Ring Moir
Very nice blog post. I absolutely appreciate this site. Elana Jarrid Amero
{You must be considered a section of a match for one of the highest quality sites on the net. I definitely will highly recommend this internet site! Danica Kiel Goodman
So high flyer, perhaps the worms are the winds beneath your wings. Cherish Kingsley Wendy
Major thanks for the article. Really looking forward to read more. Awesome. Paola Tobit Sharron
Very good post! We will be linking to this great post on our website. Keep up the good writing.| Pauli Luke Emmet
You really make it seem so easy with your presentation but I find this topic to be actually something that I think I would never understand. It seems too complicated and extremely broad for me. I am looking forward for your next post, I will try to get the hang of it! Harriott Alwyn Dorcy
Awesome post. I am a regular visitor of your website and appreciate you taking the time to maintain the nice site. I will be a frequent visitor for a long time. Issi Arman Fritzie
Wow! Thank you! I permanently wanted to write on my site something like that. Can I take a fragment of your post to my website? Gusty Wallis D’Arcy
Hurrah! After all I got a blog from where I be capable of in fact take valuable information regarding my study and knowledge. Natty Morley Keel
Very good post. I certainly appreciate this website. Thanks! Aliza Abeu Wilmott
After reading your article, it reminded me of some things about gate io that I studied before. The content is similar to yours, but your thinking is very special, which gave me a different idea. Thank you. But I still have some questions I want to ask you, I will always pay attention. Thanks.
Your article made me suddenly realize that I am writing a thesis on gate.io. After reading your article, I have a different way of thinking, thank you. However, I still have some doubts, can you help me? Thanks.
This is a topic close to my heart cheers, where are your contact details though?
Thank you for sharing excellent informations. Your website is so cool. I am impressed by the details that you?¦ve on this website. It reveals how nicely you perceive this subject. Bookmarked this web page, will come back for extra articles. You, my friend, ROCK! I found simply the info I already searched everywhere and simply could not come across. What a great web-site.
Your article gave me a lot of inspiration, I hope you can explain your point of view in more detail, because I have some doubts, thank you.
Do you mind if I quote a few of your posts as long as I provide credit and sources back to your webpage? My blog site is in the very same area of interest as yours and my visitors would certainly benefit from some of the information you provide here. Please let me know if this ok with you. Cheers!
Woh I love your articles, saved to favorites! .
I’m truly enjoying the design and layout of your website. It’s a very easy on the eyes which makes it much more pleasant for me to come here and visit more often. Did you hire out a designer to create your theme? Exceptional work!
Thank you very much for sharing, I learned a lot from your article. Very cool. Thanks. nimabi
I went over this site and I conceive you have a lot of fantastic info , saved to fav (:.
so much excellent information on here, : D.
How to recover deleted mobile text messages? There is no recycle bin for text messages, so how to restore text messages after deleting them?
Excellent goods from you, man. I have understand your stuff previous to and you’re just extremely magnificent. I actually like what you’ve acquired here, certainly like what you are stating and the way in which you say it. You make it enjoyable and you still take care of to keep it sensible. I can’t wait to read far more from you. This is really a tremendous web site.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Great job on this article! It was engaging and informative, making complex ideas accessible. I’m eager to hear different viewpoints. Click on my nickname for more interesting content.
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?
Профессиональный сервисный центр по ремонту планетов в том числе Apple iPad.
Мы предлагаем: сервисные центры айпад
Наши мастера оперативно устранят неисправности вашего устройства в сервисе или с выездом на дом!
Профессиональный сервисный центр по ремонту радиоуправляемых устройства – квадрокоптеры, дроны, беспилостники в том числе Apple iPad.
Мы предлагаем: ремонт коптера
Наши мастера оперативно устранят неисправности вашего устройства в сервисе или с выездом на дом!
Рекомендуем вам обязательно посетить вот этот сайт –
Unlim casino bonus
Ознакомьтесь с лучшими предложениями на 1win, перейдя по ссылке – 1win зеркало сайта
Переходите на сайт для доступа к свежим бонусам и зеркалам – 1win сайт
Descubre mas sobre la plataforma innovadora de trading en – broker quotex
Актуальные бонусы и зеркала на 1win ждут вас по ссылке – 1win xyz вход
Ищите актуальное зеркало для 1win и получите доступ через – 1win рабочее зеркало 1win xyz
Актуальные бонусы и зеркала на 1win ждут вас по ссылке – 1win зеркало
Получите актуальные промокоды и бонусы в лекс казино по ссылке – лекс казино промокод при регистрации
Получите актуальные промокоды и бонусы в лекс казино по ссылке – lex casino официальный сайт
лекс казино бонусы
Читайте отзывы о lex casino и активируйте бонусы по ссылке lex casino лотереи
Зайдите прямо сейчас через вавада вход и начните играть!