DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SINH TRONG THÁNG 11

DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SINH TRONG THÁNG 11

Chu Văn AnNgười thầy của muôn đời

Từ buổi bình minh của nền giáo dục phong kiến Việt Nam, danh nhân Chu Văn An nổi danh là người thầy mẫu mực, đức độ, tâm huyết với nghề dạy học và được các vua Trần rất trọng dụng. Tên tuổi của thầy Chu Văn An đã đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như một bậc danh sư, hậu thế luôn nhắc đến ông bằng niềm tôn kính và sự trìu mến thân thuộc qua tên trường, tên phố phường, tên địa danh lịch sử.

Nếu Trung Quốc có Khổng Tử với danh xưng là Vạn Thế Sư Biểu! Thì ở Việt Nam, người có danh xưng như vậy không ai khác chính là Chu Văn An.

Đã gần 700 năm qua, kể từ khi người thầy đáng kính ấy ra đi, nước Việt Nam chưa có một người nào có được danh xưng ấy, hoặc một danh xưng nào khác gần giống như vậy.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam ngày 20-11, chúc các thầy, các cô và các thế hệ tương lai của nghành giáo dục đang dần hội nhập Quốc tế, sẽ có thêm những người xứng đáng được mang một danh xưng nào đó và không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới nữa.

BÀI HÁT NGƯỜI THÀY – NGUYỄN NHẤT HUY


Những ngày Kỷ niệm, ngày Lễ trong 30 ngày của tháng 11

123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

Tháng 11 còn là tháng đặc biệt trong năm bởi 2 ngày 19 và 20 là những ngày rất đặc biệt: Ngày Quốc tế nam giới, ngày Thiếu nhi thế giới và ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân dịp này, honguyentrungnghia.com xin giới thiệu hai trong số những “Học Giả – Người Thầy” cũng rất đặc biệt:

            1. NGUYỄN HIẾN LÊ

Học giả Nguyễn Hiến Lê sinh năm 1912 tại Hà Nội, mất năm 1984, xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi (nay là Chu Văn An).

Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.

Là học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam, có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, v.v.

Nói về học giả Nguyễn Hiến Lê thì không gì tốt hơn bằng cách, giới thiệu “Tự Bạch” của chính ông.

TỰ BẠCH CỦA NGUYỄN HIẾN LÊ

Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT – “Lời mở đầu” của tác phẩm “Đời viết văn của tôi”.

Trong hồi ký của mình Nguyễn Hiến Lê cũng đã viết lại nhân sinh quan như sau:

  1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải tạo cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người.
  2. Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng.
  3. Quan niệm thiện ác thay đổi tùy nơi, tùy thời. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện, cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội thời nông nghiệp; tới thời kỹ nghệ không còn lợi cho gia đình, xã hội nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tuy nhiên vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, từ hồi loài người bắt đầu văn minh, dân tộc nào cũng trọng, như đức nhân, khoan hồng, công bằng, tự do, tự chủ,…
  4. Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
  5. Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
  6. Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
  7. Mỗi người đã phải đóng một vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống trong một gia đình êm ấm giữa sách và hoa, được lòng quý mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách mà được hàng vạn người hoan hô, mà còn có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn bạn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nhận một chức tước gì của chính quyền.
  8. Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi.
  9. Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa, thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, bình dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.
  10. Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị, nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.
  11. Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người.
  12. Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội tự do được.
  13. Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
  14. Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì sẽ mang họa vào thân.
  15. Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hợp ý mình; phải chung sống năm ba năm mới rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi thấy cuộc hôn nhân của ông bà Curie là đẹp nhất, thành công nhất cho cả cá nhân ông bà lẫn xã hội. Hiện nay ở Mỹ có phong trang kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà có thể gây nhiều xáo trộn cho xã hội.
  16. Có những hoa hữu sắc vô hương mà ai cũng quý như hoa hải đường, hoa đào; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường. Chơi hoa tôi thích nhất loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như ngọc lanhoàng lan. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.
  17. Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
  18. Cơ hồ không thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm; và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.
  19. Thay đổi bản tính con người như Mặc Tử, như Karl Marx muốn là chuyện không dễ một sớm một chiều. Thế giới còn những nước nhược tiểu nhiều tài nguyên thì còn bọn thực dân họ chỉ thay đổi chính sách thôi. Thực dân nào cũng vậy. Khi họ khai thác hết trên mặt đất, trong lòng đất thì họ sẽ khai thác biển, đáy biển, Họ còn sống lâu. Tuy nhiên cũng phải nhận rằng sự bóc lột trong một nước tân tiến thời nay đã giảm nhiều, thì sau này sự bóc lột các dân tộc nhược tiểu cũng sẽ giảm đi lần lần.
  20. Xã hội bao giờ cũng có người tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói, lúc thì âm (xấu) thắng, lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời sau khi giải quyết xong việc này thì lại sinh ra việc khác liền; sau quẻ Ký tế (đã xong) tiếp ngay quẻ Vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi, còn thì để lại cho các thế hệ sau.
  21. Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng.

Học giả Nguyễn Hiến Lê viết rất nhiều, cuốn nào của ông cũng là kho kiến thức cộng với trải nghiệm thực tế và được trau chuốt cực kỳ cẩn thận với cách dùng từ rất “đắt”. Những tác phẩm nước ngoài được dịch qua giọng văn tài hoa của ông đã luôn được bạn đọc yêu mến qua nhiều thế hệ.

              2. HOÀNG XUÂN VIỆT

Học giả Hoàng Xuân Việt – Quái kiệt với 180 tác phẩm và 1 vạn học trò

Học giả Hoàng Xuân Việt sinh tại Bến Tre. Ông tốt nghiệp cao học tại hai trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu một cách chuyên sâu những môn như triết học, thần học, xã hội học, phụ nữ học, thiên văn học và năng lực hạnh tâm…; sử dụng thành thạo 7 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Hán – Nôm, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và cổ ngữ La tinh.
Nói đến GS-học giả Hoàng Xuân Việt, người đọc tại miền Nam trước 1975 và sau này hầu hết đều ít nhất một lần đọc các tác phẩm thuộc loại sách “học làm người” của ông. Thế nhưng, xuất thân của ông không phải học để cầm bút, ngược lại học để làm linh mục. Năm 11 tuổi, ông bắt đầu vào tiểu chủng viện. Năm 18 tuổi bắt đầu viết sách với những tác phẩm, như: Đức tự chủ, Ngón nghề để luyện lâm, Đức điềm tĩnh… Trong khoảng thời gian ở dòng tu từ năm 1950 – 1957, ông đã viết khoảng 9 tác phẩm. Sau khi không được thụ phong linh mục vào năm 1957 GS Hoàng Xuân Việt nguyện với lòng: Không thành linh mục thì phải thành… văn hào. Và ông đã toại nguyện khi trở thành một nhà chuyên viết loại sách “học làm người” nổi danh không lâu sau đó, cùng với: Phạm Cao Tùng, Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Hiến Lê. Ngoài sách “học làm người”, ông còn nhiều đầu sách giá trị bởi tính học thuật, như: Từ điển Việt – Bồ – La, Lịch sử chữ quốc ngữ …  Thời kỳ Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, GS Hoàng Xuân Việt được mời tham gia vào các hoạt động nghiên cứu của phong trào này.
Giai thoại trong “làng cầm bút” còn lưu truyền với nhau: Năm 1979, một lần vào Nam, học giả Đào Duy Anh có buổi nói chuyện với học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong câu chuyện, cụ Đào Duy Anh đánh giá: “Ông Hoàng Xuân Việt này (nhỏ hơn cụ Đào Duy Anh, Nguyễn Hiến Lê khoảng 20 tuổi) cũng là loại “quái kiệt” trong làng văn học miền Nam đây. Sao đất Sài Gòn nảy sinh nhiều quái kiệt và kỳ nữ thế nhỉ? Nào là quái kiệt Trần Văn Trạch, Ba Vân và kỳ nữ Kim Cương. Nay nghe số sách xuất bản đồ sộ của Hoàng Xuân Việt, thì tôi cho rằng đây cũng là một quái kiệt về sách đấy nhé!”.

Sau đó, cụ Đào Duy Anh nhờ người chở đi tìm nhà Hoàng Xuân Việt nhưng không gặp. Cụ Đào nhại Kiều: “Người đâu nghe kể làm chi/ Vô duyên tìm mãi sáng chừ bặt tăm”.

180 tác phẩm và 10.000 môn đệ

Nếu đem số đầu sách ông đã viết chia cho số tuổi “bát tuần” hiện giờ của ông (năm 2009), tức khoảng 2,25 đầu sách/1 tuổi, có thể thấy sức làm việc của ông kinh khủng và khoa học như thế nào. Số đầu sách tính trên từng năm của Hoàng Xuân Việt đủ làm tất cả những ai cầm bút phải nể phục. Đó là chưa tính đến khoảng 20 đầu sách của GS bị thất lạc bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong số sách ông đã hoàn thành còn khoảng 90 tác phẩm chưa xuất bản.
Nhưng GS Hoàng Xuân Việt không chỉ dành toàn bộ thời gian của cuộc đời để viết và dịch sách. Ông còn là một nhà giáo với 55 năm làm thầy. GS cho biết ông đã làm thầy của khoảng 10.000 học trò, và nếu nhắc lại thì ông có thể nhớ từng người đã học ông vào thời điểm nào. Vì GS từng làm hiệu trưởng hai trường Nhân xã học làm người (từ 1966 – 1975) và Hán-Nôm Nguyễn Trãi (1993 – 2001). Hiện nay, GS vẫn thường xuyên mở các lớp học như thế tại nhà riêng. Và trong khoảng thời gian gần 60 năm làm thầy, GS đi thuyết giảng khắp nơi trên toàn quốc ở các trường ĐH, cơ quan, công ty, cơ sở giáo dục cũng như viết trên 1.000 bài về phát triển con người toàn diện.
Không chỉ là một học giả viết về nhiều lãnh vực của đời sống hoặc một người thầy của chừng ấy học trò, GS Hoàng Xuân Việt còn làm thơ với một tập thơ mang tên ông dày 600 trang. Chính vì sẵn có “chất thơ” trong người, nên rất nhiều đầu sách của GS nói về những đề tài khô khan nhưng nghe vẫn rất… “mượt mà”. Có thể ví dụ bằng những tựa sách: Văn hóa và văn minh hồn xiêu phách lạc, Bà là thiên đường hay khám lạnh của ông?, Vợ chồng khác miền khác chủng, Việc của ếch giao cho nhái, Ôi! Phù vân, tất cả… đều phù vân, Quân tử khác lòng người ta, Thăng hoa nhân phẩm, Trăm năm nào có gì đâu…

Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/hoc-gia-hoang-xuan-viet-quai-kiet-voi-180-tac-pham-va-1-van-hoc-tro-n20091118010221496.htm


Xem thêm: Một số tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê và Hoàng Xuân Việt

♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣♣

HỒI KÝ – NGUYỄN HIẾN LÊ

“…Ngòi bút của Nguyễn Hiến Lê, tâm hồn và con tim Nguyễn Hiến Lê ngay từ đầu đã thuộc về nhân dân, những người lao động, những ai cực khổ, bần hàn và bất hạnh. Niềm tự hào về dòng giống, tổ tiên và nỗi đau về dân tộc trước những cuộc ngoại xâm đã kéo Nguyễn Hiến Lê, một nhà văn luôn ỷ thức lánh xa những gì phù phiếm như chức tước, địa vị và sự giàu sang không lương thiện xích gần với Cách mạng và tự coi mình là người của Cách mạng, bởi lẽ dễ hiểu, những điều Cách mạng đang làm cũng chính là mơ ước của ông.

Dầu đứng ở những góc nhìn khác nhau, ai cũng dễ tìm thấy ở Nguyền Hiến Lê một cái gì đó gần với tâm trạng của dân tộc mình, một cái gì đó thuộc nhân bản của con người cầu tiến luôn vươn tới mục đích cao thượng và hoàn mỹ. Rất nhiều thế hệ độc giả khác nhau đều kính phục sự nghiêm tức của học giả này. Tính nghiêm túc của Nguyễn Hiến Lê có được bởi nó bắt nguồn từ trí nhớ tuyệt vời của ông và cùng với trí nhớ là cách làm việc khoa học, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ, sự học hỏi và lối ghi chép hết sức cẩn thận. Nguyền Hiến Lê luôn coi trọng tư liệu, bởi hơn ai hết ông hiểu sự khách quan của một tác phẩm là vô cùng quan trọng. Nó là chiếc cầu đầu tiên nối lòng trân trọng hay sự coi thường, khinh miệt của độc giả đối với người cầm bút. Ngay khi nói về mình, Nguyễn Hiến Lê cũng cố giữ tính nghiêm túc và khách quan, luôn luôn tự tách mình ra khỏi văn mạch chủ quan của chính mình.

Sự đóng góp của Nguyền Hiến Lê trong nền văn học Việt Nam đương đại là hết sức quí báu, mức độ tầm cỡ đến đâu chắc chắn cần phải có thời gian mới đánh giá đúng mức được. Một lần nữa chúng tôi tin rằng, xuất bản tập Hồi kí này là hết sức cần thiết, và rất bổ ích…” – Lời nhà xuất bản.

(Đọc và tải sách về ở dưới) ⇓

TAY TRẮNG LÀM NÊN – NGUYỄN HIẾN LÊ

“Người phương Đông có câu “vi phú bất nhân”…Ở trong xã hội cổ, làm giàu rồi chỉ để hưởng thụ, mua chức tước, và cất của vào kho, chôn xuống đất lưu lại cho con cháu thì việc làm giàu không đáng khuyến khích, mà ở thời này, thừa nước đục thả câu, làm giàu mà không tốn mồ hôi nước mắt thì quả là bất nhân. Chính tác giả cũng bảo:”Thà chịu nghèo còn hơn là thành công mà mất tư cách con người”.

Nhưng nếu làm giàu một cách lương thiện như tác giả, để tôi luyện khả năng, tư cách của mình vì trường kinh doanh là nơi đào tạo những con người biết nhận xét, phán đoán, quyết định, kiên nhẫn làm việc và chiến đấu và để cho quốc gia thịnh vượng lên, thì trong hiện tình nước ta, nó là bổn phận của mỗi công dân. Như trên đã nói, nước ta không sao mở mặt được với đời nếu kinh tế không phát triển và mọi ngành kinh doanh đều ở trong tay ngoại nhân cả. Vậy ta phải đánh đổ quan niệm cổ “vi phú bất nhân” đi. Nó có cái đẹp của nó, nhưng nó không hợp với hoàn cảnh lúc này nữa…

(Đọc và tải sách về ở dưới) ⇓

THẤT NHÂN TÂM – HOÀNG XUÂN VIỆT

Thất nhân tâm là cuốn sách kỹ năng chỉ ra những cách nói chuyện, những hành vi, hành động tránh thất nhân tâm để đắc nhân tâm trong ứng xử, giao tiếp hằng ngày.

Thất nhân tâm được tác giả trình vấn đề để đạt đắc nhân tâm, được lòng người theo cách phản biện. Ngụ ý làm nổi bật bản tính, ý nghĩa và hậu quả tai hại của hành vi không được lòng người trong giao tiếp. Với cuốn sách này, bạn đọc sẽ thấy được điều khác biệt ở chỗ những nguyên tắc được mổ xẻ dựa trên các khía cạnh tâm lý xử thế đa dạng, đa diện không theo lối bài học khô cứng, lý thuyết. Hẳn cuốn sách sẽ rất hữu ích, có giá trị cho bạn đọc mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ đang gây dựng sự nghiệp, tìm kiếm sự thành công.

Cuốn sách gồm 5 phần:

  • Phần I: Những chuyện thất nhân tâm
  • Phần II: Trị thất nhân tâm bằng đắc nhân tâm
  • Phần III: Tâm lý thất nhân tâm và đắc nhân tâm khi nói chuyện hằng ngày
  • Phần IV: Luật thuyết phục trên diễn đàn.
  • Phần V: Muốn tránh thất nhân tâm và giao tiếp – xử thế đắc nhân tâm thì phải luyện đức thu tâm.

(Đọc và tải sách về ở dưới) ⇓

NÊN THÂN VỚI ĐỜI – HOÀNG XUÂN VIỆT

Là cuốn sách viết về những kiến thức thực tiễn của cuộc sống mà chúng ta cần học ngoài những kiến thức nhận được trên ghế nhà trường, để hoàn thiện bản thân trở thành người thành đạt. Học giả Hoàng Xuân Việt chỉ ra cho bạn đọc những việc phá hoại tâm lực là gì? Rèn nghị lực ra sao? Luyện trí tưởng tượng thế nào thì tốt? Những phiền muộn nào khiến bạn rủn chí rồi dễ dàng đầu hàng sầu thảm? Được chia thành 2 phần: Nên thân và Yên tâm, cuốn sách nhỏ này sẽ vô cùng hữu ích cho người đọc trên hành trình hoàn thiện bản thân.

Nên thân với đời nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt, với những bài học vô cùng thiết thực, dù đã trải qua một thế kỷ nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho người trẻ thời nay.

(Đọc và tải sách về ở dưới) ⇓

ĐẦU TƯ TƯƠNG LAI – – HOÀNG XUÂN VIỆT

Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết, mỗi bài viết là một quan điểm, một tính tình, những việc mà chúng ta cần làm để có một tương lai xán lạn và thành công. Đó là bạn nên lên kế hoạch đầu tư vốn học cho bản thân như thế nào? Bạn đang làm việc có chương trình không? Những bước chọn lựa nào là định mệnh, là bước ngoặt của đời bạn?

Đầu tư tương lai nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt, với những bài học vô cùng thiết thực, dù đã trải qua một thế kỷ nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho người trẻ thời nay.

(Đọc và tải sách về ở dưới) ⇓

Hồi ký – Nguyễn Hiến Lê

Tay trắng làm nên – Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê viết về nhà cầm quyền và dư luận

Người trí thức chân chính Nguyễn Hiến Lê

Thất nhân tâm – Hoàng Xuân Việt

Nên thân với đời – Hoàng Xuân Việt

Đầu tư tương lai – Hoàng Xuân Việt

Cũng có thể đọc tiếp cùng các nội dung khác ở dưới, đến cuối trang ⇓


TÂM TƯ THÁNG 11

Thân Nhân Trung (chữ Hán: 申仁忠, sống vào thế kỷ 15), tự Hậu Phủ (chữ Hán: 厚甫), là một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông. Ông từng đỗ Tiến sĩ, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.

Thân Nhân Trung được giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442). Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, trong bài văn bia này, Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước:

 

“…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”

 

Người thầy Chu Văn An cũng là một người như vậy – một bậc Hiền tài. Nhưng kể từ khi ông mất đi đến nay, gần 700 năm đã trôi qua, chưa có một người nào làm được những việc như ông đã làm.

Phải chăng! Chỉ có “Thời thế” mới tạo được “Anh hùng”? Còn “Người hiền tài”, đơn giản chỉ là “Nguyên khí quốc gia”; Và nếu không gặp được “Đế vương thánh minh” thì họ cũng chẳng trở thành người hùng được, có khi còn gặp họa; Lịch sử từ đông sang tây đều đã ghi lại vô số những câu chuyện như vậy!!!


Đọc thêm

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 1

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 2

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 3

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 4

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 5

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 6

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 7

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 8

♥ Dành cho những người sinh trong tháng 9

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 10

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 11

 Dành cho nhng người sinh trong tháng 12


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

40 thoughts on “DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI SINH TRONG THÁNG 11

  1. Somebody essentially help to make seriously posts I might state. That is the very first time I frequented your web page and to this point? I amazed with the analysis you made to make this actual put up incredible. Wonderful job!

  2. I was suggessted this websjte by my cousin. I amm
    not sure whether thios post iis wrktten by him as no one else know such detaied about my difficulty.
    You arre incredible! Thanks!

  3. It’s remarkable to ggo tto ssee this website and reading tthe views off all colleaguees oon thhe topic off this paragraph, whole I am also
    keern oof getting familiarity.

  4. Hi everyone, it’s my firsst visjt att this website, and
    post is gebuinely fruitful inn support of me, kwep up posting suich articles or
    reviews.

  5. I doo believe alll the concepts yyou hwve presented to
    youhr post. Thhey aree vvery convkncing andd ccan certainy work.
    Still, the postrs arre tooo shoort for novices.
    Maay yyou please prolong them a bbit from subsequen time? Thhank yoou for the post.

  6. I’m gne tto convry mmy littpe brother, tthat hee shoould alpso pay a
    visit thiss wweb site onn regulaar bass to take updated frrom most
    reecent news.

  7. Its nott my first time tto goo too see this webb page, i am visiting this web page dailly andd obtai pleasant information frim hrre daily.

  8. We are a group of volunteers aand starting a neww scheme iin oour community.
    Your website ofered uus with valuuable information tto work on. You hwve done
    aan impressive jjob aand our whole community will bbe grateful to
    you.

  9. Howdy! I simply wat tto ffer you a huge thumbs up for yur grest information you’ve got heee onn this post.
    I aam returnjng tto your website foor more soon.

  10. I’m really enjoying the theme/design of your site. Do you ever run into any internet browser compatibility problems? A number of my blog audience have complained about my site not working correctly in Explorer but looks great in Safari. Do you have any tips to help fix this problem?

  11. Hi there! This post couldn’t be written any better! Reading through this post reminds me of my previous room mate! He always kept talking about this. I will forward this article to him. Pretty sure he will have a good read. Thank you for sharing!

  12. Just want to say your article is as astonishing. The clearness to your post is just spectacular and that i can suppose you’re knowledgeable on this subject. Well with your permission allow me to take hold of your RSS feed to stay updated with forthcoming post. Thanks one million and please carry on the gratifying work.

  13. Hi! This is my first comment here so I just wanted to give a quick shout out and tell you I truly enjoy reading your posts. Can you recommend any other blogs/websites/forums that go over the same subjects? Thanks a lot!

  14. hello!,I like your writing so much! share we communicate more about your article on AOL? I need an expert on this area to solve my problem. May be that’s you! Looking forward to see you.

  15. I’m not that much of a internet reader to be honest but your blogs really nice, keep it up! I’ll go ahead and bookmark your site to come back in the future. Many thanks

  16. Hi, Neat post. There’s a problem along with your website in internet explorer, may check this… IE still is the marketplace leader and a big component to other people will omit your wonderful writing due to this problem.

  17. Whoah this blog is wonderful i really like reading your articles. Stay up the good work! You know, a lot of individuals are looking round for this info, you can help them greatly.

  18. Undeniably consider that tat youu said. Yoour favourite justfification apprared to be att
    thee nnet tthe simplest thing too take note of.
    I sayy to you, I certainly geet anjoyed eveen aas peope thjnk aboout issues thawt
    theey justt don’t recopgnise about. Youu managed to hit thhe naiol pon thhe ttop as well as defuned ouut thhe entikre thig wiithout having side efrect , other folks ccould take a signal.
    Will probably bee bacdk to geet more. Thanks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *