Vụ Bản

Vụ Bản

Địa lý

Huyện Vụ Bản nằm ở phía tây bắc tỉnh Nam Định, giáp 2 thành phố là: Nam Định và Ninh Bình, có mạng lưới giao thông vận tải thuận tiện với tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38B chạy qua; có không gian mở kết nối giữa hai thành phố Nam Định và Ninh Bình, trên tuyến hành lang cao tốc Ninh Bình-Nam Định – Hải Phòng và các huyện phía Nam của tỉnh.

Huyện Vụ Bản có diện tích 152,81 km2, dân số năm 2015 là 130.763 người, mật độ dân số đạt 856 người/km2.[3]

Lễ Hội Phủ Dầy

Lễ hội Phủ Dầy

Huyện Vụ Bản thuộc vùng đất cổ, đất đai tương đối ổn định. Dọc phía tây huyện có các dãy núi đất lẫn đá chạy từ Bắc xuống Nam với sáu ngọn núi: Núi Ngăm, núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ. Dấu vết người nguyên thuỷ tìm thấy tại các khu vực núi này minh chứng Vụ Bản là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt cổ. Vụ Bản nằm kẹp giữa sông Đào và sông Sắt. Sông Đào một đầu nối với Sông Hồng, đầu kia đổ ra sông Đáy. Sông Sắt nối liền sông Châu với sông Đáy. Mảnh đất này chính là do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi tụ nên. Đã từ lâu huyện Vụ Bản được nhiều người biết đến với Chợ Viềng xuân và Lễ hội Phủ Dầy.

Huyện Vụ Bản còn có non Côi (núi Gôi) và một vùng đất lầy là dấu vết sông Vị Hoàng đã để lại. Hai di tích này được nhắc đến trong câu sau:

Anh đi anh nhớ non Côi
Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình chung
Quản bao non nước ngại ngùng
Lấy ai san sẻ gánh gồng đường xa

Lịch sử

Thời Hùng Vương, huyện Vụ Bản có tên là Bình Chương thuộc bộ Lục Hải, thời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Trước thời Lý – Trần, đất này nằm trong huyện Hiển Khánh. Thời Lý, huyện Thiên Bản nằm trong phủ Ứng Phong; đời Trần huyện Thiên Bản thuộc phủ Kiến Hưng. Năm Vĩnh Lạc thứ năm nhà Minh (1407), đổi làm huyện Yên Bản thuộc phủ Kiến Bình. Năm Vĩnh Lạc thứ mười ba nhà Minh (1415), đổi huyện Độc Lập thành Bình Lập cho sáp nhập vào huyện Yên Bản. Đến đời Lê Thánh Tông lại đổi thành huyện Thiên Bản. Cũng dưới thời Lê Hồng Đức, huyện Thiên Bản thuộc phủ Nghĩa Hưng. Đến thời Nguyễn, Tự Đức năm thứ 14 (1861) đổi tên thành huyện Vụ Bản.

Đến năm 1956, huyện Vụ Bản lại trả về tỉnh Nam Định.

Ngày 19 tháng 8 năm 1964, sáp nhập xóm Hữu Dụng thuộc xã Thanh Côi, huyện Vụ Bản về xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên; sáp nhập các xóm Đại Lão, Cầu Nhân và Phú Vinh thuộc xã Khánh Lão, huyện Vụ Bản về xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc; sáp nhập thôn Vàn Tập thuộc xã Cộng Hòa vào xã Minh Tân; sáp nhập xóm Phú Thọ thuộc xã Tam Hào vào xã Thanh Côi; sáp nhập xóm Thượng Linh thuộc xã Lê Lợi vào xã Hùng Vương.[4]

Đến năm 1974, huyện Vụ Bản có 18 xã: Cộng Hòa, Đại An, Đồng Tâm, Hiển Khánh, Hợp Hưng, Hùng Vương, Kim Thái, Liên Bảo, Liên Minh, Minh Tân, Minh Thuận, Quang Trung, Tam Thanh, Tân Khánh, Tân Thành, Thành Lợi, Trung Thành, Vĩnh Hào.

Ngày 23 tháng 2 năm 1974, giải thể xã Đồng Tâm; đưa thôn Nhất Trí và thôn Đại Đồng của xã Đồng Tâm sáp nhập vào xã Hùng Vương và đổi thành xã Đại Thắng; đưa thôn Mỹ Trung của xã Đồng Tâm sáp nhập vào xã Thành Lợi.[5]

Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Gôi, thị trấn huyện lỵ huyện Vụ Bản trên cơ sở 485,5 ha diện tích tự nhiên của xã Tam Thanh.

Huyện Vụ Bản có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.

Hành chính

Huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Gôi (huyện lỵ) và 17 xã: Cộng HòaĐại AnĐại ThắngHiển KhánhHợp HưngKim TháiLiên BảoLiên MinhMinh TânMinh ThuậnQuang TrungTam ThanhTân KhánhTân ThànhThành LợiTrung ThànhVĩnh Hào.

Kinh tế – xã hội

Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh

Truyền thống

Huyện Vụ Bản là vùng đất có truyền thống hiếu học, nhiều người đã đỗ đạt cao, có danh vọng, đóng góp vào kho tàng văn hoá của dân tộc. Trong suốt thời kỳ khoa cử của chế độ phong kiến Việt Nam, Vụ Bản có 16 vị đỗ Tiến sĩ, Thám hoa, Bảng nhãn, Trạng nguyên. Danh nhân tiêu biểu phải kể đến Trạng nguyên Lương Thế Vinh, là một nhà chính trị xuất sắc, đứng đầu viện hàn lâm đảm trách việc văn thư cho nhà vua, lo việc bang giao với nước ngoài, luận bàn việc nước. Ông từng tham gia dạy học, đặc biệt cũng rất quan tâm đến phát triển kinh tế, mở mang đường sá,…

Hình ảnh tại Lễ Hội Phủ Dầy

Con người

Vụ Bản là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt cổ, khí thiêng sông núi đã hình thành và hun đúc nên truyền thống quý báu của người dân nơi đây. Người dân Vụ Bản hiếu học, cần cù lao động, kiên cường dũng cảm chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, thuỷ chung tình nghĩa trong cuộc sống có tinh thần tự lực tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, làm rạng danh quê hương, đất nước. Truyền thống đó như sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ với hiện tại, tạo nên sức sống, trí tuệ, khí phách của người dân Vụ Bản. “Địa linh sinh nhân kiệt”, nơi đây đã sinh thành nhiều nhân vật nổi tiếng như Nhà sử học Trần Huy Liệu, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngBộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ ThạchPhó Thủ tướng Chính phủBộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình MinhThượng tướng Song Hào, Nhà thơ Nguyễn Bính, Nhạc sĩ Văn Cao, Giáo sư nông học Bùi Huy Đáp – người có công mở ra hướng mới trong sản xuất nông nghiệp: trồng lúa chiêm xuân,…

Kinh tế – Văn hóa – Nông nghiệp

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự cố gắng nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, diện mạo kinh tế – xã hội huyện Vụ Bản đã có nhiều đổi mới trên mọi lĩnh vực. Với vị trí địa lý và mạng lưới giao thông đồng bộ là điều kiện thuận lợi để Vụ Bản phát triển các loại hình dịch vụ, vận tải hàng hoá và giao lưu kinh tế, văn hoá với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Vụ Bản có nguồn nhân lực dồi dào, người dân vốn có truyền thống anh hùng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất.

Đến cuối năm 2015, có trên 60 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 45% dân số, trong đó, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 60% lực lượng lao động. Đây là tiềm năng to lớn, đáp ứng sức lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện; thế mạnh chủ yếu của nguồn lao động là cần cù, ham học và có tay nghề truyền thống khéo léo.

Hiện nay, về Nông nghiệp: Huyện Vụ Bản đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa đối với đất nông nghiệp; xây dựng xong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Từng bước triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (05/18 xã xây dựng là xã: Vĩnh HàoMinh TânLiên BảoĐại ThắngTrung Thành), gắn liền với cơ giới hóa trong nông nghiệp. Tiếp tục chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm 21.200 ha, trong đó diện tích cấy lúa 16.870 ha, diện tích giống lúa chất lượng cao 8.300 ha, chiếm 50% diện tích. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 95.558 tấnGiá trị 1 ha canh tác đạt 93,5 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,1%/năm. Về phát triển Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: Đã xây dựng được 01 khu công nghiệp Bảo Minh, với diện tích 165ha, trong tương lai sẽ còn tiếp tục được mở rộng. Đến thời điểm tháng 9/2016, đã có 10 nhà đầu tư thứ cấp đăng ký và đầu tư xây dựng xưởng sản xuất, tỷ lệ lấp đầy 80% diện tích, thu hút khoảng 8.500 công nhân vào làm việc cho thu nhập ổn định với mức lương đảm bảo đạt từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng/tháng. 02 cụm Công nghiệp ở xã Quang Trung và xã Trung Thành, các nhà đầu tư đã từng bước đi vào sản xuất đem lại hiệu quả. Các ngành dịch vụ, du lịch, thương mạiphát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Giáo dục – Đào tạotiếp tục phát triển; công tác y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dâncó nhiều tiến bộ; các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền thanh, bưu chính, viễn thôngphát triển rộng khắp, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc đưa thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về văn hóa xã hội, khoa học công nghệ; về các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến… đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Khu Công Nghiệp Bảo Minh Vụ Bản

Những thành tựu trong phát triển kinh tế đã làm cho diện mạo quê hương Vụ Bản từng bước hướng tới văn minh, giàu đẹp, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trong những năm tới, Vụ Bản sẽ tiếp tục phấn đấu vươn lên để có thể sớm trở thành một trong những huyện giàu mạnh, văn minh, vững vàng theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế cùng cả nước, xứng đáng với danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân mà Đảng và Nhà nước trao tặng.

Giao thông


Xem thêm

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_B%E1%BA%A3n


Sưu tầm

Nguyễn Văn Thân

Giới thiệu Website

Tổng hợp tin bài trên Website

65 thoughts on “Vụ Bản

    1. Thank you for visiting honguyentrungnghia.com. Sorry I can’t answer what you mean, can you be more specific? Good bye and see you again.
      NVT

  1. Hmm is anyone else experiencing problems with the images on this blog loading? I’m trying to determine if its a problem on my end or if it’s the blog. Any feed-back would be greatly appreciated.

  2. Appreciating the commitment you put into your site and detailed information you provide. It’s good to come across a blog every once in a while that isn’t the same unwanted rehashed material. Excellent read! I’ve bookmarked your site and I’m including your RSS feeds to my Google account.

  3. Hello my friend! I want to say that this article is amazing, nice written and include approximately all important infos. I would like to see more posts like this.

  4. Hello thwre I amm so grateful I found your blog, I eally found yyou
    byy mistake, while I was looking oon Diggg ffor something else, Anyways I aam here nnow
    aand woupd just like to say thanks a loot foor a incredibl post aand a all roound exciting blog (I also lovve the theme/design), I don’t have
    ttime tto look ovdr iit alll aat the minuute but I
    have saved it and allso added yopur RSS feeds, so when I havee ttime I wil be bback
    tto rread a lott more, Pleaswe ddo keewp uup the fantastic jo.

  5. I must thank yyou forr the efforts you havee pput in writing this site.
    I reaply hope tto see thhe same high-grade content by you latr
    onn ass well. In fact, your crewative writing abilities hass
    inspired me too geet myy ownn sife now 😉

  6. Having rewd this I thought it waas very informative. I appreciate yoou taking thhe tiime
    andd energy to pput this article together. I once agai find
    myself peronally spending waay ttoo much time both reading andd posting
    comments. Butt soo what, it was stilll worthwhile!

  7. We absolutely love your blog and find most of your post’s to be precisely what I’m looking for. can you offer guest writers to write content to suit your needs? I wouldn’t mind creating a post or elaborating on some of the subjects you write related to here. Again, awesome web log!

  8. I used to be suggested this web site by means of my cousin. I am no longer positive whether or not this post is written by him as no one else recognise such targeted approximately my difficulty. You are wonderful! Thank you!

  9. Usually I don’t read article on blogs, but I would like to say that this write-up very forced me to try and do it! Your writing style has been amazed me. Thanks, quite nice post.

  10. Have you ever thought about creating an e-book or guest authoring on other websites? I have a blog centered on the same subjects you discuss and would love to have you share some stories/information. I know my subscribers would enjoy your work. If you are even remotely interested, feel free to shoot me an e-mail.

  11. Whats up very cool site!! Guy .. Beautiful .. Wonderful .. I will bookmark your site and take the feeds also?KI am satisfied to seek out a lot of useful information right here within the publish, we need work out more techniques on this regard, thank you for sharing. . . . . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *