MỖI NGÀY MỘT CUỐN SÁCH – NO.15 – “Muôn Dặm Không Mây” – Tôn Thư Vân

MỖI NGÀY MỘT CUỐN SÁCH – NO.15 – “Muôn Dặm Không Mây” – Tôn Thư Vân


XEM TIẾP 48 TẬP PHIM TÂY DU KÝ TẠI ĐÂY!!!



MUÔN DẶM KHÔNG MÂY

Vào năm 646, ngài Huyền Trang, vị cao tăng đời Đường, đã căn cứ theo lộ trình Tây du của mình, viết nên quyển “Đại Đường Tây Vực ký”…, đến đời Minh, Ngô Thừa Ân đã chuyển thể từ “Đại Đường Tây Vực ký” thành “Tây Du ký”. Từ đó, những câu chuyện liên quan về Đường Tăng được lưu truyền rộng rãi ở nhân gian. Thời gian cứ thế trôi qua, đến nay cũng hơn 1000 năm, một nữ sĩ Trung Quốc đã độc hành lại con đường của ngài Huyền Trang, đồng thời đem những điều trải qua viết nên quyển Muôn Dặm Không Mây bằng tiếng Anh.

Mùa hè năm 2004, tác giả đã chuyển dịch thành tác phẩm “Vạn lý vô vân” và xuất bản tại Trung Quốc. Ngài Huyền Trang đến Ấn Độ cầu học Phật pháp khoảng 19 năm; sau khi về nước, ngài dốc toàn lực cho sự nghiệp phiên dịch, hoằng pháp. Hơn 1300 năm trở lại đây, kinh văn đọc tụng đa phần do Ngài phiên dịch. Ngài không chỉ là một vị cao tăng, mà còn là sứ giả văn hóa, nhà du hành vĩ đại. Lỗ Tấn, tác giả nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ 20, xưng tụng ngài là “Bậc đống lương của dân tộc”…, Lương Khải Siêu cũng tôn Ngài là “Thiên cổ nhất nhân”, từ đó có thể thấy địa vị quan trọng của Ngài trong lịch sử Trung Quốc.

Một phụ nữ Trung Quốc, cô thân vạn lý tìm hiểu hành trình của bậc cao tăng cách nay hơn 1000 năm. Quyển sách đã làm chấn động giới học giả năm châu, đây cũng là đề tài gây chú ý cho các nhà xuất bản tại Trung Quốc. Tiến sĩ Amartya Sen – người từng được giải thưởng Nobel về kinh tế học, trong lời đề tựa cho bản dịch Trung Quốc của mình nói: “Đây là quyển sách đa tầng mức, đa góc độ, cũng là một tuyệt phẩm bao hàm văn hóa, lịch sử, địa lý và nhân văn…”.

Đây là bộ sách dùng tâm để thể nghiệm. Tác giả đã dùng lối diễn đạt chân thật, sinh động, tư tưởng sâu sắc, kết hợp với rất nhiều hình ảnh đẹp trong lộ trình của mình, nhận thức nền văn minh tiên tiến và cổ xưa, nâng cao vị trí văn hóa Trung Quốc trong con mắt của mọi người trên thế giới, thẳng tiến vào thế giới tinh thần uyên bác của ngài Huyền Trang, lãnh ngộ được chân đế Phật giáo.

Giống như những tác phẩm thành công khác,”Muôn dặm không mây” là một tác phẩm đa tầng mức, đa góc độ. Đây là bộ du ký ghi lại cuộc hành trình gian nan khiến người đọc hồi hộp, miêu tả ngài Huyền Trang một cách sinh động cũng như những nguy hiểm gian khổ trong hành trình theo gót chân ngài của chính tác giả “Muôn dặm không mây” đầy ắp những câu chuyện lôi cuốn, khiến ta phải kinh ngạc…

Cũng là một tuyệt phẩm về nhân văn, địa lí, lịch sử, văn hóa rất sâu sắc, là bức tranh sinh động về nền giao lưu văn hóa Đông Tây.

“Muôn dặm không mây” khiến người đọc cảm động, khó quên…Đây là một tác phẩm hay, không thể không đọc. Amartya Sen – Nobel Kinh tế học

Tôn Thư Vân (tác giả)

…“Cũng như những người dân Trung Quốc, từ Tây Du ký tôi biết Đường Tăng theo lệnh của Đường Thái Tông sang tây thiên thỉnh kinh cầu cho đại Đường luôn bình an. Cầm trong tay chiếu thư của hoàng đế, ông rời khỏi Trường An, Đường Thái Tông đưa tiễn mười dặm.

Trên thực tế, ngài Huyền Trang kháng lệnh triều đình, trong đêm trốn khỏi thành Trường An, đi đến đâu cũng đều bị lệnh truy bắt. Ngài một mình đi hơn năm vạn dặm trong 19 năm. Để thuyết phục vua Cao Xương cho phép tiếp tục tây hành, ngài đã tuyệt thực, trên ngọn Thiên San băng giá ngài suýt mất mạng, bị cường đạo bắt làm vật tế thần sông… nhưng ngài xem tất cả những gian khổ hay công danh lợi lộc chỉ là quá trình tu đạo của mình.

Tôi không hề biết hiện tại người Trung Quốc đang tụng những kinh điển hằng ngày phần lớn là do ngài dịch. Sau khi từ Ấn Độ trở về, ngài Huyền Trang dốc lòng dịch kinh, hoằng pháp, số lượng kinh điển phiên dịch rất nhiều, ngài đã để lại cho văn hóa Phật giáo Trung Quốc một tài sản vô cùng quý báu.

Văn hóa Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn đối với triết học, luân lý, logic, văn học, ngôn ngữ, âm nhạc, vũ điệu, kiến trúc, y học, thậm chí những tập tục và sinh hoạt đời thường của Trung Quốc, và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Một triết gia đã nói không hiểu Phật giáo thì sẽ không hiểu văn hóa Trung Quốc.

Với những thanh niên Trung Quốc sinh vào thập niên 1960 như tôi, Phật giáo mà ngài Huyền Trang tín ngưỡng chính là đại danh từ mê tín phong kiến. Tôi biết rằng tín ngưỡng Phật giáo của ngoại là đối tượng cuộc cách mạng của chúng tôi. Tôi không hiểu việc thắp nhang, lễ Phật làm sao đem lại niềm an ủi cho con người, cũng như không hiểu làm thế nào mà nó có thể đồng hành trong suốt cuộc đời đau khổ của ngoại, lại càng không hiểu đối tượng của cuộc cách mạng này sao lại là một bộ phận quan trọng hình thành nên truyền thống và lịch sử của chúng tôi.

Người xưa nói: “Đọc vạn quyển sách như đi vạn dặm đường.” Lần theo vết tích ngài Huyền Trang, dựa vào những ghi chép trong Đại Đường Tây Vực ký, cách nay hơn 1300 năm, vào thời gian giao thoa giữa lịch sử và hiện thực, tôi đã tự thân đi để thể nghiệm những gì mà ngài Huyền Trang đã trải qua, mong tiến sâu vào thế giới tinh thần của ngài, tìm hiểu sự giao lưu văn hóa của các nước đã ảnh hưởng đến Trung Quốc.

Trên bước tây hành diệu vợi, tôi một mình đi gần một năm, trải qua những hiểm nguy, những phiền phức, những cơ cực bần cùng cũng như bạo lực tại thánh địa Phật giáo, nhưng tôi vẫn kiên trì, và cuối cùng đã tìm được quá khứ.”

Nhấp chuột (Click) trên máy tính hoặc chạm trên điện thoại vào ảnh bìa ⇓ để đọc và tải sách!!!

Đọc và tải sác về để đọc Tại Đây!!!


Nghe Đọc Một Số Trích Đoạn Sách “Muôn Dặm Không Mây”


Xem Thêm

(Đang cập nhật …)


(Đang cập nhật …)


Đọc thêm

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 1

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 2

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 3

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 4

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 5

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 6

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 7

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 8

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 9

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 10

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 11

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 12


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

3 thoughts on “MỖI NGÀY MỘT CUỐN SÁCH – NO.15 – “Muôn Dặm Không Mây” – Tôn Thư Vân

  1. Hello Neat post Theres an issue together with your site in internet explorer would check this IE still is the marketplace chief and a large element of other folks will leave out your magnificent writing due to this problem

  2. Just wish to say your article is as surprising The clearness in your post is just cool and i could assume youre an expert on this subject Fine with your permission allow me to grab your RSS feed to keep updated with forthcoming post Thanks a million and please keep up the enjoyable work

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *