DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SINH TRONG THÁNG 10

DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SINH TRONG THÁNG 10

Tháng 10, Quốc tế có những ngày kỉ niệm sau: 1/10 Ngày quốc tế người cao tuổi, 2/10 Ngày Quốc tế Không bạo động, 5/10 Ngày Nhà giáo thế giới, Thứ Hai đầu tiên Ngày Cư ngụ Thế giới ,9/10 Ngày Bưu chính thế giới, 11/10 Ngày Quốc tế Trẻ em gái, 13/10 Ngày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai, 15/10 Ngày Quốc tế Phụ nữ Nông thôn, 16/10 Ngày Lương thực thế giới, 17/10 Ngày Quốc tế Xóa nghèo, 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam, 24/10 Ngày Liên Hiệp Quốc, 24/10 Ngày Thông tin về Phát triển thế giới, 27/10 Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn, 31/10 Ngày Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước phòng chống tham nhũng

Những kỷ niệm và sự kiện trong 31 ngày của tháng 10

1

2

 

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

 

 

 

 

 

 

Ở Việt Nam, ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 và đặc biệt là ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Hay Ngày Nhà giáo thế giới, Ngày Quốc tế Trẻ em gáiNgày Quốc tế Giảm nhẹ Thiên tai, Ngày Quốc tế Xóa nghèo, Ngày Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước phòng chống tham nhũng … là những ngày kỷ niệm hay sự kiện thường được quan tâm nhiều hơn.

Xem thêm:

♥ Những hình ảnh đời thường của Người già, Phụ nữ và Trẻ em Việt Nam

♥ Bài viết dành cho Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10

♥ CÓ MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI “THÀY GIÁO” LÀM NGHỀ GIÁO

♥ BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN


Người cao tuổi – Người già

Già là túi khôn, là vốn quý

Người già có nhiều kinh nghiệm, họ trải qua nhiều nỗi thăng trầm, nhìn thấu mọi lẽ thường lẫn bất thường của xã hội:

Cho nên, từ lâu, người Việt đã xem người già là túi khôn, là vốn quý. Thành ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” chính là để nói sự lõi đời của người cao tuổi.

Người Việt thường cảm thán (xen chút ngưỡng mộ) rằng “Gừng càng già càng cay” và không quên dặn “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”.

Nói về mối quan hệ giữa người trẻ với người già, người Việt còn có câu “Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già”, để thấy rằng trẻ và già nên nương tựa nhau, bổ sung cho nhau.

Một gia đình có già có trẻ, người trẻ được bảo ban, người già được chăm sóc, đó chính là phúc. Cho nên người Việt xưa rất thích những gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường. Sự tháo vát của người già còn thể hiện ở câu “Một mẹ già bằng ba con ở”.

Và những chiêm nghiệm của người già cũng thật đáng quý; Ví dụ như 356 LỜI TỰ TẠI CỦA PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM dưới đây:

356 LỜI TỰ TẠI CỦA PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM

Có thể vừa nghe nhạc thiền vừa đọc

LỜI TỰ TẠi của pháp sư Thánh Nghiêm (tập I)

Nâng cao phẩm chất cuộc sống

·       Điều cần có bao nhiêu, sao mong muốn lại quá nhiều. (cuộc sống chỉ cần vừa đủ)

·       Biết ơn đền ơn phải trước hết, giúp người đâu khác giúp chính mình.

·       Tận tâm tận lực là trên hết, không tranh người ít kẻ nhiều.

·       Từ bi thì không có kẻ thù, trí tuệ thì không khởi phiền muộn.

·       Người bận rộn là người có nhiều thời gian nhất, người cần cù là người sức khỏe tốt nhất.

·       Người bố thí thì có phước, người hành thiện được an lạc.

·       Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải nhỏ.

·       Biết để xuống thì mới nhấc lên được, cũng như vậy người biết buông xả và nhấc lên đúng lúc là người tự tại.

·       Biết mình biết người biết tiến thoái, thân tâm lúc nào cũng bình an; biết phước quý phước vun bồi phước, duyên lành đem đến cho mọi người.

·       Biết gánh vác, biết buông xả mỗi năm đều như ý cát tường; biết dùng trí huệ nuôi trồng phước lành, thì mỗi ngày đều là những ngày tốt đẹp.

·       Để thân tâm nhẹ nhàng, gặp ai cũng nên mỉm cười; vì sự nhẹ nhàng mới làm cho thân tâm khỏe mạnh, nụ cười sẽ làm cho chúng ta càng thêm thân thiện.

·       Trước khi nói cần đắn đo suy nghĩ, lời chậm một chút cũng không sao.
Không phải không nói, mà phải thận trọng lời nói.

·       Trong cuộc sống, nên tập dần ý nghĩ: “nếu có thì rất tốt, nếu không có thì cũng không sao”, nếu làm được như vậy thì sẽ biến khổ thành vui, cuộc sống luôn tự tại.

·       Cần bốn điều an là: Tâm an, thân an, nhà an, nghề nghiệp an.

·       Bốn điều lấy là: cần lấy, muốn lấy, có thể lấy, nên lấy.

·       Bốn loại cảm: Cảm ơn, cảm tạ, cảm hóa, cảm động.

·       Bốn thái độ trước một sự việc: đối diện nó, chấp nhận nó, giải quyết nó, buông xả nó.

·       Bốn điều phước: biết phước, quý phước, bồi dưỡng phước, vun trồng phước.

·       Những điều có thể lấy, nên lấy thì mới lấy; Những điều không thể lấy, không nên lấy thì tuyệt đối không lấy.

·       Biết ơn giúp chúng ta trưởng thành, báo ơn giúp chúng ta thành tựu.

·       Lòng biết ơn thường cho chúng ta cơ hội tốt, dù gặp người cho thuận duyên hay nghịch duyên đều là ân nhân của chúng ta.

·       Gặp việc tốt, phải tùy hỷ, tán thán, khích lệ và khiêm tốn học hỏi.

·       Ít phê phán, thường khen ngợi, là phương pháp hay để tránh tạo khẩu nghiệp.

·       Tâm bình thường chính là tâm tự tại, an lạc nhất.

·       Làm một việc hữu ích thực tế còn hơn nói một trăm câu hoa mỹ mà vô nghĩa.

·       Biết được khuyết điểm của mình càng nhiều, thì mức độ trưởng thành càng nhanh, tự mình có niềm tin thì cuộc sống càng kiên định vững chắc.

·       Cần nghe nhiều xem nhiều, nhưng nói năng ít lại; cần nhanh tay nhanh chân nhưng cẩn thận việc tiêu tiền.

·       Chỉ sau khi trải nghiệm cảnh ngộ gian khó, mới có được tâm tinh tấn chấn phấn.

·       Người sống thật thà thực tiễn, tâm lượng rộng lớn; người ấy làm việc gì cũng ổn định, có tầm nhìn sâu rộng.

Hưởng thụ công việc

·       Bận mà không rộn, mệt mà không mỏi.

·       Bận mà vui vẻ, mệt mà hoan hỉ.

·       Tuy bận rộn nhưng không sao cả, đừng biến nó thành buồn phiền là được.

 

Lời tự tại của thầy Thánh Nghiêm (tập II)

Nhân sanh tự tại

·       Khiêm nhượng kẻ dưới, tôn kính người trên là bài học quan trọng cho hành giả Bồ Tát.

·       Lấy tinh thần hiến dâng thay thế cho sự tranh giành, lấy sự tích phước thay thế cho sự hưởng phước.

·       Yêu mình yêu người, yêu tất cả chúng sinh; cứu mình cứu người, cứu tất cả chúng sinh.

·       Lợi tha là tâm thanh tịnh không cầu quả báo và sự đền đáp.

·       Nguồn gốc của sự chiếm hữu và cống hiến đều xuất phát từ yêu thương, nhưng có sự khác nhau tự lợi và lợi tha; chiếm lấy là yêu thương ích kỷ của lòng tham lấy riêng tư, cống hiến là yêu thương bao la vô tư hỷ xả.

·       Đạo lý là để yêu cầu chính mình, không phải dùng để áp đặt cho người khác.

·       Phải có lòng độ lượng làm nền tảng, thì mới có tấm lòng giúp người khác thành tựu.

·       Khiến người ta nảy sinh hiểu lầm, tức là lỗi của ta vậy.

·       Khi làm việc nên nghĩ vì người ta nhiều hơn, khi phạm lỗi nên tự xem xét lại chính mình.

·       Lấy thái độ khiêm nhường cho người khác để tự thành tựu mình, lấy sự tôn trọng mọi người để hóa giải nghịch ý, lấy tán thán đối phương để tăng trưởng sự hài hòa.

·       Không buông xả được chính mình là không có trí huệ, không buông xả được người khác là không có từ bi.

·       Gặp nhau nói tiếng “Mình chúc phúc bạn!” thì có được tình hữu nghị, có được sự bình an.

·       Đối người dâng hiến hữu nghị, đưa tay giúp đỡ, tức là đang phát tán ánh sáng hoà lạc bình an.

·       Bớt lời tranh cãi thì bớt lời thị phi, thêm lòng chân thành thêm bình an.

·       Khẳng định ưu điểm của mình là lòng tự tin, thấu rõ khuyết điểm của mình là sự trưởng thành, hiểu được lập trường của người khác là thái độ tôn trọng.

·       Phải nhấc lên hạnh phúc của mọi người, phải buông xả thành tựu của chính mình.

·       Cộng sự với cấp dưới, cần lấy sự quan tâm thay cho trách móc, lấy khuyến khích thay cho dạy bảo, lấy bàn bạc thay cho mệnh lệnh.

·       Người cang cường tổn hại người ta mà không lợi mình, người nhu mì hoà hợp với mọi người ắt tự bình an.

·       Người làm cho người khác sống trong an ổn, tất nhiên là người hòa hợp với mọi người, người khiến người khác nể phục tất nhiên là người nhu mì nhẫn nhượng, vì thái độ hoà mới có thể hợp với mọi người, nhu mì thì mới có thể chế phục lòng ương ngạnh.

·       Ý nghĩa của cuộc sống nằm trong sự không ngừng học tập và cống hiến, làm cho người khác thành công, cũng có nghĩa làm cho mình thành tựu.

·       Người có trí huệ là người biết chừng mực, chắc chắn không nói huyên thuyên.

·       Ứng xử hài hòa với người, mọi ngày cuộc sống đều bình an.

·       Người thông minh chưa chắc có trí huệ, người ngu dốt chưa chắc không có trí huệ; Trí tuệ không đồng nghĩa với tri thức, mà là thái độ đối xử với người và việc.

·       Giảm bớt phiền não cho người khác là từ bi, giảm bớt phiền não cho chính mình là trí huệ.

·       Đừng đem giầy của mình bảo người khác mang, cũng đừng đem vấn đề của người khác biến thành vấn đề của chính mình.

Đời sống đơn giản

·       Tích cực chăm lo quan tâm nỗi khổ đau của người khác là có phước báo lớn, sẵn lòng giải quyết vấn đề của mọi người là đại trí huệ.

·       Nhận biết sự thật tất cả hiện tượng trên thế gian là vô thường, mới có thể hoàn thành chân chính bình an cho thế giới nội tâm.

·       Gặp ai cũng gieo ơn không kết oán, tất nhiên có thể chung sống hài hòa, cuộc đời vui vẻ.

·       Một nụ cười, một lời tốt, đều là cách ban tặng để gieo duyên lành rộng khắp.

·       Chỉ cần ít chạy theo những cảm xúc vô nghĩa, thì sẽ giảm bớt những phiền não không cần thiết.

·       Cống hiến là để báo ơn, sám hối là để xét mình.

·       Người hết lòng hết sức mang đến lợi ích cho người khác để mình trưởng thành, là người thành công.

·       Làm người khi đối nhân xử thế phải trong vuông ngoài tròn. Trong vuông là có nguyên tắc, ngoài tròn là sự hiểu biết.

·       Khi ta không có năng lực giúp đỡ người khác, thì ít ra cũng có thể chấm dứt làm hại người khác.

·       Tích lũy thêm công đức về lời nói, bớt tạo khẩu nghiệp, đó là công đức lớn của sự vun bồi phước đức và cầu phước đức.

·       Cuộc sống cần phải trong sự hòa hợp để mong cầu phát triển, và trong sự nỗ lực để thấy được hy vọng.

·       Giảm bớt tâm thành bại được mất, thêm nhiều sự nỗ lực đúng lúc của tâm tinh tấn, xác suất thành công tự nhiên sẽ tăng thêm.

·       Sự đầm ấm của gia đình là ở sự tôn trọng và thương yêu lẫn nhau, cái đáng quí của gia đình là ở sự lượng thứ và giúp đỡ lẫn nhau.

·       Người làm chủ, phải bớt đi tâm được mất, đem lòng chân thật, danh dự và chữ tín để trong lòng, chắc chắn người ấy sẽ thành công.

·       Khi nghe tin đồn, trước hết phải nên bình tĩnh và tự kiểm điểm, có sai thì sửa, không sai thì cảnh giác. Nếu động lòng bối rối, như vậy làm tổn thương mình càng lớn.

·       Sử khổ nhọc tinh thần, nó sẽ làm tăng trưởng trí huệ; Cái khổ trong cuộc sống, tăng thêm phước báo cho chúng ta.

·       Đối với sự sống nên tràn đầy hy vọng mênh mông; đối cái chết nên luôn làm tốt chuẩn bị vãng sanh.

·       Hiểu rõ những gì mình cần, hóa giải ham muốn cá nhân.

·       Đối với sự việc cần phải hiểu rõ mặt phải và suy nghĩ mặt trái của nó.

·       Thất bại phải cố gắng, đã thành công thì càng nỗ lực hơn, đó là nguyên tắc an ổn vui vẻ với sự nghiệp.

·       Quan niệm quan trọng nhất cho việc bảo vệ môi trường là “sống giản dị và mộc mạc”, sống giản dị mộc mạc một chút tức là sống cuộc sống bảo vệ môi trường.

·       Người chín chắn không nặng lòng về quá khứ, người thông minh không hoài nghi hiện tại, người cởi mở không lo lắng về tương lai.

·       Hoàn cảnh thuận và nghịch đều là nhân duyên tốt, nên tiếp nhận bằng tâm ôn hòa và biết ơn.

·       Địa vị chức vụ ở quá khứ vị lai đều nên xem như vô can với ta. Chỉ cần sống tích cực và vui vẻ, thì là đời sống hạnh phúc tự tại.

·       Học vị không tiêu biểu cho thân phận, năng lực không đại diện được nhân cách, địa vị không thay thế được phẩm đức, công việc không nói lên sự sang hèn, nhưng quan điểm và hành vi thì nói lên tất cả.

·       Phương pháp hóa giải những chuyện muộn phiền là tấm lòng thành thật, chủ động, nhanh chóng, rõ ràng, không chần chừ, bị động và chờ đợi.

·       Làm bất cứ việc gì trên đời đều luôn có sự khó khăn, cần giữ vững niềm tin và kiên nhẫn, thì ít nhất có thể tạo ra mộ số thành tích.

·       Sống với hiện tại, không hối tiếc quá khứ, không lo ngại về tương lai.

·       Phương pháp tốt để giảm bớt áp lực căng thẳng là bớt đi lòng được mất hơn thua, tăng thêm lòng thưởng thức.

·       Đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ, không hối tiếc cũng không oán trách; đối với những việc ở tương lai, cần tích cực chuẩn bị; đối với những việc trong hiện tại, cần phải thực tế.

·       Đừng chỉ nói suông tiếng cảm ơn, cần chuyển lời cảm ơn thành hành động báo ơn.

·       Khi làm việc gì trước tiên không nên quá gấp gáp, cần phải tìm đúng người đúng phương pháp giải quyết, và thời gian thích hợp thì mọi việc sẽ thành công.

·       Buông xả tâm tư được mất hơn thua của cá nhân, mới có được trí tuệ mầu nhiệm thông suốt của vạn vật.

Như ý tốt lành

·       Bệnh tật nên đến cho bác sĩ chăm sóc, sinh mạng gửi cho Bồ Tát, thì ta là người khỏe mạnh thảnh thơi.

·       Vì con người thường không hiểu rõ được chính mình, mới đem lại những phiền muộn không cần thiết cho bản thân.

·       Nhiệm vụ quan trọng nhất của con người là học cách làm người, tức là làm hết lòng, làm hết sức, làm tròn bổn phận và trách nhiệm.

·       Xử lý việc riêng tư có thể dùng tình cảm, nhưng xử lý việc công chúng thì phải dùng lý trí.

·       Cùng người khác tranh giành những thứ không thể có được, chi bằng trân trọng và sử dụng những gì đã có.

·       Không nên quá lo lắng những việc tốt xấu trong quá khứ hay ở tương lai, tốt nhất nên trông nom những gì trong hiện tại.

·       Nếu thật sự buông bỏ tất cả, thì có thể bao dung tất cả và có được tất cả.

·       Nhấc lên được là phương pháp, là bước bắt đầu, buông xả được là để nhấc lên được; giữa sự nhấc lên và buông xả là sự tiến bộ, từng bước từng bước đi lên.

·       Đừng so bì hơn kém với người khác, ta chỉ cần tận tâm tận lực.

·       Hoàn cảnh của chúng ta chưa được tốt, cũng không xấu như ta tưởng, điều quan trọng là ta đối xử với nó như thế nào.

·       Sau sự vấp ngã là cơ hội tích cực để ta suy ngẫm, chúng ta có thể học được rất nhiều bài học tốt từ sự vấp ngã.

·       Chỉ cần không tham lam, không chấp trước, thì có thể giữ được phẩm giá con người, kẻ khác không làm gì ta được.

·       Nếu có thể quí tiếc mỗi nhân duyên hiện tại, vì nhân duyên chỉ diễn ra một lần, không có lần thứ hai.

·       Bất luận việc gì nếu cái tôi nhúng vào, thì sẽ phát sinh trở ngại, rắc rối. Dứt bỏ cái chủ quan được và mất của tự ngã, thì được giải thoát.

·       An vui không đến từ danh lợi nhiều ít lớn nhỏ, mà là do lòng biết thỏa mãn và ít ham muốn từ nội tâm.

·       Đã nói thì phải làm, dùng lòng thành mà nói lời chân thật, dùng lòng tốt nói lời hay, đó là tiêu chuẩn để nói.

·       Tuy là người bình thường, nhưng phải biết gánh vác trách nhiệm, nên buông bỏ những lòng chấp trước.

·       Khi bận rộn, không nên cảm thấy bất lực, lúc rảnh rang, không nên cảm thấy chán chường, thì sẽ không đến nỗi buông xuôi, mù mờ không biết làm gì.

·       Khi thuận buồm xuôi gió, không nên say sưa mãn nguyện, khi gặp phong ba trắc trở, không nên chán nản thất vọng.

·       Nếu tâm lượng nhỏ hẹp tham lam vô độ, thì dẫu cho sống trong giàu có cũng không được hạnh phúc vui vẻ.

·       Con người phải từ cuộc sống bình thường để mong tiến bộ, từ trong gian nan khổ cực mới thấy điều vẻ vang.

·       Đời người nên tìm giàu có trong yên ổn, trong tôi luyện thấy được sự trang nghiêm.

·       Có được một tinh thần ổn định, mới là nền tảng cho sự thành công.

Tâm linh tăng trưởng

·       Tâm không chạy theo hoàn cảnh là kết quả của sự tu tập thiền định; tâm không rời khỏi hoàn cảnh là tác dụng của trí tuệ.

·       Lấy lui để tiến, lấy im lặng để tranh biện, lấy cống hiến vị tha làm phương pháp tốt nhất để thành tựu bản thân.

·       Phật trong lòng ta, Phật trong lời ta, Phật trong đời sống ta.

·       Từ bi là tình cảm có lý trí, trí huệ là lý trí biết linh hoạt.

·       Nam Bắc Đông Tây đều tốt cả, đi đứng nằm ngồi đều là đạo; trong lòng luôn có sự hổ thẹn, sám hối đền ơn phẩm đức cao.

·       Người tu hành nên thẳng thắn, thành thật tiếp đãi mọi người, không có tà niệm cùng ác niệm, đó chính “trực tâm là đạo tràng”.

·       Khi phiền não hiện lên, đừng kháng cự, nên dùng lòng hổ thẹn, sám hối và cảm ơn để hóa giải.

·       Thiết thật thể nghiệm đời người, đó là tu tập thiền định.

·       Có được thân tâm khỏe mạnh mới là tài sản lớn nhất của đời người.

·       Hơi thở là tài sản, còn sống còn hy vọng.

·       Nếu “bối rối khó gỡ ” trong lòng, cách tốt nhất là hướng về bên trong xem xét nơi ta động niệm khởi tâm.

·       Khi bị phiền não khuấy nhiễu, lúc ấy tốt hơn hết là hưởng thụ cái cảm giác của hơi thở.

·       Khi lòng có trở ngại, thế giới trong mắt quá bất bình. Khi lòng không phiền não, thế giới trước mắt thật mỹ lệ.

·       Lòng không cởi mở là khổ, tâm hồn rộng rãi sáng tỏ thì biến khổ thành vui.

·       Hiện tượng sanh diệt là trạng thái bình thường trong đời, nếu thấu suốt hiện tượng ấy là người có trí huệ.

·       Biến đổi được tâm niệm, như vậy vận mệnh xấu cũng sẽ thay đổi tốt.

·       Trí huệ không chỉ là sự thông hiểu kinh sách, mà phải biết phương tiện khéo léo để chuyển hóa phiền não.

·       Phiền não tức bồ đề, không phải là không có phiền não, mà tuy có phiền não, nhưng không xem đó là phiền não.

·       Chỉ cần tâm bình khí hòa, cuộc sống sẽ an vui.

·       Khi đối mặt với nóng giận, nên tập cho sành “quán chiếu chính mình”, quan sát ý niệm của ta, hỏi xem tại sao lại nóng giận?

·       Bận tâm thì có phiền não, tâm buông xả xuất hiện thì chẳng có phiền não nào tồn tại.

·       Từ sự khẳng định tự ngã, thăng hoa tự ngã, cho đến hóa giải tự ngã, là ba giai đoạn tu hành từ “tự ngã” đến “vô ngã”.

·       Nên chú trọng vun bồi nhân tốt, không nên chỉ chờ đợi hưởng thụ cái quả đẹp.

·       Khi nhận thức được trí huệ ta không đủ, trí huệ trong vô hình trung đã tăng trưởng.

·       Lòng nên như bức tường, tuy không động đậy, nhưng có tác dụng.

·       Nên làm tấm gương soi không bụi bậm, chiếu thấu tất cả vạn vật nhưng đừng để dính mắc một vật gì.

·       Khi mọi người tranh giành mù quáng, điều tốt nhất ta nên chọn một con đường khác mà đi.

 

Lời tự tại của thầy Thánh Nghiêm (tập III)

Hạnh nguyện từ bi

·       Làm thiện hay làm ác chỉ cách nhau trong một niệm, tu phước hay tu huệ cũng cách nhau trong gang tấc.

·       Một tia lửa nhỏ đủ đốt cháy cả cánh đồng, việc lành nhỏ cũng có thể cứu được thế giới.

·       Trời đất có cái đức lớn nuôi dưỡng muôn vật, há nào ta lại không có lòng từ bi phát đại nguyện.

·       Cứu độ chúng sinh là nhấc lên, không cố chấp là buông xuống.

·       Bụi hồng ngập trời tâm không nhiễm, chông gai khắp nơi vẫn chống gậy đi.

·       Lòng từ bi tất như mưa thuận gió hòa, tâm trí huệ sẽ như ánh sáng chiếu khắp mọi nơi.

·       Bi khéo trừ khổ, Từ cho lạc, lửa Trí diệt tội, Huệ đoạn mê lầm.

·       Có đại trí huệ và đại nguyện, phước đức vô lượng, tuổi thọ cũng vô biên.

·       Nếu thấy Như Lai Tạng ở trong tâm, nhà lửa tam giới hóa sen hồng.

·       Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm là vào cửa từ bi.

·       Trong đạo tâm có bố thí vô úy.

·       Khi buông xả tất cả, đồng nghĩa kề vai gánh vác chúng sinh.

·       Thân tâm an lành, gia đình và sự nghiệp sẽ ổn định.

·       Cội tùng ở Nam Sơn đã già cỗi, nhưng tuổi thọ sao Bắc Đẩu vẫn
thanh xuân.

·       Thần long tàng ẩn chốn đầm sâu trạch lớn, mãnh hổ sống nơi cùng cốc cao sơn.

·       Phật pháp không khác chỉ một vị, tự lợi lợi người giải thoát thôi.

·       Thường niệm bồ tát Quán Âm, tâm được an lành thì cuộc sống có bình an.

·       Hành hương lễ lạy để tu hành, cầu phước tiêu tai nguyện dễ thành; miệng xướng tai nghe tâm cung kính, ba bước một lạy hướng trước đi; thân tâm thảnh thơi cảm ứng hiện, nghiệp tiêu chướng trừ phước huệ sanh.

·       Một bát hóa duyên cơm ngàn nhà, cô Tăng chống gậy vạn lý xa; tùy duyên ứng hóa không sở hữu, duyên hết xả thân buông tay ra.

·       Buông không phải là bỏ, là vì thoát khốn, cũng là vì gánh vác; phải
buông được thì mới gánh vác được, cả gánh vác và buông đều được mới là người tự tại.

Trí huệ cuộc đời

·       Gặp việc phải thấu hiểu theo hướng tích cực, suy ngẫm các hướng ngược lại, muốn thành công thì nên xác định phương hướng rồi kiên trì không bỏ cuộc.

·       Đường gặp vách cao vực thẳm đã vượt qua, khéo tránh bồng lai tiên cảnh không dừng chân lại.

·       Quyền thế tiền tài là của xã hội cùng hưởng, nhưng họa phước khổ vui là nhân duyên riêng của mỗi người.

·       Bị dụ dỗ bằng danh lợi quyền thế nhưng tâm bất động, bị bao vây bỡi ngàn quân vạn mã lòng vẫn an bình.

·       Trời không sai đất cũng không sai chỉ có lòng mình sai, người kia có lý bạn có lý chỉ có tôi mới là người vô lý.

·       Chớ oán con hiếu cháu hiền sao ít ỏi, mà nên tự hỏi nuôi dạy chúng như thế nào.

·       Lãnh vực học vấn trọng ở việc nghiên cứu, phạm trù của kinh nghiệm phải trải qua thực hành.

·       Đêm dài đăng đẳng không mộng đêm xuân ngắn, bể khổ mênh mông có thuyền thì bến gần.

·       Đem chày Bát Nhã đập nát muôn ngàn chướng ngại, vận dụng rìu phước đức kiến tạo tịnh độ ở thế gian.

·       Lái thuyền Bát Nhã phổ độ biển khổ mênh mông, lên núi Niết Bàn tâm tính không hề lay động.

·       Non sông vẫn đó, cảnh vật dịch chuyển; nhật nguyệt vận hành, người việc khác xưa.

·       Niềm vui nỗi khổ ở cõi trời thế gian, đều do tự tâm mình tạo tác, cho nên chính mình phải thọ nhận.

·       Non xanh nước biếc thốt lời chân thật, chim hót hoa thơm thuyết pháp diệu huyền.

·       Giáo dục là đại nghiệp ngàn thu, người hiền đức mô phạm trăm đời.

·       Nước sâu ngàn dặm cũng có đáy, núi cao vạn lý cũng từ biển nổi lên.

·       Ngài Vân Môn ngày nào cũng ngày tốt, mỗi bước chân đều đi trên cỏ thơm.

·       Cuộc đời vốn không có trong sạch hay ô uế,chỉ do tự mình khởi tâm phân biệt.

·       Mặt trời hoàng hôn lặng phía tây, ngày mai lại gặp, mặt trời bình minh mọc phía đông, rồi lại gần hoàng hôn.

·       Người xem kịch quên mất đó là kịch, trong giấc mộng không biết đó là mơ.

·       Mưa lộ sương tuyết vốn vô chủ, gió mây sấm chớp đủ duyên hiện.

·       Lúc nguy cơ biến thành thời cơ chuyển đổi, nơi đường cùng bước ra là người mở đường sống.

·       Thiên đường địa ngục do tâm tạo, làm Phật làm Tổ không ngoài tâm.

·       Biết mình mê chấp đã gần ngộ, biết mê không ngộ càng thêm sai.

·       Ai cũng biết nói cuộc đời như mộng, nhưng cả đời ở trong mơ, sao không tỉnh giấc mộng này.

·       Trăm ngàn kế hoạch bận bịu một đời, buông xả tất cả tương lai sáng ngời.

·       Đợi đến khi khát mới đào giếng thì không kịp, tức thời học Phật tức thời thông.

·       Chớ vì có việc mà lo, thà vì không việc mà vui.

·       Thiền pháp tức tâm pháp, vạn pháp sanh diệt từ tâm.

·       Chiêm bao ai tỉnh trước, xa lìa mộng tưởng đảo điên.

·       Người tài còn có người tài hơn, núi cao có núi cao hơn, sông dài có sông dài hơn..

·       Đi bộ luyện thân khỏe khoắn, mới có thể tu hành luyện tâm, đi nhanh xua đuổi vọng tưởng, đi chậm phát huệ tập định.

·       Có ngày trăng tròn trăng khuyết, có lúc trời quang đãng âm u; tuy có những đêm mưa gió không trăng, nhưng thật ra trăng vốn vẫn sáng ngời..

·       Cảnh thế tục: Thân như cây ngọc trước gió, tâm như hồ lặng có trăng thu.

·       Cảnh tu hành: Thân là cây bồ đề, tâm như đài gương sáng.

·       Cảnh sau ngộ: Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài.

·       Hữu tướng vô tướng hữu vô tướng, chơn không giả không chơn giả không.

·       Kết bạn nên kết người hiểu rộng thẳng thắn, tin Phật nên tránh sự mê mờ yêu ma, học Pháp chớ nên mò mẫm khắp xứ, kính Tăng tối kỵ
mù quáng tin theo cá nhân.

Cảm ơn vun bồi phước

·       Phước nhiều phước ít cần làm phước, tri ân niệm ân phải báo ân.

·       Lòng từ bi hóa giải oán thù, tâm trí huệ khử trừ phiền não.

·       Hộ trì Tam Bảo cần lòng cung kính, hoằng pháp lợi sanh cần tâm thanh tịnh.

·       Đem tâm cảm ơn trải nghiệm cuộc sống, lấy lòng tinh tấn khéo dụng cuộc đời.

·       Tâm tàm quý tăng trưởng phước đức, tâm sám hối tiêu tan nghiệp chướng.

·       Hoài ân báo ân ân tiếp nối, uống nước nhớ nguồn nguồn không vơi.

·       Tâm kiên trì dễ vượt ải khó, lòng bền bỉ hoàn thành việc lớn.

·       Tâm người tâm ta đồng tâm Phật, biết phước quý phước thường làm phước.

·       Ơn nhỏ giọt trả bằng nguồn suối, một miếng cơm báo đáp cả đời.

·       Lấy nước uống nước mang nước cho người uống, thọ ơn tạ ơn dùng ơn cảm ơn người.

·       Xả bỏ lòng thương ghét thù địch, thực hành tâm từ bi hỷ xả.

·       Ân cha mẹ nặng hơn trời đất, đức Tam Bảo nhiều hơn cát sông Hằng.

·       Biết ơn báo ơn là uống nước nhớ nguồn, ân tình rắc rối sẽ hại lẫn nhau.

·       Cảm ơn là phước báo thọ hưởng suốt đời, ôm lòng hận thù là ma chướng ràng buộc muôn kiếp.

·       Nếu không hợp lý sử dụng của cải làm lợi ích cho người đời, điều đó chẳng khác nào như người mặc áo gấm đi trong bóng đêm tự khoe khoang.

·       Ban tặng là giá trị của kinh doanh giàu có, gieo phước là nguyên nhân cho sự giàu sang.

·       Gia nghiệp trăm năm không hao hụt bởi vì tích phước, giàu sang không quá ba đời là do lòng ích kỷ.

·       Sẵn sàng phục vụ cho người khác, suốt đời hạnh phúc; có năng lực chẳng gieo duyên lành, hối tiếc không kịp.

·       Nhìn trời biết thời gieo giống, biết ngày bón phân diệt cỏ, được mùa bội thu biết cảm ơn, cầu nguyện năm nào cũng tốt.

·       Đời người cầu mong bốn việc tốt là: Cầu phước trước hết phải gieo phước, làm phước, quý trọng phước; cầu lộc trước tiên phải biết gieo duyên lành rộng khắp; cầu tuổi thọ cao phải biết giữ sức khỏe; cầu vui vẻ trước tiên phải tươi cười tiếp đãi người khác.

·       Dùng tâm tàm quý xem lại mình, lúc nào cũng thấy đối với mình và đối với người mặc dù đã cố gắng nhưng chưa đầy đủ, cống hiến chưa nhiều.

·       Dùng tâm tàm quý soi chiếu cách làm người của mình, làm người nếu không tự kiểm điểm xem xét điều đúng lẽ sai, sẽ có nguy cơ lỡ bước.

·       Dùng tâm cảm ơn đối với thế gian, làm người mà không biết ơn đền đáp để hiến dâng thế giới, như dòng nước chảy sẽ khô cạn.

·       Sống chung trăm năm, kính trọng và cảm ơn lẫn nhau, học hỏi cái hay lẫn nhau, cùng nhau tha thứ lỗi lầm, quan tâm và trợ giúp lẫn nhau.

Tích đức tu phước

·       Chân thành ắt có cảm ứng, tinh tấn cần cù vạn sự ắt thành công.

·       Thà lấy cần mẫn bù sự vụng về, chớ cậy thông minh mà lơ là giải đãi.

·       Nghiêm khắc chính mình không thua thiệt, rộng rãi với người được lợi hơn.

·       Nghèo muốn giàu sang phải cần kiệm, gặp loạn giữ tâm an định không lay chuyển.

·       Cộng rau thơm ngon áo vải ấm, cần cù khỏe mạnh tiết kiệm giàu.

·       Vui chơi đúng lúc là lãng mạn, tùy nơi tu thiện tích đức công.

·       Người giỏi có người giỏi hơn, mình nên cố gắng đừng hâm mộ người.

·       Nghe lời tranh cãi chưa chắc xuôi tai, nếm vị đắng đúng là thuốc tốt.

·       Khô hạn mong cầu mưa kịp lúc, mùa đông nguyện làm người đưa than hồng.

·       Phượng hoàng thích đậu nhà phú quý, hạc trắng thường đến phước thọ gia.

·       Trong tâm không chứa ý được mất, làm người rảnh rang trong thế gian.

·       Tài đức vẹn toàn là bậc hiền lương, có tài không đức như con sâu làm rầu nồi canh.

·       Biết sai sửa sai không phải nhục, buông dao đồ tể thành Phật ngay.

·       Cảnh tỉnh giàu sang không quá ba đời, cẩn thận quyền thế vì nó làm người sa đọa.

·       Xưa nay khanh tướng thường xuất thân nghèo khó, xả thân vì lợi ích chung thì thiên hạ thái bình.

·       Bớt chút chấp trước thị phi nhân ngã, thêm chút lời nói và hành động tốt đẹp để thành người tốt.

·       Nếu muốn luôn giữ giàu sang, làm phước là điều cần thiết, giàu sang thường đến từ sự tích phước.

·       Thọ trì danh hiệu bồ tát Quán Thế Âm, được cái lợi phước đức vô lượng vô biên.

·       Tranh giành chén cơm với người, chi bằng tự mình cày ruộng, nếu nhà mình không ruộng thì cày giùm người ta có sao đâu.

·       Nên thường bồi dưỡng thức ăn khiêm tốn, cung kính, dung thứ, nhẫn chịu và khoan hậu, cần uống nhiều nước thành thật, lễ nghĩa, nhường nhịn, cần cù, tiết kiệm .

·       Một đêm trở thành giàu có là kẻ giàu giả, một đêm thành danh là hư danh, kẻ giàu giả giàu nhanh giàu khó giữ, hư danh không xứng danh lụy thân.

·       Tri âm khó gặp là việc bình thường, chớ vì cô độc mà tự xa lánh người; bớt phiền bớt não phước đức tăng, càng suy nghĩ chướng ngại càng tăng.

·       Đa nghi phòng người dễ gặp ma, biết ta biết người gặp quí nhân, giàu sang nghèo hèn đều ban tặng, tự lợi lợi người lợi chúng sinh.

·       Người sống trên đời phải đủ bốn cái được: sinh được nơi, già được phước, bệnh được lành, chết được lúc, muôn ngàn hạnh phúc bao quát qua.

·       Giàu sang không hẳn chỉ ba đời, hiền triết chưa hẳn xuất thân từ nhà nghèo; giàu sang cần phải tích đức, nhà nghèo cần phải siêng năng.

·       Hành thiện không cần điều kiện.

·       Trân trọng cuộc sống, tự khích lệ mình.

 

Lời tự tại của thầy Thánh Nghiêm (tập IV)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÂM LINH

·       Dùng tâm bình thường đối diện với việc không bình thường.

·       Có lý vẫn phải nhường nhịn, dù lý ngay lời vẫn phải dịu dàng.

·       Khi cảm thấy tâm bị dao động, không ổn định, lập tức nhìn lại hơi thở. Thể nghiệm và nhận biết hơi thở thì tâm sẽ dần dần ổn định lại.

·       Tâm không yên, chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường hoặc sức khỏe. Nếu biết chăm sóc tâm mình, hiểu rõ tình trạng thân tâm của mình, thì sẽ được an lạc thong dong .

·       Môi trường là tấm gương phản chiếu cho chúng ta biết, khi phát hiện lời nói cử chỉ của
mình khiến người khác khó chịu, kinh ngạc hoặc không đồng ý, ta cần phải xét lại, sám hối, sửa đổi để được tốt đẹp hơn.

·       Tâm là thầy của chúng ta, tâm của chúng ta sẽ tùy theo thời gian không gian khác nhau để làm việc, như vậy tâm và hoàn cảnh cần hợp nhất, cách làm như thế là ta đang ở trong cõi tịnh độ.

·       Bất luận vui mừng hay đau khổ, bị người khác bình phẩm mà khiến tâm ta dao động, bị ảnh hưởng không tốt, điều đó có nghĩa là không bảo vệ tốt tâm của ta, không làm tốt việc bảo vệ môi trường tâm linh.

·       Tức giận là một loại phiền não có thể do thân, do quan niệm hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến, không hẳn là do tu dưỡng không tốt. Nếu như biết hướng về nội tâm quán chiếu, dùng trí huệ hóa giải phiền não, thì sẽ không tự hại mình hại người.

·       Bất cứ tình huống nào cũng phải chăm sóc tốt tâm của mình, luôn giữ nội tâm thảnh thơi và vững chãi, tức là tâm lành mạnh, đó là bảo vệ môi trường tâm linh.

·       Gặp chuyện khó chịu không vui vẻ thì phải điều hòa tâm. Điều tâm là điều tâm của ta chứ không phải điều tâm của người khác.

·       Bất luận đối phương là người mình thích hay ghét, bất luận sự việc mình gặp là vui hay phiền, đều phải giữ tâm điềm đạm mà xử lý công việc, đối xử với người khác. Điều ấy có nghĩa là dù phải hay quấy đều nên hòa nhã.

·       Nhu mì là dùng tâm dịu dàng, thái độ ôn tồn để đối đãi người khác, xử lý công việc, nhưng không phải nhu nhược.

·       Cuộc sống được tự tại không phải là không bị vấp ngã, mà là khi bị vấp ngã, vẫn giữ được thân tâm bình thản, ung dung để đối diện.

·       Nếu như ai cũng tìm thỏa mãn nơi môi trường tự nhiên, tìm công bằng nơi môi trường xã hội, tìm bình đẳng nơi người khác, cho dù kết quả đạt được tốt như thế nào, rốt cuộc cũng không thể thật sự hóa giải xung đột.

·       “Buông xả” không đồng nghĩa “buông bỏ”. “Buông xả ” là không nghĩ đến quá khứ, không nghĩ đến vị lai, tâm không chấp trước; “buông bỏ” là cái gì cũng không tin, mất hết tự tin và can đảm.

·       Có lòng tin, có hy vọng, ắt có tương lai.

·       Hối hận là phiền não, sám hối là tu hành.

·       Lo lắng, buồn rầu có lợi ích gì; chú tâm, dụng tâm mới là cần thiết.

·       Hãy để tâm thảnh thơi nhẹ nhàng, khi đau bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn làm việc cần làm, thì người đau bệnh với tâm lành mạnh.

·       Bệnh không hẳn là khổ, nghèo không hẳn là khổ, lao động không hẳn là khổ, tâm khổ mới thật sự là khổ.

·       Hãy xem bệnh như là một sự trải nghiệm, thì sẽ không khổ.

·       Cứ xem những sự không như ý là sự thể nghiệm có ý nghĩa, thì sẽ có tâm lý khác nhau đối với việc không như ý.

·       Có tâm lý chuẩn bị đón nhận sự đào luyện thì sẽ không sợ đào luyện.

·       Cuộc đời không thể nào thuận buồm xuôi gió, thân thể không tránh khỏi bệnh tật, công việc không tránh khỏi trở ngại, môi trường thiên nhiên không tránh khỏi tai họa. Trước hoàn cảnh đó chỉ cần tâm an thì sẽ có bình an.

·       Thế giới này lúc nào cũng có thể xảy ra tai họa, cho nên trong cuộc sống bình thường làm tốt công tác dự phòng và có tâm lý chuẩn bị, đến khi xảy ra tai họa thì sẽ giảm thiểu được thiệt hại đến mức tối đa.

·       Nếu như quan niệm đúng đắn, biết rằng sinh lão bệnh tử là hiện tượng tự nhiên, thì sẽ không oán trời trách người nữa.

·       Suy ngẫm thêm hai phút, còn rất nhiều đường sống để đi; chỉ cần còn một hơi thở, thì có biết bao hy vọng khôn lường.

·       Chỉ cần còn một hơi thở, tâm niệm chuyển thì môi trường sẽ chuyển theo, bởi vì môi trường sống đều vô thường.

·       Bất luận môi trường bên ngoài thay đổi như thế nào, chỉ cần nội tâm vững chãi, bình tĩnh đối mặt, chắc chắn sẽ tìm được biện pháp giải quyết vấn đề.

·       Bất luận bận bịu hay không, sống một mình hay sống tập thể, luôn giữ nội tâm an định, hiền hòa, tỉnh rõ, tức là tu thiền, tức là thực hiện đúng bảo vệ môi trường tâm linh.

·       Những lời chống đối, cản trở không đáng sợ, chỉ cần trực diện, bao dung, âu cũng là trợ lực giúp ta trưởng thành.

·       Xử lý vấn đề phải tâm bình khí hòa, tâm không bình, khí không hòa thì dễ thốt ra lời sai trái, khiến vấn đề càng thêm phức tạp.

TẬN TÂM VỚI TRÁCH NHIỆM VÀ BỔN PHẬN

·       Muốn sống hài hòa với môi trường bên ngoài, trước tiên phải sống hòa bình với nội tâm chính mình.

·       Thả lỏng thân tâm, cảm nhận thân tâm, mới có thể hòa bình chung sống với chính mình.

·       Có thể sống hài hòa với chính mình thì thấu hiểu được chính mình, kể cả ưu khuyết điểm của mình.

·       Không nên tự cho mình là đúng, cũng không xem thường chính mình.

·       Không so bì với chính mình, không so bì với người khác, chỉ nên cố gắng trong hiện tại, luôn chuẩn bị cho tương lai.

·       Thường thì ai cũng thích phô trương ưu điểm của mình. Điều cần thiết là ưu điểm phải phát huy, phải tăng trưởng, không cần khoe khoang.

·       Thường thì ai cũng sẽ che dấu khuyết điểm của mình, không chịu đối mặt hay nhìn nhận; nếu như có thể thản nhiên đối mặt với khuyết điểm của mình, khuyết điểm sẽ ít đi qua từng ngày, vấn đề xấu cũng nhỏ đi theo ngày tháng.

·       Biết rõ ưu khuyết điểm của mình, biết rõ ý nghĩa sự sống và cuộc sống, là bước đầu khẳng định chính mình.

·       Khẳng định chính mình nhưng không chấp trước đối với ưu khuyết điểm của mình, cũng không vì thế mà kiêu ngạo, hối hận, cứ không ngừng cố gắng tinh tấn, tức là thái độ vô ngã.

·       Điều kiện mỗi người khác nhau, trí huệ khác nhau, sức khỏe khác nhau, hoàn cảnh sống cũng khác nhau, đâu cần so đo làm gì; chỉ cần làm việc thực tiễn, vững bước, thì sẽ mở ra một lối sống có ý nghĩa.

·       Trong một đời người, nếu như có một nhân sinh quan rõ ràng và vững chắc không thay đổi, thì mỗi giai đoạn đi qua trong cuộc đời, đều là buổi tiệc thịnh soạn.

·       Ích kỷ tư lợi, thoạt nhìn tưởng như bảo vệ chính mình, thật ra chẳng phải như vậy. Làm thương tổn đến người khác, rốt cuộc cũng sẽ thương hại đến chính mình.

·       Sở dĩ con người ích kỷ tư lợi, có lòng tham vô đáy, vì người ta cảm thấy không an toàn.

·       Nảy sinh xung đột, thường là do quá cường điệu tự ngã.

·       Lấy tự ngã làm trung tâm vốn là động lực của cuộc sống, không hẳn là việc xấu, nhưng nếu như quá đề cao về tự ngã, thường cho mình là đúng, lòng tham không đáy, ngạo mạn hoặc tự ti, thì tự mình không có niềm vui.

·       Vượt qua việc lấy tự ngã làm trung tâm, ích kỷ tư lợi và lợi hại được mất, mở rộng cõi lòng, tăng trưởng lòng bao dung, tâm được mất cũng nhẹ bớt đi.

·       Nếu như vượt qua lợi hại được mất của cá nhân, thì sẽ xem lợi hại được mất của toàn xã hội, toàn nhân loại như là lợi hại được mất của chính mình.

·       Chúng ta mong mình có sức khỏe, hạnh phúc, bình an, cũng mong người khác có sức khỏe, hạnh phúc, bình an, tâm nguyện này cũng có tự ngã, nhưng khác với tự ngã ích kỷ, đó là bồ đề tâm lợi tha.

·       Giá trị của cuộc sống là sự cống hiến, trong quá trình cống hiến được trưởng thành, rộng khắp gieo duyên lành.

·       Trời sinh ra ta ắt hữu dụng, khi mọi người được sinh ra, thì đã mang theo trách nhiệm và giá trị đến với đời. Cái “hữu dụng” này, là chịu trách nhiệm với lịch sử nhân loại, là tận tụy với toàn thể xã hội.

·       Sinh mạng của một con người tuy nhỏ bé, nhưng cần phát huy sở trường, làm hết sức mình, thì đã đóng vai trò kế thừa và chuyển tiếp lịch sử nhân loại.

·       Đối với sự việc cần có lòng cảm ơn, cố gắng trong hiện tại, xem mình như là “mạch máu” kế thừa chuyển tiếp, một mặt kế thừa tinh hoa của người trước, mặt khác đem tinh hoa của mình truyền cho người sau, có nghĩa là làm tròn bổn phận trách nhiệm đối với cuộc sống.

·       Một ngày làm sư thì phải có bổn phận một ngày tu hành. Dù ở bất kỳ thân phận nào, chức vụ vai trò nào cũng phải tận tâm tận lực những việc ở hiện tại, tức là bảo vệ môi trường tâm linh.

·       Vui vẻ đồng lòng cống hiến những gì mình có, mình biết, làm lợi ích cho bạn bè người thân, cho đến tất cả chúng sanh, trở thành người mà mọi người cần, như vậy mình là một “nhân vật quan trọng”.

TỪ BI TRÍ HUỆ

·       Cuộc đời khổ hay vui thường đến từ sự thể nghiệm của tâm, nếu như xem khổ vui của cuộc đời là quá trình tăng trưởng lòng từ bi và trí huệ, tức là người đại tự tại.

·       Trong tâm không còn nghĩ được mất, tức là người rảnh rang trên đời. Rảnh rang không phải không việc làm, không làm việc, mà là trong lúc làm việc, đảm nhận việc tâm không có trở ngại gì.

·       Luôn luôn lấy cái vui của mọi người làm niềm vui cho mình, lấy hạnh phúc của chúng sinh làm hạnh phúc cho mình, chắc chắc người ấy là người bình an.

·       Ai ai cũng có thể giúp người, thật lòng khen ngợi, cổ vũ, an ủi, khuyến khích người khác, tức là đang giúp đỡ người khác.

·       Đâm hoa trổ quả là hiện tượng tự nhiên, đâm hoa mà không trổ quả cũng là chuyện bình thường, đây cũng là nhân duyên.

·       Nhân là điều kiện chủ quan, duyên là nhân tố khách quan; điều kiện chủ quan có thể nắm bắt, nhân tố khách quan phải gầy dựng.

·       Nhận biết được nhân duyên mới có thể giải thoát trong ưu phiền khổ não.

·       Việc có thành hay không, tuy không màng đến, nhưng mỗi phần cố gắng, mỗi phần dụng tâm, đều là tăng thượng duyên.

·       Nhân duyên cần phải dụng tâm nắm bắt, nếu như nhân duyên chưa chín mùi, thì phải trông chờ thôi! Trông chờ và nỗ lực mới có thể nắm bắt tốt khi nhân duyên chín mùi.

·       “Biết vận mệnh” và “chấp nhận vận mệnh” là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. “Chấp nhận vận mệnh” là thái độ tiêu cực, hoàn toàn buông bỏ cuộc sống; “biết vận mệnh” là nhận biết nhân duyên của vạn sự vạn vật, điều gì đến ắt sẽ đến, thuận duyên hay nghịch cảnh cũng vậy.

·       Hiểu rõ mạng sống mới có thể thản nhiên đối mặt với mọi cảnh ngộ trong cuộc sống.

·       Trong bất cứ tình huống nào, đối với người khác cũng phải tôn trọng, đối với công việc phải chịu trách nhiệm, đối với mình phải có trí huệ.

·       Từ bi là đối với bất cứ ai không những không làm hại họ, mà còn giúp đỡ họ.

·       Bất luận lúc nào, ở đâu, không nên làm hại người, không gây trở ngại cho người, vì bảo vệ chính mình, cũng là bảo vệ người khác.

·       Không nên lấy cá nhân làm trung tâm, mà nên lấy quan điểm khách quan, thậm chí vượt qua cả quan điểm chủ quan và khách quan để đối đãi với người khác, xử lý công việc như vậy, sai lầm mình mắc phải sẽ bớt đi, đối với người khác cũng từ bi hơn.

·       Trên đời không có người hoàn toàn xấu, chỉ có người làm sai; không có người hoàn toàn làm ác, chỉ có quan niệm sai lệch.

·       Từ bi là dùng thái độ bình đẳng, không phân biệt, không đối lập để đối đãi với mọi người.

·       Trí huệ là ở bất kỳ tình huống nào, đặt mình ở con số không và một cách bình thản để xử lý tất cả sự việc.

·       Nếu vấn đề giải quyết được, rất tốt ! Nếu như giải quyết không được hoặc để lại di chứng, cũng không phải âu lo, chỉ cần làm hết mình, không cần oán trời trách người.

·       Từ bi đối đãi người, là giúp đỡ họ, tha thứ họ, bao dung họ, cảm động họ; trí huệ đối với sự việc, là trực diện nó, chấp nhận nó, xử lý nó, buông xả nó.

·       Từ bi là thái độ bình đẳng, thương yêu tất cả chúng sinh bất kể người oán hay người thân; trí huệ là phương pháp giải quyết tất cả vấn đề một cách đúng đắn tốt đẹp.

·       Từ bi phải đồng hành với trí huệ, từ bi mà thiếu trí huệ, rất có thể hại mình hại người, tuy rằng tâm niệm tốt, nhưng làm việc sai, sẽ hại đến người khác.

·       Từ bi không phải là người làm việc tốt không hợp lý, làm kẻ đạo đức giả, mà là làm việc có lợi ích cho người, giúp mọi người cùng nhau nâng cao phẩm chất, tình cảm và tư tưởng của tâm linh.

AN LẠC HẠNH PHÚC

·       Nhân sinh xử thế, có người “bất cần đời”, có người “tham đắm đời”. Bất cần đời là sống lù khù qua ngày, thậm chí khiến thế giới hỗn loạn; tham đắm đời là luyến tiếc thế gian, không buông xả, chấp trước tất cả những gì liên quan đến mình.

·       Nhân sinh xử thế, cũng có hai thái độ “nhập thế” và “xuất thế”. Nhập thế là đi vào đời, cứu giúp đời, lấy giúp người làm bổn phận của mình; xuất thế là ẩn cư trong rừng núi, không màng chuyện đời, tự mình tu hành.

·       Người thực hành Bồ tát hạnh là dùng tâm xuất thế gian làm việc thế gian, họ đi vào xã hội, quan tâm xã hội, cứu khổ cứu nạn, nhưng không quyến luyến vinh hoa, không mong cầu danh vọng lợi dưỡng, như vậy mới là người giải thoát chân chính.

·       Hiểu rõ cuộc sống vốn không như ý, thường chiếm đa số như vậy khi ta gặp chuyện không như ý sẽ không cảm thấy bối rối.

·       Dẫu biết rằng thế giới này không phải là hoàn hảo, có “mưa vàng” thì cũng có “mưa bão”. Hiểu rõ điều này sẽ không mong đón tốt đẹp một cách quá đáng.

·       Chúng ta thường tự hỏi có hạnh phúc không? Có thật sự hạnh phúc không? Niềm hạnh phúc không phải đến từ ham muốn về vật chất, mà là sự thảnh thơi, vững chãi, chân chính từ nội tâm.

·       Cư xử với người, miệng không buông lời ác, tức là bảo vệ người ta, cũng là bảo vệ chính mình.

·       Làm việc chung với người khác, cần để cho người có không gian suy nghĩ quyết định, điều đó cũng có nghĩa là để cho chính mình có quyền chọn lựa.

·       Bất cứ làm việc gì cũng phải giữ thái độ tích cực lạc quan, chính mình vui vẻ, mới có thể khiến người khác vui vẻ.

·       Nếu như chỉ biết tìm đến niềm vui mà không chịu gánh vác trách nhiệm, niềm vui như thế này không bền, thường trở thành gánh nặng của tâm lý.

·       Khi chúng ta đang cống hiến vì người khác, tức là chúng ta đang trưởng thành, sẽ có một niềm hân hoan vì được thành tựu, cái vui mừng đan xen giữa trưởng thành và thành tựu, đó là cái vui mừng của sự hài lòng.

·       Nhìn đời bằng con mắt chán ghét, thù hận, hoặc bỏ mặc dục vọng tha hồ tăng trưởng, đều là cách đi ngược lại với đạo lý.

·       Thêm một tấm lòng cống hiến, bớt một ít tư lợi ích kỷ, thì sẽ có bình an hạnh phúc.

·       Kiếm tiền không ích kỷ, ở đâu kiếm được tiền cùng nhau kiếm; mọi người kiếm được tiền, mới là của cải bền vững.

·       Kiếm tiền tài phải hợp với đạo đức, ngoài phước báo sẵn có, còn phải cộng thêm cố gắng của đời nay, đồng thời phải gieo duyên lành với mọi người.

·       Có 3 loại giàu có: 1. Sự giàu có về của cải vật chất; 2. Trí huệ; 3. Công đức. Nếu có đủ cả ba, nhất định sẽ bình an, có sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc.

·       Làm nhiều việc tốt, giúp đỡ nhiều người là tài sản công đức; quan niệm đúng đắn, biết hóa giải phiền não là tài sản trí huệ.

·       Của cải vật chất của thế gian dĩ nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống, tuy nhiên nếu có thể xem của cải là phương tiện, dùng để bố thí cứu trợ, hành thiện công ích, mới thật sự là người giàu có.

·       Cuộc đời hạnh phúc phải có “3Q”: “IQ” khả năng học tập, “EQ” khả năng quản lý tâm ý và “MQ” phẩm chất đạo đức. Trong đó, “MQ” là sự giúp đỡ, đem lại lợi ích và quan tâm đến người khác.

·       Môi trường bên ngoài càng suy thoái bao nhiêu, càng phải giữ thân tâm mình lành mạnh bấy nhiêu, làm nhiều việc có ích cho người khác.

·       Người có lòng cống hiến, người ấy sẽ không có nỗi lo, mình không được chăm sóc, vì đã có lòng lo cho người, thì cũng chăm sóc được chính mình.

·       Kiếp người tuy ngắn ngủi, nhưng phải phát tâm từ bi vô biên.

·       Phàm việc gì cũng tận tâm tận lực, tùy thuận nhân duyên, đủ duyên thì việc thành.

·       Mọi việc làm là vì chúng sinh, ắt sẽ được toại nguyện.

·       Hành thiện không phân lớn nhỏ, chỉ cần có thiện niệm, tâm sẽ bình an.

·       Tốt nhất nên phát nguyện làm việc lợi mình lợi người, ít nhất cũng phải làm được lợi mình mà không tổn hại người khác, không làm hại người khác.

·       Phát nguyện cần có tuần tự, bắt tay từ chỗ nhỏ, bắt đầu từ nguyện gần. Giữ tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, là hạnh nguyện lành ai ai cũng làm được, ai ai cũng phát nguyện được.

·       Nói lời tốt, làm việc tốt, bớt tạo ác nghiệp, ắt cải tạo được nghiệp riêng của cá nhân, cũng có thể xoay chuyển nghiệp chung của nhân loại.

·       Làm việc thiện phải cho người ta biết, nhưng không cầu đáp trả. Chúng ta khuyến khích mọi người nên làm việc tốt, để việc tốt càng được nhân rộng, nhiều hưởng ứng và nghiệp thiện càng lâu dài.

ĐỌC VÀ TẢI VỀ LỜI TỰ TẠI CỦA PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM

VỀ PHÁP SƯ THÁNH NGHIÊM

Pháp sư Thánh Nghiêm sinh ngày mồng 4 tháng 12 năm Canh Ngọ (tức 22-01-1931), tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Năm 15 tuổi, Pháp sư Thánh Nghiêm đến Đại Thánh tự (Thượng Hải). Năm 1947 (16 tuổi), Ngài đến học tại Phật học viện Tĩnh An Tự, do Đại sư Thái Hư lãnh đạo. 

Thời kỳ chiến tranh loạn lạc (nội chiến Trung Quốc lần 2) thì rời Thượng Hải đến Đài Loan tham gia quân ngũ và đã có 10 năm sống trong quân ngũ.

Năm 1969, Ngài qua Nhật Bản du học tại Đại học Lập Chánh ngành Nghiên cứu học, khóa tiến sĩ. Sau đó, Ngài qua Mỹ hành đạo, trụ trì Đại Giác tự rồi về lại Đài Loan “gánh vác việc nhà”.

Đến năm 1978, Ngài tiếp nhận chức Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học và Giảng sư Viện nghiên cứu Văn hóa Đại học Triết học…

Pháp sư ra đi ngày mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Mão (03-02-2009), trụ thế 80 năm, để lại di chúc của Ngài về tang lễ sau khi Ngài viên tịch: “không được cáo phó, không được phúng điếu, không được xây mộ tháp, không được lập tượng, tang lễ phải dùng hình thức đơn giản trang nghiêm, không được nhận vòng hoa liễn đối, trước Linh đài chỉ viết bốn chữ “Tịch diệt vi lạc” và thỉnh từ một đến ba vị Hòa thượng Trưởng lão chứng minh Tang lễ”

Ngài sống đời đơn giản và ngay cả khi ra đi cũng không quên để lại cho đời một bài học sống về cách tổ chức Tang lễ giản dị mà trang nghiêm…

Pháp sư Thánh Nghiêm là một học giả lớn của Phật giáo Trung Hoa, Ngài đã viết bộ Thông sử gồm bốn quyển: Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc Khái Thuyết, Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng và Lịch Sử Phật Giáo Nhật Bản – Hàn Quốc…

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a28213/cam-nhan-ve-cuoc-doi-phap-su-thanh-nghiem-qua-tac-pham-thanh-nghiem-tu-truyen-


TÂM TƯ THÁNG 10

2 câu hỏi: Người già là “Túi khôn” hay là “Gánh nặng”? Và có đúng “Phụ nữ là một nửa thế giới” không?

Không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người! Đó là một thực tế đáng buồn, vì như vậy, vẫn còn có những quan niệm, những cách ứng xử khác nhau với Người già và Phụ nữ.

Với “Bài viết dành cho Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10”, “356 lời tự tại của Pháp sư Thánh Nghiêm” cùng “những hình ảnh đời thường của Người già, Phụ nữ và trẻ em Việt Nam”; Admin của honguyentrungnghia.com chỉ muốn gửi gắm những tâm tư của mình khi đọc lại những bài viết đó:

Nhà sử học đời trần là Lê Văn Hưu, tác giả của bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư“, bộ Quốc sử đầu tiên của Việt Nam, đã nói:

Trưng TrắcTrưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.

Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao?

Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy!”

Còn Pháp sư Thánh Nghiêm, người sinh sau chủ tịch Hồ Chí Minh gần nửa thế kỷ, thọ đến 80, qua cả cái tuổi được người xưa cho là “xưa nay hiếm”, sau khi viết rất nhiều sách cùng những chiêm nghiệm cuộc sống bằng 356 “lời tự tại” của mình để lại cho hậu thế, đã di chúc về tang lễ sau khi Ngài viên tịch như sau:

“không được cáo phó, không được phúng điếu, không được xây mộ tháp, không được lập tượng, tang lễ phải dùng hình thức đơn giản trang nghiêm, không được nhận vòng hoa liễn đối, trước Linh đài chỉ viết bốn chữ “Tịch diệt vi lạc” và thỉnh từ một đến ba vị Hòa thượng Trưởng lão chứng minh Tang lễ”… !!!

Những tấm gương muôn đời sáng ấy! Thật đáng ngưỡng mộ.


Xem thêm

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 1

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 2

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 3

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 4

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 5

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 6

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 7

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 8

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 9

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 10

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 11

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 12


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

746 thoughts on “DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SINH TRONG THÁNG 10

  1. Great items from you, man. I have be mindful your
    stuff prior to and you are simply extremely wonderful.
    I actually like what you’ve received right here, really like what you
    are stating and the way in which by which you say it.
    You’re making it enjoyable and you continue to care for to stay it sensible.
    I can not wait to read far more from you. This is really a
    great website.

  2. Hi there I am so glad I found your web site, I really found you by accident, while I was searching on Google
    for something else, Nonetheless I am here now and
    would just like to say cheers for a remarkable post and a all round interesting blog (I also love the theme/design), I
    don’t have time to go through it all at the moment but I have bookmarked it and also added in your RSS feeds, so when I have time I will
    be back to read much more, Please do keep up the fantastic work.

  3. It is the best time to make some plans for the future and it is time to be
    happy. I’ve read this post and if I could I wish to suggest you some interesting things or advice.
    Perhaps you could write next articles referring to this article.
    I desire to read even more things about it!

  4. Hi there! This post couldn’t be written any better! Reading this
    post reminds me of my previous room mate! He always kept
    talking about this. I will forward this write-up to him.
    Pretty sure he will have a good read. Many thanks for
    sharing!

  5. Great post. I used to be checking constantly this blog and I
    am impressed! Extremely helpful information particularly the closing section :
    ) I maintain such information much. I used to be seeking this particular info for
    a long time. Thank you and best of luck.

  6. Having read this I thought it was extremely informative. I appreciate you taking the time and effort to put this short article together. I once again find myself spending a significant amount of time both reading and commenting. But so what, it was still worth it!

  7. Simply want to say your article is as surprising. The clearness in your post is simply cool and i can assume you are an expert on this subject. Well with your permission allow me to grab your RSS feed to keep up to date with forthcoming post. Thanks a million and please continue the rewarding work.

  8. My spouse and I stumbled over here from a different website and thought I might as well check things out. I like what I see so now i’m following you. Look forward to exploring your web page yet again.

  9. I’d like to thank you for the efforts you have put in writing this blog. I am hoping to see the same high-grade blog posts from you in the future as well. In fact, your creative writing abilities has inspired me to get my very own blog now 😉

  10. Nice post. I learn something new and challenging on blogs I stumbleupon every day. It will always be exciting to read content from other writers and practice a little something from their websites.

  11. Good day! I know this is somewhat off topic but I was wondering which blog platform are you using for this site? I’m getting tired of WordPress because I’ve had issues with hackers and I’m looking at options for another platform. I would be great if you could point me in the direction of a good platform.

  12. Hey there would you mind letting me know which webhost you’re utilizing? I’ve loaded your blog in 3 completely different web browsers and I must say this blog loads a lot quicker then most. Can you suggest a good web hosting provider at a reasonable price? Kudos, I appreciate it!

  13. My partner and I absolutely love your blog and find many of your post’s to be just what I’m looking for. Do you offer guest writers to write content for you? I wouldn’t mind producing a post or elaborating on some of the subjects you write regarding here. Again, awesome blog!

  14. Its like you read my mind! You appear to know so much about this, like
    you wrote the book in it or something. I think that you can do with a few pics to drive the message home
    a little bit, but instead of that, this is wonderful blog.

    A fantastic read. I will certainly be back.

  15. Superb blog! Do you have any recommendations for aspiring writers? I’m planning to start my own site soon but I’m a little lost on everything. Would you suggest starting with a free platform like WordPress or go for a paid option? There are so many choices out there that I’m totally confused .. Any ideas? Thanks a lot!

  16. I’ve been exploring for a little for any high-quality articles or blog posts in this kind of area . Exploring in Yahoo I finally stumbled upon this site. Reading this info So i’m glad to express that I have a very good uncanny feeling I found out exactly what I needed. I so much surely will make certain to don?t overlook this web site and give it a look on a continuing basis.

  17. Today, I went to the beachfront with my kids. I found a sea shell and gave it to my 4 year old daughter and said “You can hear the ocean if you put this to your ear.” She put the shell to her ear and screamed. There was a hermit crab inside and it pinched her ear. She never wants to go back! LoL I know this is completely off topic but I had to tell someone!

  18. I truly love your blog.. Excellent colors & theme. Did you develop this website yourself? Please reply back as I’m hoping to create my very own website and would like to learn where you got this from or what the theme is called. Many thanks!

  19. My coder is trying to persuade me to move to .net from PHP. I have always disliked the idea because of the expenses. But he’s tryiong none the less. I’ve been using Movable-type on numerous websites for about a year and am nervous about switching to another platform. I have heard excellent things about blogengine.net. Is there a way I can transfer all my wordpress content into it? Any kind of help would be really appreciated!

  20. An intriguing discussion is worth comment. I think that you ought to write more on this issue, it might not be a taboo subject but generally people don’t speak about such subjects. To the next! Kind regards!!

  21. Thank you for some other informative website. Where else may just I am getting that kind of info written in such a perfect means? I have a project that I am simply now operating on, and I have been at the glance out for such information.

  22. Good day! This is kind of off topic but I need some help from an established blog. Is it very difficult to set up your own blog? I’m not very techincal but I can figure things out pretty fast. I’m thinking about setting up my own but I’m not sure where to start. Do you have any points or suggestions? Thanks

  23. I do agree with all the ideas you have presented for your post. They are very convincing and will definitely work. Still, the posts are too brief for novices. May just you please extend them a bit from next time? Thank you for the post.

  24. Fantastic beat ! I wish to apprentice while you amend your site, how can i subscribe for a blog web site? The account aided me a acceptable deal. I had been tiny bit acquainted of this your broadcast provided bright clear concept

  25. First off I want to say fantastic blog! I had a quick question in which I’d like to ask if you don’t mind. I was curious to know how you center yourself and clear your mind before writing. I have had a hard time clearing my mind in getting my thoughts out. I do enjoy writing but it just seems like the first 10 to 15 minutes are wasted just trying to figure out how to begin. Any suggestions or tips? Thanks!

  26. Hello there, I think your web site might be having browser compatibility issues. When I look at your website in Safari, it looks fine however when opening in IE, it has some overlapping issues. I just wanted to give you a quick heads up! Besides that, great website!

  27. Does your website have a contact page? I’m having a tough time locating it but, I’d like to send you an e-mail. I’ve got some recommendations for your blog you might be interested in hearing. Either way, great site and I look forward to seeing it develop over time.

  28. Good day! I know this is somewhat off topic but I was wondering which blog platform are you using for this site? I’m getting fed up of WordPress because I’ve had issues with hackers and I’m looking at options for another platform. I would be awesome if you could point me in the direction of a good platform.

  29. Amazing blog! Do you have any suggestions for aspiring writers? I’m planning to start my own site soon but I’m a little lost on everything. Would you suggest starting with a free platform like WordPress or go for a paid option? There are so many choices out there that I’m totally confused .. Any recommendations? Thanks a lot!

  30. Greetings from Idaho! I’m bored to death at work so I decided to check out your site on my iphone during lunch break. I enjoy the info you present here and can’t wait to take a look when I get home. I’m amazed at how quick your blog loaded on my cell phone .. I’m not even using WIFI, just 3G .. Anyhow, very good site!

  31. Definitely believe that which you said. Your favourite justification appeared to be at the net the simplest factor to bear in mind of. I say to you, I definitely get irked at the same time as other folks think about concerns that they plainly do not understand about. You controlled to hit the nail upon the highest and also outlined out the entire thing with no need side-effects , other folks could take a signal. Will probably be again to get more. Thanks

  32. You actually make it appear so easy with your presentation however I find this topic to be actually something which I feel I’d by no means understand. It sort of feels too complicated and very huge for me. I’m taking a look forward in your subsequent submit, I?¦ll try to get the hang of it!

  33. Good day! This is my first visit to your blog! We are a collection of volunteers and starting a new initiative in a community in the same niche. Your blog provided us valuable information to work on. You have done a marvellous job!

  34. Heya i’m for the primary time here. I came across this board and I in finding It truly useful & it helped me out a lot. I am hoping to offer something back and help others like you helped me.

  35. What i do not realize is in fact how you’re not really a lot more well-liked than you may be right now. You are so intelligent. You know therefore significantly on the subject of this matter, produced me individually consider it from numerous various angles. Its like men and women don’t seem to be fascinated unless it’s something to accomplish with Woman gaga! Your own stuffs great. Always maintain it up!

  36. Thank you for some other fantastic article. Where else may just anyone get that kind of information in such a perfect method of writing? I have a presentation next week, and I am at the look for such information.

  37. I’m not sure why but this site is loading extremely slow for me. Is anyone else having this issue or is it a problem on my end? I’ll check back later and see if the problem still exists.

  38. Hello! I’ve been reading your website for a long time now and finally got the courage to go ahead and give you a shout out from Kingwood Texas! Just wanted to say keep up the good job!

  39. It is appropriate time to make some plans for the future and it is time to be happy. I have read this post and if I could I want to suggest you few interesting things or advice. Perhaps you could write next articles referring to this article. I wish to read more things about it!

  40. Aw, this was an incredibly nice post. Taking the time and actual effort to produce a very good article but what can I say I procrastinate a lot and never seem to get anything done.

  41. Usually I do not read article on blogs, however I wish to say that this write-up very forced me to take a look at and do so! Your writing taste has been amazed me. Thank you, quite great article.

  42. Hi there outstanding blog! Does running a blog like this take a lot of work? I have no knowledge of programming but I was hoping to start my own blog soon. Anyway, if you have any suggestions or tips for new blog owners please share. I know this is off topic nevertheless I just had to ask. Thanks!

  43. Whats up this is somewhat of off topic but I was wondering if blogs use WYSIWYG editors or if you have to manually code with HTML. I’m starting a blog soon but have no coding know-how so I wanted to get advice from someone with experience. Any help would be greatly appreciated!

    1. Hello! I blog with the purpose of sharing with everyone, so I would be happy if you help me do it. Thank you and see you again.
      NVT

  44. My brother suggested I might like this blog. He was totally right. This post actually made my day. You cann’t believe just how much time I had spent for this information! Thank you!

  45. This is the right web site for anybody who wants to find out about this topic. You realize so much its almost hard to argue with you (not that I personally would want toHaHa). You definitely put a brand new spin on a topic that’s been written about for many years. Great stuff, just excellent!

  46. obviously like your website however you need to check the spelling on quite a few of your posts. A number of them are rife with spelling problems and I find it very bothersome to tell the truth on the other hand I will certainly come back again.

  47. Terrific article! This is the type of information that are meant to be shared around the web. Disgrace on the seek engines for now not positioning this post upper! Come on over and talk over with my site . Thank you =)

  48. I do not even know how I ended up here, but I assumed this submit was great. I do not recognize who you are but definitely you are going to a well-known blogger if you are not already 😉 Cheers!

  49. Oh my goodness! Incredible article dude! Thanks, However I am experiencing issues with your RSS. I don’t know why I am unable to subscribe to it. Is there anybody else getting identical RSS problems? Anyone who knows the solution will you kindly respond? Thanx!!

  50. Do you mind if I quote a couple of your posts as long as I provide credit and sources back to your site? My blog site is in the very same area of interest as yours and my visitors would definitely benefit from a lot of the information you present here. Please let me know if this okay with you. Many thanks!

  51. I am curious to find out what blog system you are working with? I’m experiencing some minor security problems with my latest site and I would like to find something more safe. Do you have any solutions?

  52. This design is wicked! You certainly know how to keep a reader entertained. Between your wit and your videos, I was almost moved to start my own blog (well, almost…HaHa!) Fantastic job. I really enjoyed what you had to say, and more than that, how you presented it. Too cool!

  53. You really make it seem so easy together with your presentation but I in finding this matter to be actually one thing that I feel I might by no means understand. It sort of feels too complex and extremely large for me. I’m looking ahead to your next put up, I will try to get the hold of it!

  54. With havin so much content and articles do you ever run into any problems of plagorism or copyright violation? My site has a lot of completely unique content I’ve either created myself or outsourced but it looks like a lot of it is popping it up all over the web without my agreement. Do you know any methods to help protect against content from being ripped off? I’d genuinely appreciate it.

  55. I’m really inspired together with your writing skills and also with the layout in your blog. Is this a paid subject matter or did you modify it your self? Anyway keep up the excellent high quality writing, it is uncommon to see a great weblog like this one nowadays..

  56. great publish, very informative. I’m wondering why the other experts of this sector do not realize this. You should continue your writing. I am sure, you have a huge readers’ base already!

  57. It’s a shame you don’t have a donate button! I’d most certainly donate to this excellent blog! I suppose for now i’ll settle for book-marking and adding your RSS feed to my Google account. I look forward to fresh updates and will talk about this site with my Facebook group. Chat soon!

  58. I was very pleased to find this site. I wanted to thank you for your time for this wonderful read!! I definitely enjoyed every bit of it and I have you bookmarked to check out new stuff on your blog.

  59. Pretty nice post. I just stumbled upon your blog and wanted to say that I have really enjoyed browsing your blog posts. In any case I’ll be subscribing to your feed and I hope you write again soon!

  60. I have been surfing online more than three hours these days, yet I never found any fascinating article like yours. It’s pretty value enough for me. In my opinion, if all webmasters and bloggers made just right content as you did, the internet might be much more useful than ever before.

  61. I seriously love your site.. Pleasant colors & theme. Did you create this website yourself? Please reply back as I’m trying to create my own website and want to learn where you got this from or exactly what the theme is called. Appreciate it!

  62. Pledase lett me know iif you’re lookig for a writer ffor your blog.
    Youu habe somke really great articles and I fewel I would bbe a good asset.
    If youu evrr want to take spme of tthe lad off, I’d absolutey lve tto
    writte somme material foor yoyr bpog in exchange for
    a link back too mine. Please blaast mme an e-mail if interested.
    Cheers!

  63. This design iss steller! Yoou cesrtainly knpw how too keep a reader entertained.

    Between your wiit aand your videos, I was almost
    moved too start my oown blpog (well, almost…HaHa!) Great
    job. I really love whnat yyou hadd tto say,
    aand more than that, how you preesented it.
    Too cool!

  64. Thanks for the marvelous posting! I seriously enjoyed reading it, you’re a great author. I will always bookmark your blog and definitely will come back in the foreseeable future. I want to encourage you to ultimately continue your great posts, have a nice day!

  65. I habe beeen browaing on-line more than 3 hours nowadays, but
    I necer foujd anyy attention-grabbing article like yours.
    It iss lovelly pride enmough forr me. In mmy opinion, iff all weeb wners
    and bloggers made good content maaterial aas you did,
    the nett will likely bee much more heloful thazn evr before.

  66. We aree a bunch of volunteers annd starting
    a branhd new scheme in ourr community. Youur website offered uss wth helful infro
    too wirk on.You’ve donbe a formidabe jobb and ouur
    entire group wipl likely be thankful to you.

  67. I geet pleasure from, result inn I found exatly what I
    wwas hving a look for. You’ve ened mmy 4 day lengthy hunt!
    Godd Blless you man. Haave a nice day. Bye

  68. whiah this blog is wonderful i really lie reding your posts.
    Sttay up tthe great work! You realize, a lot off indjviduals arre searching round for this information,
    you caan aiid therm greatly.

  69. Howdy I am so thrilled I found your site, I really found you by mistake, while I was browsing on Google for something else, Anyhow I am here now and would just like to say thanks a lot for a marvelous post and a all round thrilling blog (I also love the theme/design), I don’t have time to read through it all at the minute but I have book-marked it and also included your RSS feeds, so when I have time I will be back to read a great deal more, Please do keep up the excellent job.

  70. Good day! I could have sworn I’ve been to this site before but after reading through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely glad I found it and I’ll be bookmarking and checking back often!

  71. I know this if off topic but I’m looking into starting my own blog and was wondering what all is required to get set up? I’m assuming having a blog like yours would cost a pretty penny? I’m not very internet savvy so I’m not 100% sure. Any recommendations or advice would be greatly appreciated. Thanks

  72. You really make it seem so easy with your presentation but I find this topic to be really something which I think I would never understand. It seems too complicated and very broad for me. I am looking forward for your next post, I will try to get the hang of it!

  73. Hello! Someone in my Myspace group shared this site with us so I came to take a look. I’m definitely enjoying the information. I’m book-marking and will be tweeting this to my followers! Outstanding blog and wonderful style and design.

  74. My spouse and I stumbled over here different web page and thought I might check things out. I like what I see so now i’m following you. Look forward to going over your web page yet again.

  75. It’s nealy impossible tto find knowledgeable peeople foor this subject, buut
    you sound like yoou know wwhat you’re talkingg about! Thanks

  76. Thanks foor a marvelous posting! I certainly enbjoyed
    reading it, yoou caan bee a gredat author.I wiol always bookmark your blog annd
    will come bak iin the foreseeable future. I waht to encourage you tto definitely continue your great work, hve a nice afternoon!

  77. Its like you read my mind! You seem to know so much about this, like you wrote the book in it or something. I think that you could do with some pics to drive the message home a bit, but other than that, this is fantastic blog. A great read. I’ll definitely be back.

  78. What i do not realize is actually how you’re now not really a lot more smartly-appreciated than you may be right now. You are so intelligent. You recognize therefore significantly relating to this matter, produced me personally believe it from numerous numerous angles. Its like men and women don’t seem to be fascinated unless it’s something to accomplish with Lady gaga! Your own stuffs nice. Always maintain it up!

  79. I’m impressed, I must say. Rarely do I encounter a blog that’s both educative and engaging, and let me tell you, you have hit the nail on the head. The issue is something not enough folks are speaking intelligently about. I’m very happy that I stumbled across this in my search for something relating to this.

  80. Its fantastic as your other blog posts : D, thanks for posting. “The present is the necessary product of all the past, the necessary cause of all the future.” by Robert Green Ingersoll.

  81. I’m really loving the theme/design of your web site. Do you ever run into any web browser compatibility issues? A couple of my blog visitors have complained about my blog not working correctly in Explorer but looks great in Opera. Do you have any tips to help fix this problem?

  82. Thanks for your personal marvelous posting! I actually enjoyed reading it, you are a great author.I will make sure to bookmark your blog and will often come back someday. I want to encourage you to continue your great posts, have a nice holiday weekend!

  83. First off I want to say terrific blog! I had a quick question that I’d like to ask if you don’t mind. I was curious to know how you center yourself and clear your mind before writing. I have had a tough time clearing my mind in getting my thoughts out. I do enjoy writing but it just seems like the first 10 to 15 minutes are wasted just trying to figure out how to begin. Any suggestions or tips? Thank you!

  84. Hi there! I know this is somewhat off-topic but I had to ask. Does running a well-established blog like yours take a lot of work? I’m completely new to blogging but I do write in my diary everyday. I’d like to start a blog so I can share my experience and thoughts online. Please let me know if you have any suggestions or tips for new aspiring bloggers. Appreciate it!

  85. Wonderful site you have here but I was wanting to know if you knew of any discussion boards that cover the same topics talked about in this article? I’d really love to be a part of online community where I can get responses from other knowledgeable individuals that share the same interest. If you have any recommendations, please let me know. Thanks a lot!

  86. Having read this I thought it was very informative. I appreciate you finding the time and effort to put this information together. I once again find myself spending a significant amount of time both reading and leaving comments. But so what, it was still worth it!

  87. You can definitely see your enthusiasm in the work you write. The world hopes for more passionate writers like you who are not afraid to say how they believe. Always follow your heart.

  88. Excellent beat ! I would like to apprentice whilst you amend your web site, how can i subscribe for a weblog web site? The account aided me a applicable deal. I have been tiny bit familiar of this your broadcast provided bright clear idea

  89. Hey there! I know this is somewhat off topic but I was wondering if you knew where I could locate a captcha plugin for my comment form? I’m using the same blog platform as yours and I’m having problems finding one? Thanks a lot!

  90. Great goods from you, man. I’ve keep in mind your stuff prior to and you’re simply too wonderful. I really like what you’ve obtained here, really like what you’re stating and the best way through which you are saying it. You are making it entertaining and you still take care of to stay it smart. I cant wait to read far more from you. This is actually a terrific site.

  91. Hmm it seems like your website ate my first comment (it was extremely long) so I guess I’ll just sum it up what I submitted and say, I’m thoroughly enjoying your blog. I as well am an aspiring blog blogger but I’m still new to the whole thing. Do you have any helpful hints for novice blog writers? I’d definitely appreciate it.

  92. Fantastic site you have here but I was curious if you knew of any community forums that cover the same topics talked about in this article? I’d really love to be a part of online community where I can get opinions from other knowledgeable individuals that share the same interest. If you have any recommendations, please let me know. Thanks a lot!

  93. It’s really a nice and helpful piece of information. I am glad that you simply shared this helpful info with us. Please stay us up to date like this. Thanks for sharing.

  94. Nice post. I learn something more challenging on different blogs everyday. It will always be stimulating to read content from other writers and practice a little something from their store. I’d prefer to use some with the content on my blog whether you don’t mind. Natually I’ll give you a link on your web blog. Thanks for sharing.

  95. Читателям предоставляется возможность оценить представленные данные и сделать собственные выводы.

  96. Heya are using WordPress for your blog platform? I’m new to the blog world but I’m trying to get started and create my own. Do you need any coding knowledge to make your own blog? Any help would be greatly appreciated!

  97. Whats up this is kinda of off topic but I was wondering if blogs use WYSIWYG editors or if you have to manually code with HTML. I’m starting a blog soon but have no coding know-how so I wanted to get advice from someone with experience. Any help would be greatly appreciated!

  98. My spouse and I stumbled over here coming from a different web page and thought I may as well check things out. I like what I see so now i’m following you. Look forward to checking out your web page yet again.

  99. Woah! I’m really enjoying the template/theme of this website. It’s simple, yet effective. A lot of times it’s very hard to get that “perfect balance” between user friendliness and visual appearance. I must say that you’ve done a superb job with this. Additionally, the blog loads very fast for me on Internet explorer. Outstanding Blog!

  100. It’s really a nice and helpful piece of information. I’m satisfied that you simply shared this helpful info with us. Please stay us informed like this. Thanks for sharing.

  101. Howdy! This is my first visit to your blog! We are a collection of volunteers and starting a new initiative in a community in the same niche. Your blog provided us valuable information to work on. You have done a outstanding job!

  102. I’m not positive where you are getting your info, however good topic. I needs to spend a while studying more or working out more. Thank you for wonderful information I used to be on the lookout for this information for my mission.

  103. Hello there! This is kind of off topic but I need some advice from an established blog. Is it very difficult to set up your own blog? I’m not very techincal but I can figure things out pretty fast. I’m thinking about setting up my own but I’m not sure where to start. Do you have any tips or suggestions? Thanks

  104. I don’t even know the way I ended up here, however I thought this publish used to be good. I don’t understand who you are however definitely you are going to a famous blogger in the event you are not already. Cheers!

  105. whoah this blog is wonderful i love reading your articles. Stay up the good work! You understand, many people are hunting around for this info, you can help them greatly.

  106. Simply want to say your article is as amazing. The clearness in your post is simply excellent and i can assume you are an expert on this subject. Well with your permission allow me to grab your RSS feed to keep up to date with forthcoming post. Thanks a million and please keep up the gratifying work.

  107. I think what you postedtypedbelieve what you postedwrotethink what you postedwrotesaidthink what you postedwroteWhat you postedwrote was very logicala lot of sense. But, what about this?think about this, what if you were to write a killer headlinetitle?content?wrote a catchier title? I ain’t saying your content isn’t good.ain’t saying your content isn’t gooddon’t want to tell you how to run your blog, but what if you added a titleheadlinetitle that grabbed a person’s attention?maybe get a person’s attention?want more? I mean %BLOG_TITLE% is a little vanilla. You ought to peek at Yahoo’s home page and watch how they createwrite post headlines to get viewers to click. You might add a video or a pic or two to get readers interested about what you’ve written. Just my opinion, it could bring your postsblog a little livelier.

  108. I like the valuable information you supply in your articles. I will bookmark your weblog and check again here frequently. I am fairly certain I will be informed plenty of new stuff right here! Good luck for the following!

  109. First off I want to say awesome blog! I had a quick question that I’d like to ask if you don’t mind. I was curious to know how you center yourself and clear your mind before writing. I have had a tough time clearing my mind in getting my thoughts out. I do enjoy writing but it just seems like the first 10 to 15 minutes are usually wasted just trying to figure out how to begin. Any suggestions or tips? Appreciate it!

  110. Hey there would you mind stating which blog platform you’re working with? I’m planning to start my own blog in the near future but I’m having a difficult time choosing between BlogEngine/Wordpress/B2evolution and Drupal. The reason I ask is because your design seems different then most blogs and I’m looking for something completely unique. P.S Apologies for getting off-topic but I had to ask!

  111. Читателям предоставляется возможность самостоятельно исследовать представленные факты и принять собственное мнение.

  112. Автор старается не вмешиваться в оценку информации, чтобы читатели могли сами проанализировать и сделать выводы.

  113. Pretty great post. I simply stumbled upon your blog and wanted to mention that I have really enjoyed browsing your blog posts. In any case I’ll be subscribing on your feed and I hope you write again soon!

  114. It’s in reality a nice and helpful piece of information. I’m glad that you shared this helpful info with us. Please stay us informed like this. Thanks for sharing.

  115. My brother suggested I would possibly like this website. He used to be totally right. This post actually made my day. You cann’t consider just how much time I had spent for this information! Thank you!

  116. Эта статья является примером качественного исследования и профессионализма. Автор предоставил нам широкий обзор темы и представил информацию с точки зрения эксперта. Очень важный вклад в популяризацию знаний!

  117. It is perfect time to make some plans for the future and it is time to be happy. I have read this post and if I could I wish to suggest you few interesting things or advice. Perhaps you could write next articles referring to this article. I wish to read more things about it!

  118. Have you ever thought about creating an e-book or guest authoring on other websites? I have a blog based upon on the same information you discuss and would really like to have you share some stories/information. I know my visitors would enjoy your work. If you are even remotely interested, feel free to send me an e-mail.

  119. Статья содержит ссылки на актуальные и авторитетные источники, что делает ее надежной и достоверной.

  120. Hello there, just became aware of your blog through Google, and found that it is really informative. I’m gonna watch out for brussels. I will appreciate if you continue this in future. A lot of people will be benefited from your writing. Cheers!

  121. I’m extremely impressed together with your writing skills as smartly as with the format on your weblog. Is this a paid topic or did you customize it yourself? Either way keep up the nice high quality writing, it is rare to peer a nice weblog like this one nowadays..

  122. I seriously love your website.. Very nice colors & theme. Did you build this site yourself? Please reply back as I’m trying to create my own site and want to know where you got this from or just what the theme is called. Thank you!

  123. Статья предлагает читателю возможность самостоятельно сформировать свое мнение на основе представленных аргументов.

  124. I was wondering if you ever thought of changing the layout of your blog? Its very well written; I love what youve got to say. But maybe you could a little more in the way of content so people could connect with it better. Youve got an awful lot of text for only having 1 or two pictures. Maybe you could space it out better?

  125. I am really loving the theme/design of your website. Do you ever run into any web browser compatibility problems? A couple of my blog audience have complained about my website not operating correctly in Explorer but looks great in Opera. Do you have any advice to help fix this issue?

  126. Я хотел бы поблагодарить автора этой статьи за его основательное исследование и глубокий анализ. Он представил информацию с обширной перспективой и помог мне увидеть рассматриваемую тему с новой стороны. Очень впечатляюще!

  127. Я бы хотел отметить качество исследования, проведенного автором этой статьи. Он представил обширный объем информации, подкрепленный надежными источниками. Очевидно, что автор проявил большую ответственность в подготовке этой работы.

  128. I like the valuable information you provide in your articles. I will bookmark your weblog and check again here frequently. I am quite certain I will learn many new stuff right here! Good luck for the next!

  129. Thanks for one’s marvelous posting! I truly enjoyed reading it, you might be a great author. I will be sure to bookmark your blog and will eventually come back in the foreseeable future. I want to encourage continue your great writing, have a nice holiday weekend!

  130. Howdy! Someone in my Myspace group shared this site with us so I came to give it a look. I’m definitely enjoying the information. I’m book-marking and will be tweeting this to my followers! Outstanding blog and outstanding style and design.

  131. Its like you read my mind! You seem to know so much about this, like you wrote the book in it or something. I think that you could do with some pics to drive the message home a bit, but other than that, this is wonderful blog. An excellent read. I’ll definitely be back.

  132. Автор старается подойти к теме нейтрально, предоставляя информацию, не влияющую на мнение читателей.

  133. Я не могу не отметить стиль и ясность изложения в этой статье. Автор использовал простой и понятный язык, что помогло мне легко усвоить материал. Огромное спасибо за такой доступный подход!

  134. Очень интересная статья! Я был поражен ее актуальностью и глубиной исследования. Автор сумел объединить различные точки зрения и представить полную картину темы. Браво за такой информативный материал!

  135. Я очень доволен, что прочитал эту статью. Она оказалась настоящим открытием для меня. Информация была представлена в увлекательной и понятной форме, и я получил много новых знаний. Спасибо автору за такое удивительное чтение!

  136. Please let me know if you’re looking for a writer for your site. You have some really good posts and I believe I would be a good asset. If you ever want to take some of the load off, I’d love to write some material for your blog in exchange for a link back to mine. Please blast me an e-mail if interested. Thank you!

  137. Читателям предоставляется возможность ознакомиться с различными аспектами и сделать собственные выводы.

  138. What’s Taking place i’m new to this, I stumbled upon this I have found It positively helpful and it has helped me out loads. I am hoping to give a contribution & aid other users like its helped me. Good job.

  139. Я не могу не отметить качество исследования, представленного в этой статье. Автор использовал надежные источники и предоставил нам актуальную информацию. Большое спасибо за такой надежный и информативный материал!

  140. Автор статьи предоставляет факты и аргументы, не влияя на читателя своими собственными предпочтениями или предвзятостью.

  141. Очень хорошо организованная статья! Автор умело структурировал информацию, что помогло мне легко следовать за ней. Я ценю его усилия в создании такого четкого и информативного материала.

  142. Статья предоставляет информацию из разных источников, обеспечивая балансированное представление фактов и аргументов.

  143. Howdy just wanted to give you a quick heads up. The words in your article seem to be running off the screen in Firefox. I’m not sure if this is a formatting issue or something to do with internet browser compatibility but I thought I’d post to let you know. The design look great though! Hope you get the issue solved soon. Kudos

  144. Автор старается оставаться нейтральным, что помогает читателям получить полную картину и рассмотреть разные аспекты темы.

  145. Its like you read my mind! You seem to know a lot about this, like you wrote the book in it or something. I think that you could do with a few pics to drive the message home a bit, but instead of that, this is excellent blog. An excellent read. I will certainly be back.

  146. I like the valuable info you supply in your articles. I’ll bookmark your blog and test once more here frequently. I am slightly certain I will learn many new stuff proper right here! Best of luck for the following!

  147. Excellent post. I used to be checking constantly this blog and I’m inspired! Extremely helpful information specifically the closing section 🙂 I care for such info a lot. I was looking for this particular info for a very long time. Thanks and good luck.

  148. Magnificent beat ! I would like to apprentice while you amend your site, how can i subscribe for a blog website? The account aided me a acceptable deal. I had been tiny bit acquainted of this your broadcast provided bright clear idea

  149. I have been browsing online more than 3 hours nowadays, yet I never found any interesting article like yours. It’s beautiful worth sufficient for me. Personally, if all site owners and bloggers made good content as you probably did, the web shall be a lot more helpful than ever before.

  150. You could certainly see your expertise in the work you write. The sector hopes for more passionate writers such as you who are not afraid to say how they believe. All the time go after your heart. “No man should marry until he has studied anatomy and dissected at least one woman.” by Honore’ de Balzac.

  151. Hi there just wanted to give you a quick heads up. The text in your content seem to be running off the screen in Opera. I’m not sure if this is a format issue or something to do with internet browser compatibility but I figured I’d post to let you know. The style and design look great though! Hope you get the issue fixed soon. Cheers

  152. Автор представляет информацию в легком и доступном формате, что делает ее приятной для чтения.

  153. Статья содержит актуальную информацию, которая помогает разобраться в современных тенденциях и проблемах.

  154. Oh my goodness! an amazing article dude. Thank you Nonetheless I am experiencing problem with ur rss . Don’t know why Unable to subscribe to it. Is there anybody getting identical rss drawback? Anyone who is aware of kindly respond. Thnkx

  155. Outstanding post however , I was wondering if you could write a litte more on this
    topic? I’d be very grateful if you could elaborate a little
    bit further. Cheers!

  156. I have been absent for a while, but now I remember why I used to love this website. Thank you, I’ll try and check back more often. How frequently you update your site?

  157. I have many setting in my previous windows in Mozila Firefox, now I’ve installed an onother version of windows on other hardisk.. What should I copy to have the same settings, history and bookmarks from the earlier one?. Nothing is lost I just have an onother windows in another hard and I want to move the mozile setting from the previous to the current one..

  158. Hi, I do believe this is an excellent blog. I stumbledupon it 😉 I am going to return once again since I book marked it. Money and freedom is the best way to change, may you be rich and continue to help other people.

  159. Have you ever thought about publishing an e-book or guest authoring on other sites? I have a blog centered on the same ideas you discuss and would really like to have you share some stories/information. I know my visitors would enjoy your work. If you are even remotely interested, feel free to send me an e-mail.

  160. I was wondering if you ever considered changing the page layout of your blog? Its very well written; I love what youve got to say. But maybe you could a little more in the way of content so people could connect with it better. Youve got an awful lot of text for only having one or two images. Maybe you could space it out better?

  161. Greetings I am so grateful I found your website, I really found you by mistake, while I was searching on Bing for something else, Regardless I am here now and would just like to say many thanks for a fantastic post and a all round thrilling blog (I also love the theme/design), I don’t have time to look over it all at the minute but I have book-marked it and also included your RSS feeds, so when I have time I will be back to read a great deal more, Please do keep up the awesome job.

  162. I am really loving the theme/design of your web site. Do you ever run into any internet browser compatibility problems? A small number of my blog visitors have complained about my blog not operating correctly in Explorer but looks great in Safari. Do you have any ideas to help fix this issue?

  163. Having read this I thought it was extremely informative. I appreciate you finding the time and effort to put this article together. I once again find myself spending a significant amount of time both reading and commenting. But so what, it was still worth it!

  164. Я ценю балансировку автора в описании проблемы. Он предлагает читателю достаточно аргументов и контекста для формирования собственного мнения, не внушая определенную точку зрения.

  165. Good day! I know this is kinda off topic however , I’d figured I’d ask.
    Would you be interested in exchanging links or
    maybe guest writing a blog post or vice-versa?

    My site discusses a lot of the same subjects as yours
    and I feel we could greatly benefit from each other.
    If you happen to be interested feel free to send me an email.
    I look forward to hearing from you! Great blog by the way!

  166. Это позволяет читателям самостоятельно сделать выводы и продолжить исследование по данному вопросу.

  167. Автор представляет аргументы разных сторон и помогает читателю получить объективное представление о проблеме.

  168. Автор старается не высказывать собственного мнения, что способствует нейтральному освещению темы.

  169. It’s in point of fact a nice and useful piece of information. I am satisfied that you just shared this helpful information with us. Please stay us informed like this. Thanks for sharing.

  170. Hi, I think your blog might be having browser compatibility issues. When I look at your website in Firefox, it looks fine but when opening in Internet Explorer, it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up! Other then that, amazing blog!

  171. naturally like your web-site however you have to take a look at the spelling on quite a few of your posts. Several of them are rife with spelling problems and I to find it very troublesome to inform the truth then again I will definitely come back again.

  172. Its like you read my mind! You seem to know so much about this, like you wrote the book in it or something. I think that you could do with some pics to drive the message home a bit, but other than that, this is fantastic blog. An excellent read. I’ll definitely be back.

  173. Hello my friend! I want to say that this post is awesome, great written and come with approximately all vital infos. I¦d like to peer extra posts like this .

  174. Статья содержит ссылки на актуальные и авторитетные источники, что делает ее надежной и достоверной.

  175. Статья предоставляет читателям широкий спектр фактов и аргументов, что способствует обсуждению и более глубокому пониманию обсуждаемой темы.

  176. Автор предлагает читателю дополнительные ресурсы для глубокого погружения в тему.

  177. Статья предлагает читателям широкий спектр информации, основанной на разных источниках.

  178. Hi I am so delighted I found your weblog, I really found you by accident, while I was looking on Yahoo for something else, Regardless I am here now and would just like to say thanks for a incredible post and a all round enjoyable blog (I also love the theme/design), I don’t have time to read through it all at the moment but I have saved it and also included your RSS feeds, so when I have time I will be back to read much more, Please do keep up the great work.

  179. Heya great blog! Does running a blog like this require a massive amount work? I’ve absolutely no understanding of programming however I had been hoping to start my own blog soon. Anyway, if you have any suggestions or tips for new blog owners please share. I understand this is off subject nevertheless I just wanted to ask. Thanks!

  180. I like the helpful information you provide in your articles. I’ll bookmark your weblog and check again here regularly. I’m quite sure I will learn lots of new stuff right here! Good luck for the next!

  181. I do not know if it’s just me or if perhaps everyone else encountering issues with your website. It appears like some of the text in your content are running off the screen. Can someone else please provide feedback and let me know if this is happening to them too? This might be a problem with my internet browser because I’ve had this happen previously. Kudos

  182. Great beat ! I wish to apprentice whilst you amend your web site, how could i subscribe for a weblog website? The account helped me a acceptable deal. I had been tiny bit familiar of this your broadcast offered vivid clear concept

  183. Статья предоставляет информацию из разных источников, обеспечивая балансированное представление фактов и аргументов.

  184. Это поддерживается ссылками на надежные источники, что делает статью достоверной и нейтральной.

  185. Just want to say your article is as astonishing. The clarity for your put up is just excellent and i could suppose you are a professional on this subject. Well together with your permission allow me to seize your RSS feed to keep updated with coming near near post. Thanks one million and please keep up the rewarding work.

  186. Woah! I’m really loving the template/theme of this site. It’s simple, yet effective. A lot of times it’s very difficult to get that “perfect balance” between superb usability and visual appearance. I must say that you’ve done a superb job with this. In addition, the blog loads very quick for me on Chrome. Excellent Blog!

  187. This is really interesting, You’re a very skilled blogger. I’ve joined your rss feed and look forward to seeking more of your wonderful post. Also, I have shared your site in my social networks!

  188. I’ve been browsing online more than 4 hours today, yet I never found any interesting article like yours.
    It is pretty worth enough for me. In my opinion, if all site owners and bloggers
    made good content as you did, the web will be much
    more useful than ever before.

  189. Статья представляет интересный взгляд на данную тему и содержит ряд полезной информации. Понравилась аккуратная структура и логическое построение аргументов.

  190. Excellent blog you have here but I was wanting to know if you knew of any discussion boards that cover the same topics discussed
    here? I’d really like to be a part of online community
    where I can get advice from other knowledgeable individuals
    that share the same interest. If you have any recommendations, please let
    me know. Kudos!

  191. I believe that is among the most vital info for me. And i’m satisfied studying your article. But should commentary on few normal things, The website style is wonderful, the articles is in point of fact nice : D. Excellent job, cheers

  192. I just could not depart your site prior to suggesting that I actually loved the standard information an individual supply on your guests? Is gonna be again frequently in order to check out new posts

  193. Having read this I believed it was really informative. I appreciate
    you taking the time and effort to put this short
    article together. I once again find myself spending a significant amount
    of time both reading and posting comments.
    But so what, it was still worthwhile!

  194. Очень понятная и информативная статья! Автор сумел объяснить сложные понятия простым и доступным языком, что помогло мне лучше усвоить материал. Огромное спасибо за такое ясное изложение! Это сообщение отправлено с сайта https://ru.gototop.ee/

  195. Автор статьи представляет разнообразные факты и статистику, оставляя решение оценки информации читателям. Это сообщение отправлено с сайта https://ru.gototop.ee/

  196. Автор предлагает несколько точек зрения на проблему, что позволяет читателю сформировать свое мнение.

  197. First of all I would like to say awesome blog! I had a quick question in which I’d like to ask if you do not mind. I was curious to find out how you center yourself and clear your thoughts prior to writing. I’ve had difficulty clearing my thoughts in getting my thoughts out. I truly do enjoy writing but it just seems like the first 10 to 15 minutes tend to be lost just trying to figure out how to begin. Any suggestions or hints? Appreciate it!

  198. Greetings from Idaho! I’m bored at work so I decided to check out your site on my iphone during lunch break. I enjoy the knowledge you provide here and can’t wait to take a look when I get home. I’m surprised at how fast your blog loaded on my cell phone .. I’m not even using WIFI, just 3G .. Anyhow, good blog!

  199. Отличная статья! Я бы хотел отметить ясность и логичность, с которыми автор представил информацию. Это помогло мне легко понять сложные концепции. Большое спасибо за столь прекрасную работу!

  200. I do accept as true with all of the ideas you have offered in your post.
    They’re really convincing and can definitely work. Nonetheless, the posts
    are very short for beginners. May just you
    please extend them a bit from next time? Thanks for the post.

  201. Я просто не могу пройти мимо этой статьи без оставления положительного комментария. Она является настоящим примером качественной журналистики и глубокого исследования. Очень впечатляюще!

  202. Great post. I was checking continuously this blog and I’m impressed! Extremely helpful information particularly the last part 🙂 I care for such info much. I was seeking this certain information for a long time. Thank you and best of luck.

  203. В современном мире, где онлайн-присутствие становится все более важным для бизнеса, повышение видимости и ранжирования сайта в поисковых системах является одной из самых важных задач для веб-мастеров и маркетологов. Одним из основных факторов, влияющих на рост авторитетности сайта, является его DR (Domain Rating), который определяется в основном путем анализа ссылочной массы сайта.

  204. I’ve been exploring for a little bit for any high-quality articles or blog posts on this kind of area . Exploring in Yahoo I at last stumbled upon this website. Reading this info So i’m happy to convey that I’ve an incredibly good uncanny feeling I discovered exactly what I needed. I most certainly will make sure to do not forget this site and give it a glance on a constant basis.

  205. What i do not realize is in fact how you’re no longer actually a lot more neatly-favored than you may be right now. You’re very intelligent. You understand therefore considerably on the subject of this topic, made me personally believe it from numerous numerous angles. Its like men and women aren’t involved until it is something to accomplish with Lady gaga! Your own stuffs great. At all times maintain it up!

  206. Очень хорошо исследованная статья! Она содержит много подробностей и является надежным источником информации. Я оцениваю автора за его тщательную работу и приветствую его старания в предоставлении читателям качественного контента.

  207. Очень понятная и информативная статья! Автор сумел объяснить сложные понятия простым и доступным языком, что помогло мне лучше усвоить материал. Огромное спасибо за такое ясное изложение! Это сообщение отправлено с сайта https://ru.gototop.ee/

  208. Я хотел бы выразить свою благодарность автору за его глубокие исследования и ясное изложение. Он сумел объединить сложные концепции и представить их в доступной форме. Это действительно ценный ресурс для всех, кто интересуется этой темой.

  209. Я хотел бы подчеркнуть четкость и последовательность изложения в этой статье. Автор сумел объединить информацию в понятный и логичный рассказ, что помогло мне лучше усвоить материал. Очень ценная статья!

  210. Я восхищен глубиной исследования, которое автор провел для этой статьи. Его тщательный подход к фактам и анализу доказывает, что он настоящий эксперт в своей области. Большое спасибо за такую качественную работу!

  211. I think what you postedtypedsaidthink what you postedwrotebelieve what you postedwrotethink what you postedtypedsaidWhat you postedwrotesaid was very logicala ton of sense. But, what about this?consider this, what if you were to write a killer headlinetitle?content?wrote a catchier title? I ain’t saying your content isn’t good.ain’t saying your content isn’t gooddon’t want to tell you how to run your blog, but what if you added a titlesomethingheadlinetitle that grabbed people’s attention?maybe get a person’s attention?want more? I mean %BLOG_TITLE% is a little plain. You could look at Yahoo’s home page and see how they createwrite news headlines to get viewers interested. You might add a related video or a related picture or two to get readers interested about what you’ve written. Just my opinion, it might bring your postsblog a little livelier.

  212. Я прочитал эту статью с большим удовольствием! Автор умело смешал факты и личные наблюдения, что придало ей уникальный характер. Я узнал много интересного и наслаждался каждым абзацем. Браво!

  213. Я восхищен тем, как автор умело объясняет сложные концепции. Он сумел сделать информацию доступной и интересной для широкой аудитории. Это действительно заслуживает похвалы!

  214. Автор предоставляет разнообразные источники, которые можно использовать для дальнейшего изучения темы.

  215. Hey there! Do you know if they make any plugins to safeguard against hackers? I’m kinda paranoid about losing everything I’ve worked hard on. Any suggestions?

  216. Я прочитал эту статью с большим удовольствием! Она написана ясно и доступно, несмотря на сложность темы. Большое спасибо автору за то, что делает сложные понятия понятными для всех.

  217. Good – I should definitely pronounce, impressed with your site. I had no trouble navigating through all the tabs as well as related info ended up being truly easy to do to access. I recently found what I hoped for before you know it in the least. Quite unusual. Is likely to appreciate it for those who add forums or anything, website theme . a tones way for your customer to communicate. Excellent task.

  218. Я оцениваю информативность статьи и ее способность подать сложную тему в понятной форме.

  219. I’m not sure where you’re getting your information, but great topic. I needs to spend some time learning much more or understanding more. Thanks for fantastic information I was looking for this information for my mission.

  220. Я благодарен автору этой статьи за его способность представить сложные концепции в доступной форме. Он использовал ясный и простой язык, что помогло мне легко усвоить материал. Большое спасибо за такое понятное изложение!

  221. It’s perfect time to make some plans for the future and it’s time to be happy. I’ve read this post and if I could I desire to suggest you some interesting things or advice. Perhaps you could write next articles referring to this article. I desire to read more things about it!

  222. I wish to express appreciation to this writer just for rescuing me from such a setting. Right after researching through the internet and seeing suggestions that were not productive, I figured my life was done. Living without the presence of solutions to the problems you’ve resolved by way of the guide is a serious case, and those that might have negatively damaged my career if I had not discovered your web page. Your main natural talent and kindness in playing with every aspect was precious. I don’t know what I would have done if I hadn’t discovered such a subject like this. I can also at this time relish my future. Thank you so much for this expert and amazing help. I will not hesitate to recommend your web site to anybody who ought to have support about this topic.

  223. Мне понравилась систематическая структура статьи, которая позволяет читателю легко следовать логике изложения.

  224. Автор предоставляет подробные сведения и контекст, что помогает читателям лучше понять обсуждаемую тему.

  225. Я ценю информативный подход этой статьи. Она предоставляет достаточно фактов и данных для лучшего понимания проблемы. Хотелось бы увидеть больше ссылок на исследования и источники информации.

  226. Автор статьи представляет информацию в объективной манере, избегая субъективных оценок.

  227. Hiya, I am really glad I have found this information. Today bloggers publish just about gossips and web and this is actually irritating. A good web site with interesting content, this is what I need. Thanks for keeping this web site, I’ll be visiting it. Do you do newsletters? Cant find it.

  228. Я хотел бы выразить свою восторженность этой статьей! Она не только информативна, но и вдохновляет меня на дальнейшее изучение темы. Автор сумел передать свою страсть и знания, что делает эту статью поистине уникальной.

  229. Спасибо за эту статью! Она превзошла мои ожидания. Информация была представлена кратко и ясно, и я оставил эту статью с более глубоким пониманием темы. Отличная работа!

  230. Я ценю фактический и информативный характер этой статьи. Она предлагает читателю возможность рассмотреть различные аспекты рассматриваемой проблемы без внушения какого-либо определенного мнения.

  231. Мне понравился объективный подход автора, который не пытается убедить читателя в своей точке зрения.

  232. Статья является информативной и предоставляет различные факты и аргументы.

  233. Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any widgets I could add to my blog that automatically tweet my newest twitter updates. I’ve been looking for a plug-in like this for quite some time and was hoping maybe you would have some experience with something like this. Please let me know if you run into anything. I truly enjoy reading your blog and I look forward to your new updates.

  234. Have you ever considered about including a little bit more than just your articles? I mean, what you say is fundamental and everything. But imagine if you added some great pictures or videos to give your posts more, “pop”! Your content is excellent but with images and video clips, this website could undeniably be one of the greatest in its niche. Good blog!

  235. I am curious to find out what blog platform you are working with? I’m having some minor security issues with my latest blog and I’d like to find something more risk-free. Do you have any recommendations?

  236. Очень интересная исследовательская работа! Статья содержит актуальные факты, аргументированные доказательствами. Это отличный источник информации для всех, кто хочет поглубже изучить данную тему.

  237. Статья содержит достаточно информации для того, чтобы читатель мог получить общее представление о теме.

  238. Does your site have a contact page? I’m having a tough time locating it but, I’d like to send you an e-mail. I’ve got some suggestions for your blog you might be interested in hearing. Either way, great website and I look forward to seeing it expand over time.

  239. Hi, i read yojr blog frokm time tto time and i own a ssimilar oone
    aand i was just curious iff yyou gett a lot of spam remarks?
    If so how do you stop it, aany plugon orr anything you can suggest?
    I geet so muich llately it’s drivinjg me craz so any heelp is very
    much appreciated.

  240. Я оцениваю умение автора объединить разные точки зрения и синтезировать их в понятную картину.

  241. Автор старается оставаться нейтральным, что помогает читателям получить полную картину и рассмотреть разные аспекты темы.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *